Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 34 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số địa phương

2.2.2.1. Tại thành phố Đà Nẵng

Về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường: Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan

chuyên môn đẩy mạnh công tác xây dựng, ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm quản lý môi trường ở các cấp, các ngành, và trách nhiệm của cộng đồng trong việc xây dựng Thành phố có môi trường xanh - sạch - đẹp. Tăng cường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các cấp, phối hợp với các đơn vị, tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật BVMT 2014 cho các tổ chức, cá nhân. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường thành phố Đà Nẵng đã được tập trung kiện toàn. Lực lượng cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường được phân bổ cho Sở Tài nguyên và Môi trường, các Ban quản lý, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

Về công tác tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM được quan tâm thực hiện, đảm bảo đúng trình tự, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 70/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định báo cáo ĐTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tính đến hết năm 2015, Thành phố đã có 575 dự án, cơ sở được phê duyệt báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, tỷ lệ kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của báo cáo ĐTM của các Dự án còn thấp, đạt khoảng 20%.

Về công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải: Công tác thu gom, xử lý nước thải công nghiệp hiện nay, Thành phố có 06/06 hệ thống xử lý nước thải tập trung, tổng công suất khoảng 15.250 m3/ngày. đêm; đã cắt giảm hơn 9.000 m3

nước thải mỗi ngày thải trực tiếp ra môi trường so với trước đây. Đã có 02/06 khu công nghiệp (KCN Liên Chiểu và Hòa Cầm) lắp đặt thiết bị quan trắc tự động; 02 KCN (KCN Hòa Khánh và Đà Nẵng) đang đầu tư lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động. Tuy nhiên, chưa có KCN nào có kết nối dữ liệu online đến cơ quan quản lý cấp địa phương.

Về công tác xử lý chất thải, Thành phố bố trí quỹ đất cho 02 bãi rác (cũ và mới), 09 trạm trung chuyển rác trong có 06 trạm đang hoạt động, 04 khu vực được bố trí rửa thùng phục vụ thu gom theo giờ và tập kết chất thải xây dựng (trung bình 1.000 m2/khu vực). Hoạt động thu gom rác thải cũng được nâng cao hiệu quả, trên 41 tuyến đường chính của Thành phố đã triển khai Đề án thu gom rác thải theo giờ; đặt thùng rác 24/24 giờ/ngày và thu gom theo giờ trong 6/24 giờ.

Công tác xử lý nước thải đô thị được UBND thành phố Đà Nẵng quan tâm triển khai thực hiện. Hoạt động giám sát chất lượng môi trường của Thành phố cũng triển khai thực hiện, phục vụ kịp thời công tác quản lý, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường. Chương trình quan trắc môi trường tổng hợp trên địa bàn với 47 điểm quan trắc, tần suất quan trắc 6 lần/năm. Ngoài ra, đã thu thập, quản lý dữ liệu quan trắc tại các hệ thống xử lý nước thải tập trung đô thị và công nghiệp.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường: Công tác thanh tra, kiểm tra được UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các KCN và Chế xuất, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49), Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện thực hiện. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã xử lý các hành vi vi phạm, chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở vi phạm, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra đã có sự phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Công an Thành phố và Tổ liên ngành kiểm tra công tác BVMT tại các cơ sở khai thác khoáng sản, theo phản ánh cử tri.

Về chỉ đạo, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo triển khai xử lý. Đến nay đã có 18/19 cơ sở đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để hoặc đã di dời, chuyển đổi ngành nghề hay ngừng hoạt động, đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, chỉ còn Khu chất độc hóa học Dioxin phía Bắc Sân bay Đà Nẵng đang được Bộ Quốc phòng triển khai xử lý. Theo Quyết định số 1788/2013/QĐ- TTg ngày 01/10/2013 của Thủ thướng Chính phủ, Thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo triển khai thực hiện về cơ bản đảm bảo tiến độ. Có 04 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để có thời hạn xử lý từ năm 2013-2018, đến nay, có 01 cơ sở đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng xác nhận hoàn thành (Xí nghiệp chế biến thủy sản Thanh Khê thuộc Công ty cổ phần Procimex); Thành phố đang trong quá trình triển khai thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để cho 03 cơ sở còn lại.

Ta có thể thấy những tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại thành phố Đà Nẵng như sau:

nội dung báo cáo ĐTM được phê duyệt chưa được quan tâm thực hiện một cách thích hợp, tỷ lệ các dự án được xác nhận hoàn thành còn thấp. Cơ quan quản lý Nhà nước chưa làm tốt công tác hậu kiểm nên dẫn đến nhiều doanh nghiệp xem nhẹ công tác thực hiện nội dung báo cáo ĐTM cũng như các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;

Công tác phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường đã thực hiện đúng quy định, tuy nhiên việc hướng dẫn lập dự toán cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm chưa được quan tâm đúng mức. Chưa chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra hiệu quả sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại các cơ quan, đơn vị và UBND các quận, huyện theo quy định.

