Cơ cấu tín dụngDNNQD của BIDV Bắc Ninh 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 64 - 72)

ĐVT: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 +/- % +/- % Tổng dư nợ DNNQD 1,605 2,390 3,353 785 48,91 963 40,29

1 Theo loại tiền

- Dư nợ VND 915 1,362 1,945 447 48,85 583 42,80 - Dư nợ ngoại tệ (quy đổi) 690 1,028 1,408 338 48,99 380 36,97 2 Theo thời hạn vay 1,605 2,390 3,336 785 48,91 946 39,58 - Dư nợ ngắn hạn 1,082 1,676 2,419 594 54,90 743 44,33 - Dư nợ trung dài hạn 523 714 917 191 36,52 203 28,43 3 Theo loại hình DN 1,605 2,390 3,336 785 48,91 946 39,58 - Công ty cổ phần 481 717 1,001 236 49,06 284 39,61 - Công ty TNHH 803 1,195 1,664 392 48,82 469 39,25 - Doanh nghiệp tư nhân 240 359 500 119 49,58 141 39,28 - Các loại hình DN khác 81 119 171 38 46,91 52 43,70

4

Theo quy mô doanh

nghiệp 1,605 2,390 3,353 785 48,91 963 40,29 - Doanh nghiệp lớn 995 1,219 1,241 224 22,51 22 1,80

- Doanh nghiệp vừa và

nhỏ 610 1,052 ,844 442 72,46 792 75,29

- Doanh nghiệp siêu

nhỏ - 119 268 - - 149 125,21 5 Theo TS đảm bảo 1,605 2,390 3,353 785 48,91 963 40,29 - Dư nợ vay có TSĐB 883 1,553 2,347 670 75,88 794 51,13 - Dư nợ không có TSĐB 722 836 1,006 114 15,79 170 20,33

Từ năm 2001, thực hiện đề án cơ cấu toàn bộ hoạt động tín dụng theo sự chỉ đạo của BIDV, BIDV Bắc Ninh không ngừng gia tăng tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh, giảm dần tỷ trọng dư nợ vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước và tỷ trọng dư nợ của các khách hàng lớn (do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lượng lớn và tiềm năng phát triển tốt); tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn để đảm bảo sự cân đối với nguồn vốn huy động; tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Thực hiện chủ trương trên, dư nợ tín dụng DNNQD tại BIDV luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh và có một cơ cấu tín dụng tương đối hợp lý.

a. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền:

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu tín dụng DNNQD theo loại tiền tệ

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Nhìn vào biểu đồ nhận thấy, giai đoạn 2014-2016, dư nợ cho vay DNNQD cả bằng ngoại tệ và Việt Nam đồng đều có xu hướng tăng dần, cụ thể:

Năm 2015, dư nợ cho vay bằng Việt nam đồng của chi nhánh là 1.362 tỷ đồng tăng lên 447 tỷ tương đương với 48,85% so với năm 2014. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ là 1.028 tỷ tăng lên 338 tỷ đồng tương đương với 48,99% so với năm 2014.

Năm 2016, dư nợ cho vay DNNQD bằng VNĐ của chi nhánh là 1.945 tỷ đồng tăng lên 583 tỷ đồng tương đương với 42,8% so với năm 2015. Dư nợ cho vay DNNQD bằng ngoại tệ là 1.408 tỷ tăng lên 380 tỷ đồng tương đương với

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

57% 57% 58%

43% 43% 42%

36,97% so với năm 2015.

Dư nợ cho vay DNNQD của chi nhánh tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên vẫn chưa sử dụng hết lượng vốn mà chi nhánh huy động được trong giai đoạn 2014-2016. Nguyên nhân là do giai đoạn 2014-2016 giá cả thị trường bất ổn ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp nên Ngân hàng còn khá thận trọng trong việc cấp tín dụng hàng sợ mất vốn cũng như các rủi ro tiềm ẩn nên rất cẩn trọng trong cho vay, khách hàng khó đáp ứng được với các điều kiện mà ngân hàng đưa ra.

b. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay:

Một trong những đặc điểm chung của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đó là có sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn thì dư nợ vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Bắc Ninh nói riền vẫn ở trong tình trạng đó. Với mục tiêu nhằm tạo sự cân bằng về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và dư nợ vay, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện chủ trương tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong thời gian qua Chi nhánh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh cho vay ngắn hạn nói chung và DNNQD nói riêng. Cụ thể:

Năm 2015, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của chi nhánh là 1.676,tỷ đồng tăng 594 tỷ đồng đương với 54,9% so với năm 2014. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 714 tỷ đồng tăng lên 191 tỷ đồng tương đương với 36,52% so với năm 2014.

Năm 2016, dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh là 2.419 tỷ đồng tăng lên 743 tỷ đồng tương đương với 44,33% so với năm 2015. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 917 tỷ tăng lên 203 tỷ đồng tương đương với 28,43% so với năm 2015.

