Vai trò của chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 28 - 30)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.2. Vai trò của chất lượng tín dụng

 Đối với nền kinh tế

Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng cho ta thấy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế, nhất là nền kinh tế thị trường như hiện nay. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển và trở thành một phương tiện giao dịch không thể thiếu trong nền kinh tế. Trong điều kiện đó, nâng cao chất lượng tín dụng có vai trò to lớn vì:

Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng để đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012). Điều đó thể hiện qua việc tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư phát triển.Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.

Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần tăng vòng quay vốn tín dụng, huy động tối đa lượng tiền nhàn rỗi hay nói cách khác là giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế.

Tín dụng là một trong những công cụ đắc lực của Nhà nước để thực hiện các chủ trương về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, lĩnh vực. Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng sẽ đảm bảo cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng, ổn định và phát triển kinh tế (Học viện Ngân hàng, 2004).

Tín dụng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế “mở”, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng sẽ đảm bảo cho sự quan hệ gắn bó giao thương quốc tế (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012).

Nâng cao chất lượng tín dụng yêu cầu các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tín dụng phải quan tâm đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. Như vậy nâng cao chất lượng tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn tín dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.

 Đối với ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi và phải trả chi phí cho các khoản tiền này, ngoài ra còn các khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí trả lương..vì vậy, cần phải có nguồn thu để bù đắp cho các khoản chi phí trên, và đó chính là nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Hơn nữa với thực trạng của các NHTM hiện nay, tín dụng là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng thương mại nên nghiệp vụ tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đảm bảo cho nguồn thu từ hoạt động này. Vì vậy, có thể nói vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại đặt lên hàng đầu.

Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng (Nguyễn Thị Mùi, 2003).

Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lợi của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trê, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó cải thiện được tình hình tài chính của Ngân hàng, tạo thế cho Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh (Chu Đức Hùng, 2013).

vì chất lượng tín dụng cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng:

Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng đòi hỏi phải có vốn để hoạt động. Vốn đó bao gồm vốn cố định để để đầu tư cơ sở vật chất và vốn lưu động để tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh nguồn vốn tự có, các doanh nghiệp phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau mà chủ yếu là vốn vay từ các tổ chức tài chính. Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp: Đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp được diễn ra liên tục, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)