Nhận thức, văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 104 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ mô

4.3.2. Nhận thức, văn hóa xã hội

Huyện Phù Yên có 05 dân tộc chính gồm dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Mông , dân tộc Dao, trong đó dân tộc Mường chiếm đa số 43,89% , còn dân tộc Mông, dân tộc Dao chiếm tỷ lệ nhỏ, đây là những dân tộc thiểu số. Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, sống phân tán, rải rác, còn du canh du cư và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao nên nhận thức về vấn đề môi trường cũng tương đối khác nhau.

* Trình độ học vấn:

Những nhóm dân tộc ít người, thường sống ở khu vực các xã có địa hình cao như xã Suối Bau, Sập Xa,..xa trung tâm thị trấn thuộc vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp.

Có 14% số người được điều tra là không biết chữ, 20% mới chỉ học hết cấp 1 và cấp 2 là 30%. Trình độ cấp 3 là 36%, tập trung chủ yếu ở thị trấn, thị tứ. Điều này cho thấy, về trình độ học vấn của người dân địa phương còn khá thấp, điều đó đồng nghĩa với việc khó khăn trong tiếp cận thông tin đại chúng. Qua quá trình phỏng vấn cũng phần nào thấy được khả năng tiếp thu, hiểu rõ vấn đề của người dân còn rất kém, một số đối tượng nói được tiếng kinh nhưng lại không hiểu nhiều về tiếng kinh, một số đối tượng khác nói tiếng kinh giỏi nhưng lại không biết viết, điều này gây rất nhiều khó khăn trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn.

Bảng 4.26. Trình độ của người dân được điều tra

Đặc điểm Số lượng (người)

(n=50) Tỷ lệ (%) Trình độ Không biết chữ 7 14,00 Cấp 1 10 20,00 Cấp 2 15 30,00 Cấp 3 18 36,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Dân tộc cũng ảnh hưởng nhiều đến trình độ học vấn của người dân, mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, có phong tục tập quán riêng, các dân tộc khác nhau

thường có những nhận thức khác nhau về việc học tập và nghiên cứu. Trình độ ở mức thấp, nhận thức vấn đề lại khác nhau nên việc tiếp cận các văn bản pháp luật về môi trường là điều khá khó khăn, họ dành ít quan tâm hơn đến tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.

* Về ý thức, thói quen của người dân

Hiệu quả trong công tác BVMT không chỉ phụ thuộc vào hành lang pháp lý về BVMT, vào bộ máy quản lý nhà nước về môi trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức, trách nhiệm BVMT của mỗi người dân

Thời gian qua, tại các địa phương trên huyện Phù Yên đã thực hiện việc đôn đốc, nhắc nhở người dân giữ gìn vệ sinh chung, lắp đặt nhiều biển báo cấm để rác dưới chân cột điện hay ven đường, đồng thời nhân rộng các tuyến đường xanh, sạch, đẹp, biến bãi rác thành vườn hoa… Tuy nhiên, tại một số nơi tình trạng đốt rác thải, đốt rơm rạ gây ô nhiễm không khí hay vứt rác thải ra đường, ngõ xóm… vẫn diễn ra. Do tập quán, người dân vứt rác thải lung tung. Cứ khu vực cầu, suối, ven đường, các ngã ba, tiện đâu người dân xả rác ra đấy.

Phải gắn kết lợi ích của BVMT với lợi ích và mưu sinh hằng ngày của người dân, từ đó đưa ra những định hướng, biện pháp cụ thể, gắn sát với thực tế cuộc sống, nếp sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương. Song song với đó, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện vật chất để người dân, nhất là những hộ còn khó khăn có thể thay đổi thói quen, các phương thức canh tác lạc hậu gây hại đến môi trường. Cần chú trọng phát huy vai trò chủ động và tích cực của các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại khu dân cư để người dân dần thay đổi hành vi, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 104 - 105)