Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 95 - 96)

4.2.1 .Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

4.2.2.Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

(1) Do năng lực quản lý và kinh doanh kém

Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ khi người quản lý kém năng lực, đưa ra các dự án kém chất lượng và không hiệu quả, làm tăng chi phí hoạt động cho doanh nghiệp, gây ra nhiều thiệt hại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Nguyên nhân là do khả năng quản lý của đơn vị kinh tế đó không theo kịp với tốc độ tăng trưởng gây ra quá tải trong điều hành, hoặc do tình hình thường xuyên thay đổi người điều hành ở một số doanh nghiệp.

(2) Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém

Thể hiện ở quy mô tài chính và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ so với vốn tự có cao, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án thấp... Theo quy định của BIDV thì đối với các dự án đầu tư đề nghị vay vốn thì ngoài vốn đề nghị vay, doanh nghiệp phải tham gia vốn dự có vào dự án tối thiểu là 30% tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, vốn tự có doanh nghiệp tham gia vào dự án nhỏ, có nghĩa là để hoạt động

được thì các doanh nghiệp này phải dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, và rủi ro của ngân hàng sẽ rất lớn.

(3) Do khách hàng cố tình gian lận

Một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các khách hàng vay vốn luôn đối phó với các ngân hàng thông qua việc cung cấp số liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Tính không minh bạch của các thông tin do khách hàng gian lận, cụ thể là: Gian lận liên quan đến các báo cáo tài chính, kế toán; gian lận liên quan đến TSĐB; gian lận liên quan đến việc ngụy tạo uy tín, lợi dụng quan hệ quen biết để vay tiền... Việc cố ý gian lận của khách hàng gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của người vay, có thể gây ra nhiều tổn thất cho ngân hàng nếu không phát hiện kịp thời những gian lận đó và giải quyết triệt để. Và như vậy nó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

(4) Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và không có thiện chí trả nợ

Một số doanh nghiệp vay vốn nhưng đã không sử dụng vốn đúng mục đích, mà dùng một phần hoặc thậm chí toàn bộ vốn vay cho những mục đích khác như mua sắm vật dụng, tiêu xài cá nhân... Điều này rất nguy hiểm vì như vậy khách hàng sẽ không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn gây ra nợ xấu cho chi nhánh. Có một số trường hợp, khách hàng sau khi kết thúc kỳ kinh doanh, thu được lợi nhuận nhưng cố tình không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng cho mục đích kinh doanh của mình gây nhiều khó khăn cho các nhân viên tín dụng của ngân hàng trong vấn đề quản lý nợ vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 95 - 96)