Các chính sách của Nhà nước và của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 105 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ mô

4.3.3. Các chính sách của Nhà nước và của địa phương

*Cơ chế

Công tác lãnh đạo, quản lý điều hành của ngành TN&MT trong năm qua đã được thực hiện chủ động, tích cực, thông suốt và linh hoạt, những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền quản lý của ngành được giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về TN&MT ngày càng đi vào nền nếp, hiệu lực và hiệu quả hơn.

Trên cơ sở hệ thống pháp luật và những quy định của trung ương, Sở TN&MT, phòng TN&MT đã tích cực, chủ động rà soát, hoàn thiện, trình UBND huyện ban hành nhiều văn bản về lĩnh vực môi trường.

Ngoài ra, ngành TN&MT còn thường xuyên thực hiện rà soát, kiểm tra, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường còn hiệu lực. Công tác này đã góp phần tích cực trong việc hoàn thiện các quy định, cơ chế, chính sách ở địa phương, từ đó tạo khung pháp lý thông thoáng trong việc thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Có thể thấy, việc ban hành kịp thời các văn bản pháp lý và các chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa các quy định của trung ương về lĩnh vực TN&MT đã giúp cho công tác quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn huyện sát với tình hình thực tiễn và ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, bám sát chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính. Đồng thời, tăng cường công khai, minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy nguồn lực TN&MT cho phát triển kinh tế - xã hội của Phù Yên, góp phần ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực, làm giảm khiếu kiện, các yếu tố dẫn đến sự mất ổn định xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai và môi trường.

*Pháp chế

Hiện nay ở nước ta, việc quản lý luôn phải chịu sự khuôn mẫu, vẫn mang nặng tính áp đặt từ trên xuống, thiếu tính thực tế, không chuyên nghiệp. Các quy định còn chưa thực sự rõ ràng ý nghĩa còn mung lung, thiếu tính phù hợp với thực tế đang phát triển. Việc xây dựng quy định chỉ mang tính chất tương đối, xây dựng lên cho đủ về hình thức, không phù hợp với thực tế hoặc thực tế không cần thiết. Không thể không kể đến việc thiếu các hướng dẫn cụ thể đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình quản lý về môi trường. Để vấn đề môi trường luôn song hành cùng sự phát triển thì trong thời gian tới cần khắc phục những điểm yếu này để việc quản lý đi vào khuôn khổ và tạo tiền đề cho những nội dung khác được thực hiện tốt hơn.

*Chính sách đầu tư

Các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ BVMT nước ta đã từng bước được xây dựng và phát triển phù hợp với chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên nước mà Việt Nam đang triển khai thực hiện. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đã bao phủ đầy đủ các nội dung gồm chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vốn,

đất đai, cơ sở hạ tầng… cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia BVMT. Qua đó, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia có trách nhiệm vào BVMT. Hiện nay, địa phương đã triển khai mô hình BVMT dựa vào cộng đồng và đạt hiệu quả tích cực, cụ thể như mô hình cam kết BVMT, tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường, lồng ghép xóa đói giảm nghèo với BVMT, vệ sinh môi trường… Trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên…) đóng vai trò quan trọng trong công tác BVMT. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp một số vướng mắc, bất cập như thiếu hướng dẫn cụ thể về cơ chế đặc thù để áp dụng; các dự án phải chờ đợi trong thời gian dài để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia BVMT chưa bám sát với lợi ích thực tế của cộng đồng, chưa thu hút được sự tham gia của người dân trong BVMT. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ việc tham gia BVMT, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, TN&MT cần hướng dẫn cụ thể về việc đề xuất các dự án nhằm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, đặc biệt là cơ chế ưu tiên các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật; Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để xử lý ô nhiễm. Cùng với đó, địa phương cũng cần đẩy mạnh phong trào cộng đồng dân cư tham gia BVMT, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, xây dựng mô hình khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng tham gia BVMT…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 105 - 107)