Bảng 4 .3 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường đất
Bảng 4.13 Quản lý chất thải trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Phù Yên
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng số gia súc con 115.170 116.200 111.337
2 Tổng số gia cầm con 701.000 705.000 627.817
3 Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có
hầm biogas % 15,00 19,00 21,00
4 Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi gia súc tập
trung có hầm biogas % 22,00 25,00 30,00
5 Lượng thải phát sinh Tấn/
ngày 520,3 524,6 493,7
6 Tỷ lệ chất thải được thu gom, xử
lý % 70,00 74,00 85,00
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018)
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều biện pháp xử lý kỹ thuật khác nhau đã được áp dụng nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến trường do ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi như là Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas, đây là phương pháp xử lý phổ biến nhất. Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có hầm biogas cũng được tăng lên qua các năm, 15% năm 2015 lên đến 21% năm 2017. Biện pháp xử lý tiếp theo đã và đang được triển khai ở huyện như xử lý bằng chế phẩm sinh học gồm có men vi sinh và đệm lót sinh học, xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ. Ngoài ra, năm 2016, Hội Nông dân huyện Phù Yên đã triển khai dự án “Di rời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở, xa khu dân cư” với 20 hộ dân được
hưởng lợi, dự án đã giúp bà con thay đổi thói quen, hành vi, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
4.2.3.3. Công tác quản lý chất thải sinh hoạt
Tại huyện Phù Yên, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và sự gia tăng dân số không ngừng đã khiến cho rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, làm cho môi trường sống bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện:
- Rác từ các hộ dân: Phát sinh từ 24.650 hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Yên, thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ như rau, củ quả, thực phẩm,..và các chất vô cơ như túi nilon, kim loại, thủy tinh,... ngoài ra còn có rác thải độc hại như pin, bơm kim tiêm y tế đã qua sử dụng. Lượng rác sinh hoạt từ các hộ dân trên địa bàn huyện chiếm một lượng lớn so với các nguồn thải khác đặc biệt là tập trung ở khuc vực thị trấn huyện Phù Yên và có xu hướng ngày càng tăng theo số dân và theo sự phát triển kinh tế.
- Rác từ chợ: Nguồn này phát sinh một lượng rác khá lớn từ các hoạt động mua bán, chuyên chở, bảo quản,... thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như rau, củ, quả hư hỏng, nilon, vỏ bao bánh kẹo,...
Trên địa bàn huyện Phù Yên có 6 chợ lớn nhỏ, trong đó có 1 chợ trung tâm là chợ Trung tâm thị trấn Phù Yên, 05 chợ quy mô xã đó là chợ Ngã ba Hòa Phượng, chợ xã Gia Phù, chợ Mường Cơi, chợ Huy Bắc, chợ Vạn Yên (xã Tân Phong). Ngoài ra còn có một số chợ phiên tại các xã thường họp trong những ngày lễ, tết, hay thứ bảy, chủ nhật như: chợ bản Pa,...
Thị trấn Phù Yên là khu vực trung tâm của hoạt động giao thương buôn bán nên lượng rác sinh hoạt phát thải từ chợ Trung tâm thị trấn là lớn nhất (1,4 tấn/ngày), lượng rác phát sinh từ chợ Trung tâm thị trấn lớn gấp 4,5 đến 7,8 lần lượng rác của các khu vực chợ khác. Có 03 chợ: Chợ Trung tâm thị trấn, chợ Ngã ba Hòa Phượng và chợ Huy Bắc thuộc đội quản lý môi trường đô thị huyện Phù Yên tổ chức thu gom. Có 02 chợ: Chợ xã Gia Phù, chợ xã Mường Cơi thuê dịch vụ VSMT thu gom. Chợ Vạn Yên người dân ở đây tự thu gom và xử lý bằng biện pháp đốt. Đối với chợ Trung tâm thị trấn, việc thu gom chất thải rắn phát sinh và vận chuyển, xử lý chưa thật triệt để nhưng tỷ lệ thu gom tương đối cao một phần do ý thức của các hộ kinh doanh, một phần do điều kiện làm việc của công nhân thu gom nên tỷ lệ thu gom rác hàng ngày tương đối lớn, khoảng 90-95% lượng
rác phát sinh tại các gian hàng. Ngoài ra vẫn còn một phần nhỏ người dân chưa nhận thức thật đầy đủ nên vẫn còn hiện tượng đổ thải bừa bãi trong và ngoài khu vực chợ, gây khó khăn cho việc thu gom của công nhân vệ sinh môi trường. Ngoài các chợ chính, tại mỗi xã vùng sâu, vùng xa còn có các chợ cóc, chợ phiên nhỏ lẻ khác, các chợ này thường tập trung ven dọc sông Đà. Có thể thấy, nguồn chất thải rắn từ các chợ là một trong những nguồn phát sinh lớn. Ngoài những chợ đã được thu gom, đối với những khu vực chưa được thu gom như nơi có chợ phiên, chợ cóc sau mỗi lần họp chợ, chính quyền xã, bản cần phải có những biện pháp tuyên truyền người dân thu gom và xử lý rác thải hợp vệ sinh, tránh hiện tượng người dân vứt bừa bãi ra nguồn nước ao, hồ, sông, suối, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước mặt.