Như vậy, ta thấy quy mô dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng lên, trong đó dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ trung dài hạn (67,4% năm 2014, 70,1% năm 2015, 72,5% năm 2016). Lý do các DNNQD chủ yếu sử dụng sản phẩm vay ngắn hạn nhằm cung ứng vốn lưu động trong kinh doanh như: mua nguyên vật liệu sản xuất, chi trả lương… với đặc điểm vòng quay thu hồi vốn nhanh.

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng DNNQD theo thời hạn vay

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016)

c. Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp

Biểu đồ 4.4. Dư nợ cho vay DNNQD theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Xét về đối tượng cho vay trong tổng dư nợ tín dụng DNNQD tại BIDV Bắc Ninh thì dư nợ đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn trong giai đoạn 2014-2016 luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân là 80% trong đó dư nợ loại hình công ty cổ phần chiếm 30%, công ty TNHH 50%. Nguyên nhân là do BIDV có một lượng lớn khách hàng truyền thống đã có quan hệ tín dụng với BIDV trên 20 năm đó là các công ty có tiền thân là doanh nghiệp vốn

,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

67,400% 70,100% 72,500%

32,600% 29,900% 27,500%

Dư nợ vayTDH Dư nợ vay ngắn hạn

50% 30%

15% 5%

Công ty TNHH Công ty cổ phần

100% nhà nước, sau khi nhà nước thoái vốn chuyển sang hình thức công ty cổ phần (vốn nhà nước chiếm <50%) như: Công ty cổ phần lắp máy Lilama 69-1, Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Ninh, Công ty cổ phần Thủy lợi 1, Công ty cổ phần phát triển nhà Bắc Ninh, Công ty cổ phần sữa Vinamilk….

Bên cạnh đó là do BIDV Bắc Ninh không ngừng gia tăng nền khách hàng doanh nghiệp trên cơ sở cung cấp các dịch vụ tiện ích ngân hàng trong đó bao gồm cả sản phẩm cho vay cho đối tượng các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ và thương mại dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Sơn mà đa phần các công ty này hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH: Công ty TNHH Flexcom Vina, Công ty TNHH Han young, Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi đặc khu Hope Việt Nam….Vì vậy cho nên dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu nằm ở loại hình Công ty TNHH.

d. Cơ cấu tín dụng theo quy mô doanh nghiệp

Tại BIDV Bắc Ninh, khách hàng doanh nghiệp được phân chia thành 03 nhóm chính theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp tại Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ: Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ. Đối với 03 đối tượng này áp dụng các chính sách tiếp thị, chính sách tín dụng, chính sách tài sản đảm bảo khác nhau.Tình hình dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy mô doanh nghiệp tại BIDV Bắc Ninh được thể hiện qua biểu đồ 4.5.

Biểu đồ 4.5. Dư nợ cho vay DNNQD theo quy mô doanh nghiệp

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) ,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 62,00% 51,00% 37,00% 38,00% 44,00% 55,00% ,00% 5,00% 8,00%

Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp lớn

Xét trong tổng dư nợ cho vay của các DNNQD tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016 có thể nhận thấy: Tỷ trọng dư nợ đối với các doanh nghiệp lớn đang giảm dần: Năm 2014 tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp lớn chiếm 60% tổng dư nợ cho vay DNNQD, đến năm 2015 là: 51%, nhưng đến năm 2016 con số này là 37%. Như vậy ta thấy sự giảm sụt đáng kể của dư nợ loại hình doanh nghiệp lớn trong thời gian 03 năm giai đoạn 2014-2016 vừa qua.

Cùng sự giảm cấu phần của dư nợ doanh nghiệp lớn là sự tăng lên đáng kể dư nợ của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp siêu nhỏ. Năm 2014 dư nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ chiếm 38% tổng dư nợ, tuy nhiên đến năm 2016 dư nợ của hai loại hình doanh nghiệp này đã chiếm 63% tổng dư nợ cho vay DNNQD tại BIDV Bắc Ninh. Điều này thể hiện trong những năm vừa qua chi nhánh đã luôn ưu tiên hỗ trợ tín dụng cho loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nó phù hợp với chính sách phát triển của tỉnh Bắc Ninh.

e) Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo

Biểu đồ 4.6. Dư nợ cho vay DNNQD theo tài sản đảm bảo

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Trong ba năm qua dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo đối với DNNQD tại BIDV Bắc Ninh đang có chiều hướng tăng mạnh, dư nợ có tài sản năm 2014 đạt:

,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

55,020% 64,980%

70,00%

44.98% 34,980%

30,00%

883,tỷ đồng chiếm 55,02% tổng dư nợ cho vay DNNQD, năm 2015 dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo 1.553, tỷ đồng (tương đương 64,98% tổng dư nợ DNNQD, năm 2016 con số này là 2.347 (chiếm 70% tổng dư nợ DNNQD. Như vậy, dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2015 tăng 670 tỷ đồng chiếm tức tăng 75,88% so với năm 2014, đến năm 2016 con số này tăng 794 tỷ đồng tương đương tăng 51,13% so với năm 2015.

