Dư nợ chovay DNNQD giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 62 - 64)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Tổng dư nợ cho vay 1.915 100,00 2.676 100,00 3.602 100,00 761 39,74 926 34,60 1. Dư nợ DNNQD 1.605 83,81 2.390 89,31 3.353 93,09 785 48,91 963 40,29 2. Dư nợ khác 309 16,19 286 110,69 249 6,91 -37 -7,74 -37 -12,94 Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Thông qua số liệu ở Bảng 4.3 cho thấy: Dư nợ cho vay DNNQD có xu hướng tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng.

Xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNNQD luôn ở mức cao qua các năm. Năm 2015, dư nợ tín dụng với DNNQD tăng 48,91% so với năm 2014, mức tăng tuyệt đối là 785 tỷ đồng. Đến năm 2016, dư nợ tín dụng với DNNQD tăng 40,29% so với năm 2015, mức tăng tuyệt đối là 963 tỷ đồng. Nguyên nhân dư nợ tín dụng với DNNQD luôn ở

mức cao là do chính sách mở rộng tín dụng với đối tượng DNNQD trên địa bàn tỉnh của BIDV Bắc Ninh.

Xét về tỷ trọng dư nợ DNNQD trong tổng số dư nợ tín dụng của BIDV Bắc Ninh qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng dư nợ DNNQD tại BIDV Bắc Ninh

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Năm 2014, dư nợ cho vay DNNQD là 1.605 tỷ đồng chiếm 84% tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh. Năm 2015, dư nợ cho vay DNNQD là 2.390 tỷ đồng tương ứng với 89% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay đối với DNNQD năm 2016 đạt 3.353 tỷ đồng chiếm 93% tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh.

Qua phân tích nhận thấy doanh số cho vay đối với DNNQD đều tăng liên tục trong ba năm 2014-2016. Dư nợ cho vay DNNQD trên tổng dư nợ chiếm tỷ trọng ngày càng cao từ 84% (2014), 89% (2015) đến 93% (2016). Điều này cho thấy sự cố gắng của Ngân hàng trong công tác tiếp thị, sự linh hoạt trong hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó với sự tăng lên của dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNNQD tại chi nhánh lại giảm dần. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã làm khá tốt việc phát triển đi đôi với kiểm soát rủi ro trên cơ sở tìm kiếm những doanh nghiệp mới có nhu cầu về vốn và các biện pháp hiệu quả để thu hút DNNQD đến với ngân hàng đồng thời tăng cường mở rộng cho vay DNNQD có tình hình tài chính lành mạnh, làm ăn có hiệu quả. Như vậy, xét về quy mô tín dụng thì cho vay DNNQD tại BIDV luôn ở mức trên 84% tổng dư nợ tín dụng toàn chi nhánh. Chính vì vậy,

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

16% 11%

7%

84% 89%

93% DN khác

việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay DNNQD tại BIDV Bắc Ninh là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV Bắc Ninh.

4.1.1.2. Cơ cấu tín dụng DNNQD

Cơ cấu tín dụng cũng có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng bởi vì: một cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và định hướng phát triển tín dụng của ngành sẽ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển một cách an toàn – hiệu quả và bền vững, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 62 - 64)