Yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 32 - 36)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoà

quốc doanh của Ngân hàng thương mại

2.1.4.1. Các yếu tố từ phía Ngân hàng

Các ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tài chính huy động vốn nhàn rỗi để cho vay trong nền kinh tế. Vì vậy, có rất nhiều nhân tố chủ quan do ngân hàng có ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của ngân hàng. Trong đó phải kể đến các nhân tố chính sau:

Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Bất cứ ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng cao đều phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng, của thị trường.

Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ các bộ phận liên quan và lãnh đạo ngân hàng. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ là tiền đề của một món vay có chất lượng.

Kiểm soát nội bộ: Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong quy chế tín dụng cũng như quy trình tín dụng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.

Tổ chức nhân sự: Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng không loại trừ khỏi hoạt động của một ngân hàng. Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, bởi lẽ nếu người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

Thông tin tín dụng: Hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng là hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: Trang thiết bị tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý ngân hàng kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin hiện nay các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó có quyết định tín dụng đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện nhanh chóng và chính xác.

2.1.4.2. Các yếu tố thuộc về DNNQD

Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Có nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau để đánh giá tình hình tài chính, khả năng độc lập tài chính của khách hàng như nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn, nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận. Ngoài ra khi xem xét về tình hình tài chính ngân hàng còn quan tâm đến luồng tiền vào, luồng tiền ra, dự trữ ngân quỹ ... Khả năng tài chính tốt là điều kiện để khách hàng có thể tự chủ và mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và đem lại lợi nhuận lớn, hoạt động tốt là điều kiện để khách hàng trả nợ cho ngân hàng.

Trình độ quản lý của DNNQD: Đây là khả năng thích nghi, linh hoạt của bộ máy quản lý của DNNQD trước những biến động của nền kinh tế. Năng lực quản lý tốt tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, trả được vốn gốc và lãi ngân hàng. Năng lực quản lý yếu kém sẽ dẫn đến lãng phí các nguồn lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp do vốn bị thất thoát, gây hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng.

Công tác kế toán tại DNNQD: Các báo cáo tài chính là một tư liệu quan trọng để ngân hàng xem xét và đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng như theo dõi quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu báo cáo tài chính không phản ánh được trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp thì NHTM khó đánh giá chính xác được doanh nghiệp để ra quyết định cho vay.

Mục đích sử dụng vốn vay của DNNQD: Để vay vốn ngân hàng thì các doanh nghiệp phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích. Nếu sử dụng vốn không đúng mục đích sẽ gây thất thoát, hiệu quả sử dụng vốn thấp, giảm chất lượng tín dụng của khoản vay.

Đạo đức kinh doanh của DNNQD: Trong quy trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng có thể gây nên. Đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng của quy trình thẩm định. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của doanh nghiệp có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,…Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng. Uy tín của doanh nghiệp được xem xét dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và ngân hàng. Uy tín được khẳng định và kiểm nghiệm qua thời gian càng dài càng chính xác.

2.1.4.3.Các yếu tố khác

Bên cạnh các yếu tố từ phía chủ quan của ngân hàng, các yếu tố nội tại của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, còn có rất nhiều các yếu tố tố khách quan khác ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNNQD của ngân hàng

thương mại. Đó phải kể đến các yếu tố sau:

Môi trường chính trị: Môi trường chính trị đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Môi trường chính trị có ổn định thì các doanh nghiệp mới an tâm bỏ vốn vào thị trường, mở rộng đầu tư. Từ đó sẽ phát sinh nhu cầu vay vốn, và tín dụng ngân hàng chính là nguồn tài trợ vốn có hiệu quả. Ngược lại, nếu chính trị bất ổn thì nhu cầu tín dụng sẽ giảm làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, chính sách kinh tế của nhà nước ưu tiên hay hạn chế sự phát triển một ngành nghề nào đó nhằm đảm bảo sự cân đối cho nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Môi trường kinh tế:Hoạt động ngân hàng rất dễ nhạy cảm với mỗi sự thay đổi tốt hay xấu của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng cũng có xu hướng tăng trưởng theo và ngược lại. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các NHTM không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường nước ngoài. Các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh tế là chu kì kinh tế, tốc độ lạm phát, mức độ ổn định của giá cả, lãi suất, tình trạng thất nghiệp. Những nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định đi lên sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các DNNQD mở rộng sản xuất, kích thích nhu cầu tín dụng. Sản xuất phát triển là cơ hội để các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng các khoản vay, thu hồi nợ được thuận lợi. Còn nền kinh tế suy thoái, chậm phát triển thì tín dụng ngân hàng cũng theo chiều hướng đó.

Môi trường pháp lý: Một hệ thống pháp lý đồng bộ, thống nhất sẽ tạo ra một hành lang vững chắc, giúp cho hoạt động của các ngân hàng được diễn ra thuận lợi và có hiệu quả. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai phía, chất lượng tín dụng được đảm bảo và quy mô tín dụng có môi trường mở rộng. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ rất nhạy cảm. Khi có tranh chấp xảy ra, cơ sở pháp lý sẽ giúp ngân hàng giải quyết tốt mọi tranh chấp, giữ ổn định hoạt động kinh doanh.

Môi trường tự nhiên xã hội:Đặc trưng của tín dụng ngân hàng là tín dụng được thực hiện dựa trên cơ sở lòng tin. Sự tín nhiệm chính là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp do những nguyên nhân

bất khả kháng làm cho cam kết tín dụng không thể thực hiện được. Đó là do các hiện tượng tự nhiên như: thiên tai, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn... mà không phải lúc nào con người cũng lường trước được. Nguyên nhân này là do khách quan, làm giảm chất lượng tín dụng, ảnh hưởng tới cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với DNNQD của ngân hàng nêu trên, tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của ngân hàng và khách hàng. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một tổng thể. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các DNNQD cũng như ngân hàng phải nghiên cứu về các nhân tố này để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)