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo tăng mạnh qua các năm 2014-2016: Từ 55,02% năm 2014, đến năm 2016 con số này là 70%. Như vậy, nghiệp vụ tín dụng đối với DNNQD của chi nhánh đang biến đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ lệ cho vay có đảm bảo và giảm dần tỷ lệ cho vay không có đảm bảo (hay chính là cho vay tín chấp). Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh đang đi theo hướng tương đối an toàn và chất lượng tín dụng đang được nâng cao. Nguyên nhân là do chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện hồ sơ tài sản đảm bảo, tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo trên dư nợ vay theo lộ trình, lựa chọn và thẩm định tài sản đảm bảo theo quy trình nghiêm ngặt. Hơn nữa, trong giai đoạn thị trường tiền tệ vẫn còn biến động, chưa đi vào ổn định hẳn như hiện nay thì việc ngân hàng lựa chọn hình thức cấp tín dụng có tài sản đảm bảo là điều dễ hiểu vì nó giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh an toàn hơn. Ngân hàng có thể xử lý TSĐB khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng vì đó là những tài sản hữu hình, có giá trị và có khả năng thanh khoản tương đối cao.

Mặc dù vậy, nhưng xét về loại tài sản đảm bảo thì tài sản đảm bảo có tính thanh khoản thấp, nguyên nhân là do tài sản đảm bảo nợ vay của các DNNQD tại BIDV Bắc Ninh 60% là máy móc thiết bị, xe cơ giới, máy công trình. Các tài sản đảm bảo này có tính pháp lý không cao, khó khăn trong việc quản lý, giá trị giảm sút nhanh, và quan trọng nhất là khó khăn trong việc phát mại. Hơn nữa quá trình theo dõi, giám sát tài sản thế chấp là máy móc thiết bị gặp rất nhiều khó khăn do chúng là một dây chuyền gồm nhiều bộ phận có thể tách rời, di chuyển và có giá trị khi tách rời nên khả năng mất mát tài sản thế chấp cao.

Tóm lại, về cơ cấu cho vay, ngoài việc đáp ứng kịp thời vốn ngắn hạn cho các DNNQD, chi nhánh đã nỗ lực trong việc mở rộng cho vay trung dài hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng qua các năm. Việc này đã giúp nhiều DNNQD có điều kiện mua sắm thiết bị máy móc, đầu tư sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh của

doanh nghiệp trên thị trường. Nhờ đó mà chất lượng cho vay cũng được nâng cao hơn.

Tuy nhiên, mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, nếu không sớm được điều chỉnh thì sẽ có nguy cơ dẫn đến rủi ro, thể hiện:

Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ, theo thời hạn vay chưa phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động. Trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là Việt Nam đồng và ngắn hạn thì dư nợ cho vay trung dài hạn lại chiếm tỷ trọng quá cao nên Chi nhánh đã phải sử dụng một lượng lớn nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng thanh khoản.

Tỷ lệ dư nợ cho vay của 05 khách hàng lớn trong tổng dư nợ cho vay DNNQD của Chi nhánh còn quá lớn: 62 % năm 2014; 51% năm 2015 và còn 37% năm 2016. Như vậy việc phụ thuộc quá lớn vào một số khách hàng cụ thể mang lại bất lợi cho Chi nhánh. Mỗi khi có sự biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng này làm thay đổi nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ…cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về nhu cầu vay vốn, chất lượng tín dụng của DNNQD nói riêng và Chi nhánh nói chung. Đặc biệt là trong trường hợp các khách hàng lớn này gặp khó khăn, mất khả năng trả nợ thì việc xử lý các khoản nợ này là rất khó, thậm chí còn ngoài khả năng xử lý của Chi nhánh.

4.1.2. Mức độ an toàn về hoạt động tín dụng DNNQD của Ngân hàng

4.1.2.1. Phân loại nợ

Phân loại nhóm nợ tức là phân chia các khoản nợ vay theo từng nhóm tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ để từ đó ngân hàng có sự “ứng xử” thích hợp tương ứng với từng khách hàng, từng khoản nợ vay. Vì vậy có thể nói phân loại nợ là một trong những công cụ quan trọng nhất để đo lường chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại. Để thực hiện phân loại nợ đối với khách hàng của mình, dựa trên quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thường xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng của mình. BIDV cũng vậy. Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách khách hàng của BIDV Bắc Ninh cũng thực hiện theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách khách hàng chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

hàng tổ chức kinh tế nói chung và DNNQD nói riêng dựa trên hai nhóm chỉ tiêu chính là nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Trên cơ sở tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 64 - 72)