Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tạ
4.2.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải
4.2.3.1. Công tác quản lý chất thải trong trồng trọt và sản xuất nông nghiệp
Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trường, phân bón tràn lan trong canh tác nông nghiệp, phế phụ phẩm nông nghiệp không được xử lý triệt để đã đẫn đến ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Chất thải trong trồng trọt và sản xuất nông nghiệp tại huyện Phù Yên bao gồm các loại vỏ bao bì thuốc BVTV, các loại túi nilon, bì đựng, lõi ngô, rơm rạ, trấu. Chất thải nông nghiệp nguy hại là các hóa phẩm nông nghiệp không nhãn mác như các chai lọ bằng nhựa, thủy tinh hay kim loại hoặc những gói thuốc thậm chí cả những lọ thuốc BVTV vẫn chưa sử dụng hết đã và đang được vứt bỏ không đúng cách gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Hiện nay Phù Yên ngoài các cây lương thực truyền thống, địa phương còn chú trọng đến phát triển các loại cây được coi là thế mạnh của vùng như cam, xoài… có nhiều vùng trồng trọt với sản lượng lớn như trồng lúa cánh đồng Mường Tấc, trồng cam Mường Thải, quýt Mường Cơi, chè ở Mường Do, ngô sắn ở Mường Bang, dong giềng ở Quang Huy. Để tăng năng suất cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đã được sử dụng ngày càng nhiều. Người dân sử dụng thuốc từ 3 – 5 lần trong một vụ lúa hoặc màu, lượng dư thừa hầu như không có hướng xử lý đã được thải ra môi trường….Cả huyện có bao nhiêu tấn lúa thì bấy nhiêu tấn rơm rạ, bao nhiêu tấn sắn thì cũng có bằng ấy tấn bã sắn sau chế biến. Đó là nguồn rác thải rất lớn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Trong 3 năm từ năm 2015 đến 2017 thì lượng thuốc trừ cỏ sử dụng trên địa bàn huyện giảm từ 16.941 lít vào năm 2015, giảm xuống còn 8.271 lít vào năm 2017 do diện tích trồng ngô giảm nhưng lượng thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng… tăng từ 50.161 lít năm 2015 lên 57.050 lít năm 2016 và năm 2017 là 60.218 lít do diện tích trồng cây ăn quả như cam, quýt, chanh leo tăng lên. Lượng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vậy được sử dụng trên địa bàn huyện tương đối lớn, được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.12. Công tác quản lý chất thải trong trồng trọt tại huyện Phù Yên
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng diện tích đất trồng trọt Ha 105.125,89 97.933,06 98.131,07 2 Tổng sản lượng lương thực Tấn 85.151,9 78.345,4 79.900 3 Tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng Tấn 75.000 64.000 49.000
4 Tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng Tấn 43.000 39.105 31.023 5 Tổng lượng thuốc trừ cỏ sử dụng Lít 16.941 12.170 8.271 6 Thuốc trừ sâu, bệnh được sử dụng Lít 50.161 57.050 60.218
7 Tỷ lệ hóa chất, thuốc BVTV có nguồn
gốc rõ ràng % 53,00 62,00 65,00
8 Tỷ lệ bao bì thuốc bảo vệ được thu gom, xử lý % 0,00 1,50 2,00
9 Lượng chất thải trong trồng trọt Tấn/ngày - - 1,50 10 Hố đựng bao bì thuốc BVTV Hố 0,00 3,00 6,00 Nguồn: Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật Phù Yên (2018)
Hiện nay, người dân trên địa bàn huyện còn thiếu ý thức trong việc sử dụng thuốc quá liều, tuy đây là nguồn chất thải rắn thuộc danh mục độc hại cần thu gom, xử lý đúng quy định, nhưng thực tế, sau khi được sử dụng người nông dân "tiện thể" vứt ngay tại bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn, có trường họp còn vứt xuống ao, hồ, đầu nguồn nước sinh hoạt. Tình trạng đốt rơm rạ vào các mùa vụ vẫn diễn ra thường xuyên, làm chết hết các vi sinh vật tốt trong đất, ô nhiễm tài nguyên đất và không khí. Hiện nay, lượng chất thải rắn nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại. Rác thải trong sản xuất nông nghiệp thường ở dạng phân tán, không tập trung. Hơn nữa do rác
thải nông nghiệp chưa được coi trọng và kinh tế nông thôn chưa phát triển nên vấn đề thu gom rác thải nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Hàng năm phòng Tài nguyên môi trường huyện phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… để tuyên truyền cho người dân về tác hại của chất thải nông nghiệp, cùng với đó nhiều chiến dịch thu gom vỏ thuốc BVTV đã diễn ra. Thực tế cho thấy, công tác thu gom và xử lý còn manh mún, lạc hậu, thô sơ, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn môi trường. Các biện pháp xử lí đã thực hiện từ trước đến nay như chôn, đốt, bán ve chai… nhưng hiện nay các biện pháp này được xem là không tốt. Trước thực trạng đó, để nâng cao nhận thức nhân dân về vai trò của việc thu gom, xử lý rác nông nghiệp, từng bước giải quyết vấn đề rác thải ở khu vực nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Yên đã thực hiện mô hình Hồ rác thuốc bảo vệ thực vật. Tại đây, người nông dân được hướng dẫn thu gom rác nông nghiệp là bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật (không để lẫn lộn rác thải sinh hoạt) bỏ vào thùng chứa rác được xây dựng kiên cố, có nắp đậy. Mô hình được bắt đầu từ năm 2016 với số lượng hố ban đầu là 03 hố nằm ở 3 xã Gia Phù, Mường Cơi, Mường Do. Năm 2017 nâng số hố đựng bao bì thuốc BVTV lên 06 hố, số lượng hố vẫn còn quá ít so với địa bàn rộng lớn và lượng thuốc BVTV được sử dụng lớn. Nhưng bước đầu mô hình đã cho thấy được hiệu quả tích cực, người nông dân đã có nhận thức hơn về rác thải nông nghiệp, từ đó giải quyết được hiệu quả vấn đề rác thải nông nghiệp, góp phần BVMT tại địa phương.
