Thực trạng phân loại nợDNNQD tại BIDV Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 72 - 73)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ DNNQD 1.605 100,00 2.390 100,00 3.353 100,00 -Nợ đủ tiêu chuẩn 1.226 76,39 2.006 83,93 2.940 87,68 -Nợ cần chú ý 321 20,00 336 14,06 369 11,00

-Nợ dưới tiêu chuẩn 7 0,44 10 0,42 6 0,18

-Nợ nghi ngờ mất vốn 6 0,37 7 0,29 10 0,30

-Nợ có khả năng mất

vốn 45 2,80 31 1,30 28 0,84

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Nợ nhóm 2 tăng đồng thời với các rủi ro nợ xấu luôn tiềm ẩn và có khả năng chuyển thành các nhóm nợ cao hơn bất cứ lúc nào bởi nợ nhóm 2- Nợ cần chú ý với bản chất là các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn lần đầu và các khoản

nợ có thời gian quá hạn dưới 90 ngày nên tỷ lệ nợ nhóm 2 cao trong tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các rủi ro xảy ra trong tương lai gần. Tuy chưa được xếp vào nợ xấu nhưng với một tỷ lệ nợ nhóm 2 khá cao (năm 2014 nợ nhóm 2 DNNQD của Chi nhánh 321 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% tổng dư nợ, năm 2015 nợ nhóm 2 còn 336 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,06% và năm 2016 con số này là 369 tỷ đồng tương đương 11%) sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng tỷ lệ nợ xấu mỗi khi các khách hàng nợ nhóm 2 bị chuyển xuống nhóm nợ có nguy cơ rủi ro cao hơn.

Bên cạnh đó là sự giảm đáng kể lượng nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Nhìn tổng thể việc giảm dư nợ nhóm 5 là điều đáng mừng, nhưng để đánh giá được bản chất của việc này, cần đi sâu vào nguyên nhân giảm của các khoản nợ, trong đó có hai trường hợp xảy ra: Sự tăng nhóm nợ có mức độ rủi ro ít hơn và sự tăng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 72 - 73)