Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 94 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tạ

4.2.5. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ mô

trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

4.2.5.1. Kết quả của công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm tại huyện Phù Yên

Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực môi trường ở huyện Phù Yên luôn được quan tâm, chú trọng; vì vậy đã xử lý, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường góp phần từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân góp phần đưa công tác bảo vệ môi trường đi vào nề nếp, đề cao kỷ cương pháp luật trong cộng đồng. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình, dự án trên địa bàn.

Trong 3 năm qua, phòng Tài nguyên và môi trường huyện đã tiến hành thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhiều dự án, nổi bật là: Nhà máy thuỷ điện Suối Sập 2, Khai thác điểm mỏ đồng thuộc Suối On, xã Kim Bon,

huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Hướng dẫn và thẩm định hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện; Đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn; Thành lập tổ kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra có hoạt động khai thác khoáng sản cụ thể là xã Gia Phù, Suối Bau, Đá Đỏ, ngoài ra còn tiến hành kiểm tra và đẩy đuổi các đối tượng khai thác trái phép trên địa bàn; Tham mưu thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của một số tổ chức, cá nhân được xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này; Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra đột xuất và xử lý vi phạm hành chính về công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh; Tập trung giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở tại các xã, thị trấn; Thu hồi đất của tổ chức, hộ gia đình và bồi thường, hỗ trợ để thực hiện 07 dự án đầu tư trên địa bàn huyện; Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Đồng thời, đã xây dựng Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, hộ gia đình đã được xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường về thực hiện các nội dung trong Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận.

Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan, Ban quản lý khu kinh tế tiến hành nhiều cuộc thanh, kiểm tra. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện những sai phạm và tiến hành lập biên bản VPHC, ra quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực môi trường theo đúng các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh và Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Các hành vi vi phạm đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng hành vi, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, áp dụng đúng hình thức xử lý và đảm bảo về trình tự, thủ tục xử lý VPHC. Công tác thẩm định xác nhận cam kết BVMT, áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường đã được các cấp các ngành quan tâm, thực hiện nghiêm túc, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư, cơ sở cam kết BVMT và thực hiện nghiêm các quy định của Luật BVMT và các văn

bản liên quan trong quá trình hoạt động sản xuất, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm đối với từng đơn vị. Được triển khai sâu rộng đến các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, công tác thẩm định hồ sơ được xem xét kỹ, phù hợp với tình tình thực tế và điều kiện thực hiện của chủ cơ sở trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường khu vực nông thôn thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên thực tiễn công tác này vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Nhiều vấn đề môi trường bức xúc tại khu vực nông thôn phát sinh cùng với quá trình công nghiệp hóa đối với khu vực này. Thực trạng môi trường nông thôn nêu trên đã đặt ra những nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng có liên quan như phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp... trong quản lý, bảo vệ môi trường. Vi phạm phổ biển là: Xả thải gây ô nhiễm môi trường; vi phạm các quy định về quản lý chất thải; vi phạm các quy định về lập, thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; sử dụng hoát chất, phân bón ngoài danh mục cho phép theo quy định; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...

Bảng 4.22. Tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên

TT Diễn giải ĐVT Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Số đợt kiểm tra Đợt 4 3 3 4

2 Số đơn vị được kiểm tra Đơn vị 245 190 250 280 3 Số đơn vị bị xử lý vi phạm Đơn vị 4 5 9 13 4 Tổng số tiền xử phạt Triệu đồng 6,250 17,4 25,75 38,5 5 Số bản cam kết BVMT được

đăng ký Bản 40 27 85 81

6 Số đề án BVMT được đăng ký Bản 06 04 13 07 Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường (2018)

4.2.5.2. Đánh giá về công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm tại huyện Phù Yên

Qua quá trình điều tra, tác giả đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về môi trường ở huyện Phù Yên hầu như chỉ dừng lại ở việc

nhắc nhở, chấn chỉnh, hướng dẫn khắc phục vi phạm; việc xử phạt vi phạm hành chính còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường có lúc chưa quyết liệt đúng mức, thực hiện quyết định xử phạt chưa nghiêm, nhiều trường hợp còn nể nang do quen biết. Việc thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với các đối tượng vi phạm gặp nhiều khó khăn do thiếu các quy định cụ thể. Ngoài ra, Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không quy định việc phong tỏa tài khoản của đối tượng vi phạm hành chính khi xác minh thông tin tài khoản. Do đó, các đối tượng vi phạm đã kịp thời đối phó đến khi ban hành quyết định cưỡng chế thì số tiền trong tài khoản của đối tượng vi phạm không còn hoặc còn rất ít. Mặt khác, do một số Ngân hàng không tích cực hợp tác nên việc thực hiện phong tỏa tài khoản rất khó khăn, hầu như không thực hiện được. Tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, vấn đề vệ sinh môi trường khu công nghiệp, bệnh viện chưa bảo đảm. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã chưa được thực hiện đầy đủ, hiệu quả theo quy định pháp luật. Nguồn nhân lực, kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Với nguồn nhân lực, tài lực như thực trạng hiện nay, để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là điều rất khó khả thi.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, cụm công nghiệp nhằm mục đích giúp các đơn vị hành động đúng pháp luật, có hiệu quả, tăng cường pháp chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp. Hàng năm, phòng Tài nguyên môi trường huyện Phù Yên đã tiến hành thanh tra, kiểm tra về vấn đề môi trường với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Mức độ chủ yếu là nhắc nhở, mời lãnh đạo doanh nghiệp lên làm việc, trao đổi, giải đáp thắc mắc giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường.

