Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 114)

trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

4.4.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý môi trường

Hiện nay trên địa bàn huyện Phù Yên, hệ thống quản lý về môi trường tại 26 xã còn do cán bộ địa chính kiêm nhiệm, bộ máy còn thiếu, khối lượng công việc lớn, hạn chế về trình độ năng lực, chuyên môn nên công tác bảo vệ môi trường ở các xã còn nhiều khó khăn bất cập. Vì vậy phải cần có cán bộ quản lý chuyên về môi trường, có năng lực và chuyên môn về lĩnh vực môi trường để quản lý tại địa phương.

- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường ở Phù Yên cần phải được kiện toàn hơn nữa: Việc kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường là một giải pháp cơ bản, có thể nói giải pháp này có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về môi trường. Ngoài ra quá trình này phải được thực hiện đồng thời với các giải pháp hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường thì mới đảm bảo hiệu lực quản lý của Nhà nước được nâng cao và bền vững.

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường cấp cơ sở: Để quản lý tốt công tác bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên trong thời gian tới, cần bổ sung cán bộ chuyên trách quản lý cấp xã về môi trường bởi vì hiện tại quản lý về môi trường tại cấp xã vẫn do cán bộ địa chính kiêm nhiệm.

+ Kiện toàn bộ máy quản lý về môi trường ở các khu công nghiệp: Hiện nay các khu công nghiệp, các làng nghề, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa đầu tư thành lập bộ phận chuyên trách quản lý môi trường theo quy định. Thực tế ở khu công nghiệp như KCN Gia Phù mặc dù đã thành lập bộ phận chuyên trách quản lý môi trường nhưng chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng hay thậm chí là không có hoạt động gì hiệu quả. Vì vậy để nâng cao tinh thần tự giác trong mỗi đơn vị, trong thời gian tới cần phải khẩn trương đôn đốc thành lập các bộ phận chuyên trách quản lý môi trường cũng như phải phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để bộ phận này phát huy hết vai trò của mình.

- Nhằm nâng cao hơn hiệu quả của Luật Bảo vệ môi trường, việc thành lập và xây dựng vững mạnh đội ngũ cảnh sát môi trường là một bước vô cùng quan trọng. Ngoài ra lực lượng này cần được triển khai sâu rộng đến từng địa phương cấp huyện, xã và có những điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Hiện nay ở huyện Phù Yên, chưa có lực lượng cảnh sát môi trường. Bên cạnh đó việc đào tạo một cách có bài bản cho đội ngũ này về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như những kiến thức trong lĩnh vực môi trường như hoá, sinh, vật lý… cũng rất cần thiết.

- Tăng cường năng lực quản lý tại địa phương thông qua tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và có chế độ chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, đơn vị, chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trong ngành, nhất là cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm túc.Tạo điều kiện để các cán bộ môi trường, cán bộ quản lý có liên quan được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình bảo vệ môi trường mang hiệu quả cao ở các tỉnh thành trong nước. Cần có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực được đào tạo chính quy chuyên ngành môi trường.

4.4.2.2. Hoàn thiện văn bản, chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến môi trường

Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên còn yếu ở mặt xây dựng văn bản pháp luật đặc biệt số yếu kém còn tập trung ở cấp xã, hạn chế ở khâu tổ chức thi hành văn bản pháp luật và nội dung, hình thức văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thống nhất, các văn bản ít giá trị thực hiện chỉ đạo thực hiện còn nhiều. Vì vậy trong thời gian tới cần:

- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu để hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách bảo vệ môi trường: Đây là giải pháp quan trong hàng đầu để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về môi trường. Nếu thực hiện nhanh chóng giải pháp này sẽ tạo đà cho việc triển khai các giải pháp khác.

- Tạo điều kiện về mặt chính sách, cơ chế để khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia quản lý môi trường tại địa phương. Quy định mức phạt cụ thể đối với từng trường hợp gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động. Xây dựng đội ngũ quản

lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và tính cơ động cao, thường xuyên thanh tra, giám sát các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu dân cư nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm, đúng luật các trường hợp vi phạm. - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Yên, BQL các KCN cần thường xuyên có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cộng đồng dân cư thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

4.4.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường

Những năm qua công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường đã được UBND huyện Phù Yên quan tâm, các lớp tuyên truyền với số lượng trung bình mỗi lớp từ 200 người trở lên, các đợt mít tinh cũng nhận được sự hưởng ứng đông đảo của trên 20.000 người tại địa bàn huyện. Song nội dung của các đợt tuyên truyền còn bị lồng ghép, hình thức tuyên truyền chưa mới mẻ, tình trạng thờ ơ với công tác BVMT vẫn còn diễn ra nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa như Đá Đỏ, Mường Do, Mường Bang, Tân Phong, Kim Bon. Vì vậy công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa, muốn vậy cần có các giải pháp cụ thể như sau:

- Nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng, người dân về quyền và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng và đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường; đưa chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường vào chương trình phổ thông; xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở trong tổ chức các sự kiện, ngày lễ lớn về môi trường. Xây dựng các chương truyền thông, các chuyên mục, phóng sự thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT của người dân, của toàn xã hội.

- Xây dựng xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn môi trường phù hợp với Chương trình xây dựng nông thôn mới, hiện nay tại Phù Yên chỉ có 01 xã đạt nông thôn mới đó là xã Gia Phù; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng của xã, thị trấn, hộ gia đình văn hóa.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh; phổ biến, hướng dẫn các kiến thức về môi trường và BVMT một cách khoa học cho cộng đồng dân cư; khuyến khích các đoàn thể, tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác BVMT cho người dân.