Nguồn nhân lực quản lý môi trường cấp xã còn là cán bộ kiêm nhiệm , phân cấp quản lý môi trường đến cấp cơ sở chưa cụ thể, phân định nội dung quản lý giữa một số cơ quan chưa rõ.

Chưa xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ban Quản lý các KCN; các Sở, ban ngành có liên quan nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường xử lý các vấn đề ô nhiễm KCN, ô nhiễm môi trường tại các cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố.

Việc điều chỉnh thu hẹp diện tích KCN và dành quỹ đất xây dựng khu dân cư dẫn đến tình trạng xung đột môi trường, nhiều khu dân cư được xây dựng sát KCN, sử dụng hạ tầng của KCN... do đó làm cho công tác quản lý môi trường KCN thiếu đồng bộ, chặt chẽ.

2.2.2.2. Tại tỉnh Cao Bằng

Trong những năm qua, công tác BVMT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức của các cán bộ, công chức và nhân dân về BVMT đã được nâng cao... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) đang là một trong những thách thức đối với sự phát triển bền vững của tỉnh Cao Bằng. Để hạn chế những tác động đến môi trường, tỉnh đã triển khai một số giải pháp cấp bách về BVMT.

Trong thời gian qua, thực hiện những vấn đề cấp bách về lĩnh vực BVMT, tỉnh đã rà soát, triển khai chỉ đạo ban hành theo thẩm quyền, đề suất sửa đổi, bổ sung các quy định BVMT theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, các loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ÔNMT; lập danh mục hạn chế chuyển giao các công nghệ không thân thiện môi trường...; giám sát công

tác BVMT tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN/CCN). Đồng thời, tỉnh đã cải cách công tác thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cũng như sau thẩm định, bảo đảm các dự án trước khi đi vào hoạt động thực hiện đầy đủ các biện pháp BVMT; đẩy mạnh, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nhất là tại các KCN/CCN và cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản. Theo đó, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT từ năm 2015 đến tháng 10/2017 là 577.250.000 đồng.

Cùng với đó, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ÔNMTNT) và phê duyệt lộ trình, kế hoạch xử lý các cơ sở gây ÔNMTNT. Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg và Quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Cao Bằng có 24 cơ sở gây ÔNMTNT, đến nay, có 17 cơ sở đã hoàn thành xử lý triệt để, còn 7 cơ sở theo kế hoạch sẽ hoàn thành xử lý triệt để trước năm 2020.

Để triển khai hiệu quả Luật BVMT năm 2014, Sở TN&MT đã tổ chức 52 lớp tập huấn phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các Hội, tổ chức chính trị - xã hội... Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật, cụ thể như công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về BVMT còn hạn chế, năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý môi trường hiện nay. Cùng với đó, một số nghị định, thông tư ban hành không kịp thời, nên khi triển khai, phổ biến thiếu thống nhất. Mặt khác, Cao Bằng là một tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng chưa tốt nên khi triển khai phổ biến Luật BVMT năm 2014 và các văn bản dưới Luật đến các cơ sở cấp xã, ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập, nhất là, trình độ dân trí thấp nên khó khăn trong triển khai các quy định pháp luật BVMT…

Qua thanh tra việc chấp hành pháp luật BVMT của các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho thấy, hầu hết các cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản đều tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, vẫn còn một số DN vì lợi nhuận trước mắt mà ít chú trọng quan tâm đến công tác BVMT, thực hiện đối phó, chưa xem công tác BVMT là trách nhiệm, nghĩa vụ. Việc đầu tư trang bị thiết bị xử lý môi trường rẻ tiền, lạc hậu, ít thân thiện môi trường, hoặc chỉ vận hành các công trình xử lý môi trường khi có cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra…

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, cần có sự tham gia đồng bộ của các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền địa phương. Đồng thời, tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác điều tra, đánh giá, thăm dò tiềm năng tài nguyên, trữ lượng khoáng sản còn lại trên địa bàn tỉnh bằng nguồn vốn của DN. Ngoài ra, tỉnh cũng tạo điều kiện cho một số dự án chế biến khoáng sản hoạt động hiệu quả tăng cường đầu tư, cải tiến công nghệ để nâng cao giá trị khoáng sản; kiên quyết thu hồi những dự án chế biến sâu chậm triển khai đầu tư, có công nghệ lạc hậu, sản xuất không liên tục, hiệu quả thấp và gây ô nhiễm môi trường; tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch khoáng sản của tỉnh cho phù hợp với quy hoạch, chiến lược chung của Trung ương, tăng cường chỉ đạo công tác cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trong thời gian theo đúng quy định của Luật Khoáng sản năm 2010. Đồng thời, từng bước nâng cao chất lượng lập, thẩm định hồ sơ xin khai thác khoáng sản và Báo cáo ĐTM của các dự án khai thác khoáng sản; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản và đặc biệt là các nguồn thu từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)