Nhìn chung, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy tình hình chấp hành pháp luật vể BVMT của các doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BVMT, tập

trung ở các nhóm hành vi: Thực hiện không đúng các nội dung ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận; Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định; Xả thải không đúng quy chuẩn về kỹ thuật môi trường; Kê khai thiếu hoặc trốn phí về BVMT.

Bảng 4.23. Đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường

TT Diễn giải Cán bộ QLNN (n = 20) Cán bộ QLDN (n = 10) Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Tần suất thanh tra, kiểm tra - Thường xuyên

- Không thường xuyên

8 12 40,00 60,00 3 7 30,00 70,00 2 Các nội dung thanh tra, kiểm tra

- Tốt - Bình thường - Không tốt 9 7 4 45,00 35,00 20,00 6 3 1 60,00 30,00 10,00 3 Hình thức thanh tra có phù hợp không

- Phù hợp - Không phù hợp 13 7 65,00 35,00 6 4 60,00 40,00 4 Xử lý vi phạm đúng và nghiêm túc - Có - Không 15 5 75,00 25,00 7 3 70,00 30,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Dựa vào bảng số liệu 4.23, cho thấy tần suất thanh tra, kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện còn chưa thường xuyên có 60% cán bộ QLNN và 70% cán bộ QLDN đánh giá như vậy, chỉ có 40% cán bộ QLNN và 30% cán bộ QLDN cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra đã được triển khai thường xuyên. Vì do công tác thanh tra, kiểm tra không đồng đều trên địa bàn, doanh nghiệp của huyện, chỉ tập trung vào các khu vực có đông doanh nghiệp và đông dân cư nên mới có sự đánh giá chênh lệch về tần suất như vậy. Song nội dung thanh tra, kiểm tra được đánh giá tương đối tốt, chỉ có 20% cán bộ QLNN và 10% cán bộ QLDN là cho rằng chưa tốt. Hình thức thanh tra phù hợp và đã xử lý vi phạm đúng, nghiêm túc.

Hộp 4.2. Đánh giá của người dân về công tác thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Bà Đinh Thị Bính, UBND xã Gia Phù, huyện Phù Yên, Sơn La cho biết: “Sự cố vỡ đường ống xả khói thải của nhà máy luyện đồng thuộc Công ty Khoáng sản Tây Bắc tại địa bàn bản Chát, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, Sơn La xảy ra vào trung tuần tháng 5 vừa qua đã làm cho hàng chục ha diện tích cây hoa màu của người dân quanh khu vực bị cháy xém. Khi mà khói thải môi trường bay ra thì như sương mù, ngửi mùi nó thì hắc hắc, khó thở. Ngày đầu tiên không bị sao nhưng ngày thứ hai thì thấy cây chết dần dần, héo lá từng tảng, từng tảng xuống như thuốc phun cỏ cháy mình ấy. Thế là cây sắn, cây ngô chết hẳn luôn, cây đang xanh thì rụng lá xuống hết, khoảng 3 ngày cô lên nương thì không làm được việc gì nữa, phải quay về vì không thở được. Nếu mà công ty không làm cháy thì tôi cũng phải thu nhập hơn chục triệu đồng, công ty đã đền bù cho nhà tôi là hơn 4 triệu. Nguyên nhân chính của sự cố đó là do đường ống dẫn khói thải đến hệ thống xử lý làm bằng sắt mỏng đã không chịu được áp lực mạnh của lượng khói thải lớn nên bị vỡ và lượng khói, khí thải chưa qua đường lọc đã bay ra không khí, gặp mưa, tạo thành một lượng a xít lớn đã làm cháy xém hàng chục ha diện tích cây hoa màu, trị giá gần 600 triệu đồng của 174 hộ dân thuộc bản Chát, xã Gia Phù, gây hoang mang trong dư luận quần chúng nhân dân. Ngay sau khi sự cố xảy ra, đoàn kiểm tra huyện Phù Yên tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm, thống kê thiệt hại về tài sản của người dân; đồng thời xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ hoạt động của Công ty, yêu cầu đơn vị bồi thường thỏa đáng cho số diện tích cây cối đã bị hỏng và cam kết sẽ khắc phục sự cố, đảm bảo môi trường trong sạch nếu hoạt động trở lại. Đây là bài học cho các cấp có thẩm quyền của tỉnh Sơn La trong việc thẩm định mức độ an toàn về môi trường của các đơn vị khai thác, chế biến khoảng sản”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 94 - 99)