- Xây dựng mô hình điểm và nhân rộng mô hình điểm về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Các mô hình cần lấy người dân làm trung tâm, mỗi người dân sẽ là một tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường hiệu quả.

4.4.2.4. Tăng cường các hoạt động đánh giá tác động và dự báo diễn biến môi trường

Để chủ động trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng môi trường (không khí, đất, nước) tại địa phương, cơ quan chuyên môn của huyện Phù Yên chưa có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng để kiểm tra mẫu trực tiếp tại cơ sở, do vậy kết quả kiểm tra còn nhiều hạn chế, chưa được chính xác. Các hoạt động đánh giá tác động và dự báo diễn biến môi trường tần suất còn ít, phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La. Vì vậy, cần:

- Tăng cường trang thiết bị giám sát, quan trắc: Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ công tác quan trắc từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm cũng như từ các chương trình, dự án,…

- Sử dụng các công cụ truyền thông như truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền, cảnh báo đến người dân các sự cố về môi trường, diễn biến môi trường và cung cấp số điện thoại để người dân phản ánh các vấn đề môi trường phát sinh tại địa phương.

- Rà soát và xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới quan trắc: Định kỳ hằng năm ở huyện Phù Yên cần xây dựng một mạng lưới quan trắc riêng và định kỳ tiến hành thực hiện, lập báo cáo hiện trạng môi trường của huyện. Khi trên địa bàn xảy ra những hiện tượng bất thường phải xác định được nguyên nhân và báo cáo cấp cao hơn để có giải pháp khắc phục kịp thời, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và người dân. Hiện nay việc quan trắc hàng năm vẫn phụ thuộc vào đơn vị quan trắc của tỉnh, bởi điều kiện tiến hành quan trắc của huyện còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như: nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tích cực tham gia đánh giá các tác động đến môi trường và đa dạng sinh học; xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hạn chế, hướng tới loại bỏ các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

4.4.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường

Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về môi trường ở huyện Phù Yên hầu như chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, chấn chỉnh, hướng dẫn khắc phục vi phạm; việc xử phạt vi phạm hành chính còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường có lúc chưa quyết liệt đúng mức, thực hiện quyết định xử phạt chưa nghiêm, nhiều trường hợp còn nể nang do quen biết. Việc thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với các đối tượng vi phạm gặp nhiều khó khăn do thiếu các quy định cụ thể.

- UBND huyện cần thường xuyên có các chương trình kiểm tra cụ thể việc chấp hành các quy định về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các KCN, các cơ sở sản xuất, làng nghề và xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường.

- Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phù Yên cần đẩy mạnh công tác tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc tiếp nhận và xử lý kịp thời các đơn thư tố cáo về môi trường theo đúng quy định và đúng thẩm quyền.

- Tăng cường chế tài xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường: Việc tăng cường chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cũng là một mắt xích quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.

+ Xử phạt phải kịp thời và kiên quyết: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; cập nhật liên tục những tình hình ở địa phương lên các cấp có thẩm quyền cao như Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La, UBND tỉnh Sơn La bằng cách thiết lập kênh thông tin hai chiều kết nối giữa tỉnh và địa phương. Hạn chế việc hướng dẫn vòng vo đối với công dân, các dữ liệu quản lý đơn thư cho các đơn vị trực thuộc tỉnh và địa phương cũng cần được chia sẻ, hướng dẫn cho người dân thực hiện. Chấn chỉnh lại việc thi hành các quy chế thanh tra, kiểm tra cũng như ban hành thêm các quy chế mới cho phù hợp với thực tế; việc báo cáo các kết luận thanh tra, kiểm tra phải có quy định thống nhất tránh tình trạng làm sơ sài, qua loa như trước đây.

+ Mức xử phạt phải đủ cao để đảm bảo tính răn đe: Thực tế hiện nay do mức xử phạt quá thấp dẫn đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh chưa nâng cao được ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp còn xem việc nộp phạt là hiển nhiên như đóng phí môi trường, nghiễm nhiên cho rằng cứ nộp phạt là không cần phải

có trách nhiệm bảo vệ môi trường nữa. Ngoài ra đối với các hành vi chậm hoặc không chịu nộp phí, lệ phí cần phải tăng mức phạt cao gấp nhiều lần mức phí phải đóng để đủ sức răn đe các đơn vị vi phạm. Nếu cứ áp dụng mức phạt như hiện nay thì các đơn vị sẵn sàng nộp phạt khi bị vi phạm.

4.4.2.6. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Hiện nay công tác BVMT tại huyện Phù Yên đang đứng trước thách thức to lớn, khi mà nhu cầu về một môi trường sống trong lành và an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc. Nói cách khác, công tác BVMT đang phải đối mặt với các mẫu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với người khác và ngay cả trong bản thân một con người. Để quản lý môi trường có hiệu quả, trước hết cần dựa vào các cộng đồng.

- Huy động nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng có hiệu quả phí bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành chính trong việc quản lý môi trường.

- Nâng cao vai trò của các Đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh…trong công tác BVMT. Tăng cường giám sát, đưa BVMT vào nội dung hoạt động của các khu dân cư trong cộng đồng. Đưa nội dung BVMT vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và vào tiêu chuẩn thi đua khen thưởng.

- Có cơ chế hiệu quả huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho bảo vệ môi trường từ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư theo hình thức nhà nước và người dân cùng làm với sự hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước.. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường, trong đó tập trung đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung, nước thải sinh hoạt tập trung; khắc phục, cải tạo hồ, ao, kênh, mương, sông chảy qua các khu dân cư bị ô nhiễm, khu vực bị nhiễm độc hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Chú trọng việc hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Quán triệt, vận dụng có hiệu quả và cụ thể hoá các nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 114)