Điều kiện tự nhiên, đặc điểm, tình hình của địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 100 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ mô

4.3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm, tình hình của địa bàn

4.3.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Toàn huyện có 27 xã, thị trấn thì có tới 11 xã đặc biệt khó khăn. Địa bàn rộng, giao thông hiểm trở, địa hình đồi núi chia cắt, phức tạp... đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý về môi trường.Phù Yên là huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng đặc biệt là tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng. Trong những năm qua kinh tế của huyện đã tăng trưởng nhanh tốt với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp khai thác và sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng,.... Có lợi thế đa dạng về các nguồn tài nguyên nhưng do điều kiện về địa hình chia cắt mạnh nên dân cư tập trung chủ yếu dọc các thung lũng sông và những vùng đồi núi thấp dẫn đến việc khai thác tài nguyên quá mức tài nguyên tại các khu vực có điều kiện kinh tế kém phát triển. Hơn nữa, những năm gần đây kinh tế của địa phương phát triển ồ ạt với các ngành khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, … đã gây áp lực đối với môi trường của địa phương.

Bảng 4.24. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

ĐVT: %

Diễn giải Cán bộ quản lý nhà nước (n=20) Người dân (n=50) Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Không ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Không ảnh hưởng Địa hình chia cắt 60,00 40,00 0,00 42,00 36,00 12,00 Giao thông, cơ sở

hạ tầng hạn chế

45,00 55,00 0,00 38,00 52,00 10,00

Thiên tai xảy ra 65,00 35,00 0,00 52,00 42,00 6,00 Thảm thực vật

bị phá hủy 40,00 60,00 0,00 46,00 46,00 8,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Ngoài những tai biến tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường thì hoạt động phát triển đang là những nguồn chính gây suy thoái chất lượng môi trường như: công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, sinh hoạt, … Trước thực trạng ô nhiễm BOD, COD, TSS, NO3 - , PO4 3- trong nước mặt, nước ngầm bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng; ô nhiễm nước thải công nghiệp; không khí ô nhiễm bụi, ồn như hiện nay, trong thời gian tới tình trạng ô nhiễm môi trường còn tác động lớn hơn nếu địa phương không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và hạn chế.

Trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên tại khu vực cũng xảy ra các yếu tố khắc nghiệt như: khan hiếm nước vào mùa khô, xói lở vào mùa mưa, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân khu vực.

4.3.1.2. Về điều kiện kinh tế

Phù Yên là một trong 62 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Huyện có diện tích chủ yếu đất đồi núi và độ dốc lớn nên điều kiện canh tác khó khăn. Mà đại bộ phận dân cư ở đây sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, vì vậy điều kiện kinh tế của đại bộ phận dân cư nơi đây còn hết sức khó khăn.

Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2015 là 18,6 triệu đồng/ người/ năm, năm 2016 là 24,7 triệu đồng/ người/ năm, năm 2017 là 31,9 triệu đồng/ người/ năm. Tuy thu nhập bình quân trên đầu người tăng qua các năm, song mức sống của dân cư tại huyện Phù Yên nói chung còn rất thấp, tỷ lệ các hộ đói nghèo cũng ở mức cao. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường còn hạn chế.

Chúng ta có thể phân tích mức độ ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đối với hoạt động quản lý môi trường qua một số chỉ tiêu cụ thể sau:

* Về nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường

Kinh phí sự nghiệp môi trường là một nguồn lực tài chính quan trọng cho BVMT ở nước ta. Cùng với các nguồn lực khác, nguồn lực tài chính này đóng góp tích cực, mang lại những thành quả, kết quả không chỉ trong công tác quản lý, BVMT mà còn giúp cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển bền vững. Việc xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn SNMT đã bám sát văn bản hướng dẫn của tỉnh, huyện và phù hợp với thực tế địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TN-MT. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này đã từng bước đáp ứng công tác

