Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 47 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La được chia làm 3 nhóm vùng chính đó là : Nhóm vùng đông dân cư; Nhóm vùng hoạt động sản xuất công nghiệp; Nhóm vùng tập trung nông nghiệp. Dựa vào sự phân chia về khu vực như vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu tại 3 xã và 01 thị trấn của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La: Thị trấn Phù Yên, xã Gia Phù, xã Mường Cơi, xã Quang Huy. Mỗi xã nghiên cứu phạm vi tại 10 bản, thị trấn tiến hành nghiên cứu phạm vi trên toàn thị trấn cụ thể là tại 16 khối phố.

Đây là những xã giàu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, mặt nước… Bên cạnh những nỗ lực, thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, các xã này cũng đang phải đối mặt với những sức ép rất lớn về môi trường. Ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông, khu có các nhà máy công nghiệp, làng nghề gia tăng, mật độ dân cư tăng nhanh đã trở thành những vấn đề nóng và là mối quan tâm hàng đầu. Đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng bởi tình trạng chặt phá rừng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân. Việc tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ giúp các xã điểm được chọn nói riêng và huyện Phù Yên nói chung có những bước chuyển biến và phát triển kinh tế bền vững.

3.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Đối tượng bao gồm các cán bộ quản lý về môi trường ở cơ quan nhà nước, các cán bộ quản lý về môi trường ở các doanh nghiệp và khu công nghiệp, người lao động trong các doanh nghiệp, người dân ở các khu dân cư được chọn điểm. Việc lựa chọn nhiều đối tượng này mang đến tính khách quan cho quá trình nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp

thu thập

1

Số liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và một số nước trên Thế giới

- Sách báo, tạp chí và các nghiên cứu khoa học và các báo cáo của phòng TNMT, sở TNMT, bộ TNMT - Nguồn Internet - Các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước Tra cứu, chọn lọc thông tin

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn

nghiên cứu Phòng thống kê huyện Phù Yên

Tham khảo và chọn lọc thông tin

3

Số liệu liên quan đến thực trạng, tình hình trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Phòng tài nguyên môi trường huyện, phòng thống kê huyện

Tìm hiểu, khảo sát

3.2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý về bảo vệ môi trường

Tiến hành điều tra 20 cán bộ quản lý nhà nước về môi trường (cả cấp huyện và cấp xã ), 10 cán bộ quản lý về môi trường của doanh nghiệp, khu công nghiệp. Cán bộ quản lý nhà nước được điều tra bao gồm: Cán bộ quản lý môi trường của phòng Tài nguyên môi trường huyện Phù Yên, Cán bộ địa chính cấp xã, Lãnh đạo chính quyền ở huyện và lãnh đạo chính quyền ở xã; Cán bộ quản lý môi trường của doanh nghiệp bao gồm: Cán bộ QLMT tại CCN Gia Phù, Quang Huy, Cán bộ quản lý một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện.

Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; Tình hình thực hiện, thực thi các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường; ý kiến đánh giá của cán về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương (ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, công tác tham mưu và ban hành văn bản, công tác quản lý xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ

môi trường, công tác xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, về công tác thanh tra, kiểm tra....)

b. Phỏng vấn người dân

Phỏng vấn 50 người dân ở 4 xã: Thị trấn Phù Yên, xã Mường Cơi, xã Gia Phù, xã Quang Huy. Mỗi bản, khối phố của xã và thị trấn sẽ điều tra từ 01 đến 02 người dân tại 10 bản/ xã và toàn 16 khối phố của thị trấn.

Bảng 3.4. Số lượng và nội dung điều tra người dân Phù Yên

TT Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1 Người dân thị

trấn Phù Yên 20 mẫu

- Thông tin chung

-Hiện trạng chất lượng môi trường tại địa phương

- Đánh giá công tác quản lý môi trường

- Mối quan tâm về bảo vệ môi trường

- Sự tham gia của người dân trong công tác BVMT Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế 2 Người dân xã

Mường Cơi 10 mẫu

3 Người dân xã

Gia Phù 10 mẫu

4 Người dân xã

Quang Huy 10 mẫu

c. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực quản lý nhà nước, tài nguyên môi trường, các lãnh đạo huyện và các bộ ban ngành có lien quan để đưa ra các đánh giá khách quan về thực trạng môi trường, đánh giá đúng đắn công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ địa phương. Từ đó đưa ra các dự báo cho tương lai. Tham khảo 3 chuyên gia.

d. Phương pháp khảo sát thực địa

Quan sát tổng quát môi trường xung quanh địa bàn nghiên cứu để có thể đưa ra các đánh giá một cách khách quan

3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so

sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý NN về bảo vệ môi trường từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

3.2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý về bảo vệ môi trường, mô tả hiện trạng môi trường tại địa phương, các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường đang được áp dụng.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý môi trường từ đó đưa ra đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế, xã hội, lao động

- Tốc độ phát triển : So sánh sự phát triển của kinh tế, dân số, lao động giữa các thời điểm, các khoảng thời gian nhất định. Bao gồm:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn: 100%

1   Yi Yi ti

Trong đó: ti : tốc độ phát triển liên hoàn; Yi: là chỉ tiêu nghiên cứu kỳ i Yi -1: là chỉ tiêu nghiên cứu kỳ i -1

+ Tốc độ phát triển bình quân của một giai đoạn. Được tính theo công thức: 100% 1 1 x y yi Tbpn i= 2.3.….n Trong đó: Tbq: Tốc độ phát triển bình quân

yi: là chỉ tiêu nghiên cứu kỳ i y1: là chỉ tiêu nghiên cứu kì gốc

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến các hộ dân được điều tra

- Trình độ văn hóa của chủ hộ - Lao động bình quân/hộ - Tình hình kinh tế của hộ

- Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực thi văn bản pháp luật về môi trường - Số lượng các buổi tuyên truyền, giáo dục môi trường

- Phí bảo vệ môi trường

- Khả năng đóng góp cho các mô hình, công trình bảo vệ môi trường - Tỷ lệ mắc các bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý bảo vệ môi trường

-Số lượng các văn bản pháp luật và nhân sự trong công tác bảo vệ môi trường -Số lượng báo cáo định kỳ về bảo vệ môi trường

-Số hộ, cơ sở vi phạm gây ô nhiễm môi trường

-Số lượng hộ, cơ sở, chương trình hành động trong công tác bảo vệ môi trường -Chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn huyện

-Số đơn vị liên quan đến công tác bảo vệ môi trường - Số cán bộ tham gia công tác bảo vệ môi trường

- Số cán bộ tham gia công tác quản lý, công tác thanh tra bảo vệ môi trường - Số vụ vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường

- Chỉ tiêu về đào tạo tập huấn:

+ Số lớp, số cán bộ được đào tạo tập huấn bảo vệ môi trường + Số lớp, số hộ nông dân được đào tạo tập huấn bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 47 - 52)