.Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNQD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 78 - 83)

ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % 1 Dư nợ DNNQD 1.605 2.390 3.353 785 48,91 963 40,23 2 Tổng lợi nhuận 36,6 47,1 60,8 10,5 28,69 13,7 29,09 3 Lợi nhuận DNNQD 27,45 37,68 48,6 10,23 37,27 10,92 28,98 4 Lợi nhuận DNNQD/ Dư nợ DNNQD(3/1)% 1,71 1,57 1,45 5 Tỷ lệ lợi nhuận DNNQD/ Tổng lợi nhuận(3/2)% 75,00 80,00 79,93

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016)

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng khác

Lợi nhuận từ tín dụng DNNQD

Lợi nhuận từ dịch vụ

Biểu đồ 4.8. Cơ cấu lợi nhuận của BIDV Bắc Ninh năm 2014-2016

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) 75% 25% 5% Năm 2014 80% 15% 5% Năm 2015 80% 14%6% Năm 2016

Đối với các ngân hàng thương mại lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà họ hướng tới. Trong khi đó tại BIDV, lợi nhuận đem lại chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Vì thế, ngoài những chỉ tiêu đã nêu trên, để đánh giá chất lượng cho vay còn có thể xem xét đến mức sinh lời của đồng vốn khi cấp tín dụng đối với DNNQD.

Từ bảng 4.8 và biểu đồ 4.8 cho thấy cùng với sự tăng lên của dư nợ DNNQD thì lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng với đối tượng khách hàng DNNQD cũng tăng theo, tuy nhiên tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này không đồng đều. Trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DNNQD tăng lần lượt qua các năm 2014-2016 lần lượt là 48,91% và 40,23% thì tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng này lần lượt là 37,27% và 28,98%.

Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận nói chung và tỷ lệ lợi nhuận của DNNQD trên tổng lợi nhuận là thấp. Do vậy, Chi nhánh đã đang và sẽ tập trung tăng cường chất lượng cho vay DNNQD để từng bước nâng cao hiệu quả tín dụng, cũng như tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Vì thế, vấn đề cần đặt ra là phải tìm biện pháp để ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh với các DNNQD sao cho vừa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng vừa mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.

4.1.4. Năng lực quản lý hoạt động tín dụng DNNQD của Ngân hàng

4.1.4.1. Quy trình tín dụng của Ngân hàng

Hiện nay, quy trình cấp tín dụng đối với DNNQD được áp dụng chung như đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp khác và BIDV quy định chung cho toàn hệ thống thực hiện. Đó là quy trình tín dụng gồm 5 bước theo tiêu chuẩn ISO 9001, quá trình gồm có: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay; Thẩm định các điều kiện tín dụng; Xét duyệt cho vay; Ký các hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồng tín dụng; Giải ngân; Giám sát, thu nợ và xử lý phát sinh.

Trong quy trình này quy định thời gian không quá 10 ngày kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ của khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng rất linh hoạt trong quá trình này. Để có thể rút ngắn được thời gian cho vay nhiều khi cán bộ ngân hàng có thể thẩm định luôn các điều kiện tín dụng để xem có nên cho khách hàng vay vốn hay không trong khi chờ đợi khách hàng hoàn chỉnh bộ hồ sơ xin vay vốn. Từ đó nếu khách hàng có đủ điều kiện vay vốn thì có thể được xét duyệt vay trong khoảng thời gian từ 3- 4 ngày.

Có thể thấy, BIDV đã quy định thống nhất trình tự các bước cần thực hiện trong quá trình xét duyệt cho vay và quy trình này được đánh giá là một quy trình cho vay hiện đại, đơn giản và hợp lý, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí, lại vừa đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

*Về các hình thức cấp tín dụng:

Cùng với sự phát triển sôi động của các DNNQD trên địa bàn tỉnh, BIDV Bắc Ninh ngày càng đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng đối với các DNNQD như: Cho vay theo hạn mức, cho vay theo món, cho vay theo dự án, cấp bảo lãnh, mở LC…Trong đó phần lớn các khoản cấp tín dụng đối với loại hình DNNQD là cấp tín dụng theo hạn mức ( chiếm 68%). Nhìn chung, các hình thức cấp tín dụng này đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và các DNNQD nói riêng.

4.1.4.2.Chính sách tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dùng để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Chính sách cấp tín dụng đối với DNNQD tại BIDV Bắc Ninh thực hiện chung đối với chính sách cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế đang vay vốn tại BIDV Bắc Ninh và được ban hành bởi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trước đây, hầu hết các NHTM đều xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định tại điều 6 – Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của mình. Với cách phân loại nợ này thì ngân hàng chỉ nhìn vào một khoản vay và nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì khách hàng đó được đánh giá là tốt. Nếu khách hàng được gia hạn nợ hoặc cán bộ tín dụng để khách hàng đảo nợ thì không bị xếp vào nợ xấu. Như vậy, khách hàng sẽ có thêm thời gian trả nợ, còn ngân hàng thì sẽ phải trích lập DPRR tín dụng ít hơn, do đó, có nhiều vốn để quay vòng hơn. Việc phân loại nợ ở đây chủ yếu dựa vào thời hạn, thiếu hẳn sự đánh giá kết hợp các yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến

việc phân loại nợ không phản ánh đúng thực chất khoản nợ.

Biểu đồ 4.10. Quy trình xếp hạng khách hàng tổ chức kinh tế

Với mục tiêu xây dựng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính đa năng, áp dụng thông lệ quốc tế tốt nhất vào hoạt động ngân hàng để nâng cao hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận, kiểm soát được rủi, ngày 20/10/2006, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ra Quyết định số 8598/QĐ-BNC ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để làm cơ sở cho việc phân loại khách hàng và từ đó ban hành chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Hệ thống tín dụng nội bộ này được xây dựng trên cơ sở phân loại nợ theo Điều 7- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước: Phân

QUY MÔ TỔNG ĐIỂM Xếp hạng đơn lẻ Xếp hạng hỗ trợ XẾP HẠNG CUỐI CÙNG Dấu hiệu cảnh báo sớm Hỗ trợ từ công ty mẹ, chính phủ Điều chỉnh bên ngoài Điểm tài chính Biến tài chính 1 Biến tài chính n …… Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Điểm định tính Biến định tính 1 …… Biến đính tính m Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng KHÁCH HÀNG NGÀNH NGHỀ

loại nợ ngoài việc dựa vào thời hạn nợ còn xét đến các yếu tố định tính với việc đánh giá 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính, bao gồm nhiều yếu tố đan xen, phản ánh toàn diện về các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp và quan hệ với ngân hàng trong một thời gian dài nên kết quả chấm điểm chặt chẽ, logic, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể theo minh họa trong hình dưới:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 78 - 83)