quản lý TN-MT; hỗ trợ kịp thời các ngành, các cấp trong việc xử lý các điểm ô nhiễm, mua sắm thiết bị, vật tư thu gom rác, nạo vét cống rãnh cải thiện môi trường đô thị; xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các bệnh viện... Ngoài ra, vốn SNMT còn bố trí thực hiện công tác quan trắc, xây dựng mạng lưới quan trắc, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện; tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên…Kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường năm 2014, 2015, 2016 tại huyện Phù Yên lần lượt là 300 triệu đồng, 850 triệu đồng, 1400 triệu đồng. Tình hình phân bổ, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường về cơ bản, đảm bảo đạt trên 1% tổng chi ngân sách địa phương. Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tuy tăng qua các năm, song với địa bàn rộng lớn như huyện Phù Yên, địa hình khó khăn, kinh tế còn yếu kém thì nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường vẫn còn hạn hẹp. Nguồn ngân sách cho công tác BVMT còn hạn chế dẫn đến kinh phí quan trắc môi trường hàng năm phải phân bổ ưu tiên từng hạng mục, thiếu trang thiết bị, máy móc, mới tập trung cho đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản, còn kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường như triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường, đánh giá chất lượng môi trường còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu chuyên môn, nhiệm vụ đặt ra.

* Về khả năng đóng góp của người dân cho các hoạt động bảo vệ môi trường

Phần lớn địa hình độ dốc lớn, đất xen kẽ đồi đá, đất bạc màu nên ảnh hưởng nên thu nhập đầu người thấp. Hoạt động tạo thu nhập chính của người dân tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Tùy vào phương tiện sản xuất có được là đất canh tác hay diện tích đất vườn rộng, diện tích đất đồi rộng lớn mà các hộ gia đình có những sinh kế tương ứng.

Ngoài ra, một số hộ có thu nhập chính từ các hoạt động khác như buôn bán hàng hóa, xuất khẩu lao động, hay có hộ có người làm cán bộ công nhân viên chức, làm thuê chiếm khoảng 20% tổng số hộ được điều tra.

Thu nhập hộ gia đình: thu nhập hộ gia đình thấp nhất là 500.000 VNĐ/tháng và cao nhất là 10.000.000 VNĐ/tháng. Trung bình các hộ gia đình có thu nhập trung bình tháng dao động trong khoảng 2 – 3.000.000 VNĐ. Nhóm hộ

có kinh tế khá thì thu nhập chính của họ từ làm cán bộ công nhân viên chức, hoặc làm các nghề dịch vụ hay buôn bán hàng hóa.

Bảng 4.25. Khả năng đóng góp của người dân đến các mô hình, công trình bảo vệ môi trường

TT Diễn giải Số lượng (hộ)

(n=50)

Tỷ lệ (%)

A Tình hình kinh tế hộ điều tra

1 Khá 8 16,00 2 Có tiết kiệm chút ít 12 24,00 3 Vừa đủ 20 40,00 4 Nghèo 10 20,00 B Đóng góp bằng vật chất 1 Có khả năng đóng góp 20 40,00 - Sẵn sàng đóng góp 9 18,00 - Không sẵn sàng đóng góp 11 22,00 2 Không có khả năng đóng góp 30 60,00 C Đóng góp bằng sức lao động 1 Có khả năng đóng góp 42 84,00 - Sẵn sàng đóng góp 42 84,00 - Không sẵn sàng đóng góp 0 0,00 2 Không có khả năng đóng góp 8 16,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Ngoài số hộ gia đình được hỏi có nguồn thu nhập chính từ các ngành nghề phi nông nghiệp thì phần lớn các hộ gia đình đều không có việc làm ổn định, thu nhập thấp dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng đóng góp của người dân vào các công trình bảo vệ môi trường

Dựa vào bảng số liệu, cho thấy: Về đóng góp bằng vật chất có 40% số người dân được điều tra có khả năng đóng góp, trong đó sẵn sàng đóng góp là 18%, và không sẵn sàng đóng góp là 18%. Số không có khả năng đóng góp chiếm tỷ lệ khá cao là 60%. Tuy kinh tế còn khó khăn, việc đóng góp còn hạn chế. Song trong số người dân được điều tra họ luôn sẵn sàng đóng góp bằng sức

lao động chiếm 84%, không có người nào là không sẵn sàng đóng góp, chỉ có 16% là không có khả năng đóng góp do vấn đề sức khỏe, tuổi tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 100 - 104)