- Rác từ các nguồn khác như từ các cơ quan, 86 trường học trường học, 60 cơ quan, khu vực thương mại, rác đường phố: Trong công tác thu gom, xử lý rác thải, Uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn duy trì các hoạt động về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và phun chế phẩm xử lý rác thải tại bãi rác tập trung của huyện, hiện nay trên địa bàn huyện Phù Yên đã có tổng số 05 xã, 01 thị trấn đã được thu gom rác thải sinh hoạt, vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải tập trung để xử lý; Kế hoạch trong những năm tiếp theo huyện Phù Yên đề nghị các cơ quan cấp trên đưa thêm 04 xã trên địa bàn vào danh mục về vị trí, địa điểm và các xã ngoài đô thị cần thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.
- Rác từ khu vực sinh hoạt của cụm công nghiệp: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà ăn của công nhân và khu văn phòng làm việc. Tại các cụm công nghiệp, công nhân chỉ ăn 1 hoặc 2 bữa/ngày, vì vậy chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ khu vực nhà bếp, căn tin. Khối lượng phát sinh chất thải rắn khoảng 0,2 kg/người/ngày.
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm hai thành phần chủ yếu: chất thải khó phân huỷ (nilon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng...) và chất thải hữu cơ (phế thải từ các nhà ăn, thức ăn thừa, giấy phế liệu từ các văn phòng v.v...). Các loại chất thải này phát sinh từ các khu điều hành, khu đa chức năng và từ các nhà máy.
Đối với chất thải rắn sinh hoạt tại một số nhà máy trong KCN như nhà máy may, Công ty TNHH May Phù Yên đã hợp đồng với HTX Nuôi trồng và chế biến nấm Mường Tấc để bốc,vận chuyển chất thải ra bãi xử lý rác đảm bảo
đúng quy trình công nghệ. Các chất thải này nếu không được thu gom xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng: ô nhiễm môi trường không khí do sự phân huỷ của các rác thải hữu cơ tạo ra khí NH3+, CO2..., ô nhiễm nước, đất do nước mưa chảy tràn sẽ kéo theo chất hữu cơ, chất thải không phân huỷ, cặn.
Bảng 4.14. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phù Yên
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị
phát sinh Tấn/ngày 6 6 7
2 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khu
dân cư nông thôn phát sinh Tấn/ngày 4 5 8 3 Số lượng khu xử lý, điểm, bãi chôn lấp
chất thải rắn tập trung Số lượng 1 1 1 4 Tổng lượng chất thải rắn tiếp nhận trong
các bãi chôn lấp. Tấn/ngày 10 11 15
5 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô
thị được thu gom Tấn, % 4; 75 6; 86 8; 96 6 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt
nông thôn được thu gom Tấn, % 3; 50 4; 86 9; 70 7 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử
lý đạt quy chuẩn môi trường % 60,00 60,00 60,00 8 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt khu dân cư nông
thôn được xử lý đạt quy chuẩn môi trường % 50,00 50,00 50,00 9 Tỷ lệ hộ gia đình đô thị phân loại rác thải
tại nguồn % 60,00 60,00 70,00
10 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn phân loại rác
thải tại nguồn % 43,00 43,00 45,00
11 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình
vệ sinh đạt yêu cầu % 60,00 62,00 67,00 12 Số lượng, tỷ lệ chợ dân sinh được thu
gom chất thải rắn % 95,00 100,00 100,00 Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018)
Các điểm tập kết rác thải chính ở khu vực huyện đều nằm ven đường quốc lộ 37, các ngã ba, cổng chợ có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho công tác tập kết và vận chuyển rác thải ra khỏi khu dân cư, bệnh viện, xí
nghiệp. Theo kết quả điều tra, hiện tại trên địa bàn huyện Phù Yên có 6 điểm chính tập kết rác thải.