4.2.3.2. Công tác quản lý chất thải trong chăn nuôi
Quá trình phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản làm phát thải lượng lớn chất thải rắn, bùn thải, nước thải có chứa kháng sinh, dư lượng chất kích thích sinh trưởng, mầm bệnh... Hiện trên địa bàn huyện Phù Yên có 111.337 con gia súc, 627.817 con gia cầm, số lượng gia súc gia cầm lớn, đi kèm với đó là nguồn phát sinh chất thải lớn. Điều đó gây những áp lực lớn đối với công tác bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường của nhiều vùng chăn nuôi hiện nay vẫn đang gặp phải đó là vấn đề chất thải, nước thải, cũng như xác vật nuôi chết chưa được xử lý triệt để. Đàn gia súc, gia cầm thải ra chất thải rắn (phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn thừa hoặc rơi vãi), chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn). Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa
nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken (kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.
Các loại khí thải thải ra từ hoạt động chăn nuôi như CO2, CH4, NOx, H2S, NH3… đang làm gia tăng ô nhiễm môi trường. chất thải không qua xử lý, thải thẳng ra môi trường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến môi trường nước, đất, không khí xung quanh vùng chăn nuôi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bảng 4.13. Quản lý chất thải trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Phù Yên
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng số gia súc con 115.170 116.200 111.337
2 Tổng số gia cầm con 701.000 705.000 627.817
3 Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có
hầm biogas % 15,00 19,00 21,00
4 Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi gia súc tập
trung có hầm biogas % 22,00 25,00 30,00
5 Lượng thải phát sinh Tấn/
ngày 520,3 524,6 493,7
6 Tỷ lệ chất thải được thu gom, xử
lý % 70,00 74,00 85,00
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018)
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều biện pháp xử lý kỹ thuật khác nhau đã được áp dụng nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến trường do ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi như là Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas, đây là phương pháp xử lý phổ biến nhất. Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi có hầm biogas cũng được tăng lên qua các năm, 15% năm 2015 lên đến 21% năm 2017. Biện pháp xử lý tiếp theo đã và đang được triển khai ở huyện như xử lý bằng chế phẩm sinh học gồm có men vi sinh và đệm lót sinh học, xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ. Ngoài ra, năm 2016, Hội Nông dân huyện Phù Yên đã triển khai dự án “Di rời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở, xa khu dân cư” với 20 hộ dân được
hưởng lợi, dự án đã giúp bà con thay đổi thói quen, hành vi, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
4.2.3.3. Công tác quản lý chất thải sinh hoạt
Tại huyện Phù Yên, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và sự gia tăng dân số không ngừng đã khiến cho rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, làm cho môi trường sống bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện:
- Rác từ các hộ dân: Phát sinh từ 24.650 hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Yên, thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ như rau, củ quả, thực phẩm,..và các chất vô cơ như túi nilon, kim loại, thủy tinh,... ngoài ra còn có rác thải độc hại như pin, bơm kim tiêm y tế đã qua sử dụng. Lượng rác sinh hoạt từ các hộ dân trên địa bàn huyện chiếm một lượng lớn so với các nguồn thải khác đặc biệt là tập trung ở khuc vực thị trấn huyện Phù Yên và có xu hướng ngày càng tăng theo số dân và theo sự phát triển kinh tế.
- Rác từ chợ: Nguồn này phát sinh một lượng rác khá lớn từ các hoạt động mua bán, chuyên chở, bảo quản,... thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như rau, củ, quả hư hỏng, nilon, vỏ bao bánh kẹo,...
Trên địa bàn huyện Phù Yên có 6 chợ lớn nhỏ, trong đó có 1 chợ trung tâm là chợ Trung tâm thị trấn Phù Yên, 05 chợ quy mô xã đó là chợ Ngã ba Hòa Phượng, chợ xã Gia Phù, chợ Mường Cơi, chợ Huy Bắc, chợ Vạn Yên (xã Tân Phong). Ngoài ra còn có một số chợ phiên tại các xã thường họp trong những ngày lễ, tết, hay thứ bảy, chủ nhật như: chợ bản Pa,...
Thị trấn Phù Yên là khu vực trung tâm của hoạt động giao thương buôn bán nên lượng rác sinh hoạt phát thải từ chợ Trung tâm thị trấn là lớn nhất (1,4 tấn/ngày), lượng rác phát sinh từ chợ Trung tâm thị trấn lớn gấp 4,5 đến 7,8 lần lượng rác của các khu vực chợ khác. Có 03 chợ: Chợ Trung tâm thị trấn, chợ Ngã ba Hòa Phượng và chợ Huy Bắc thuộc đội quản lý môi trường đô thị huyện Phù Yên tổ chức thu gom. Có 02 chợ: Chợ xã Gia Phù, chợ xã Mường Cơi thuê dịch vụ VSMT thu gom. Chợ Vạn Yên người dân ở đây tự thu gom và xử lý bằng biện pháp đốt. Đối với chợ Trung tâm thị trấn, việc thu gom chất thải rắn phát sinh và vận chuyển, xử lý chưa thật triệt để nhưng tỷ lệ thu gom tương đối cao một phần do ý thức của các hộ kinh doanh, một phần do điều kiện làm việc của công nhân thu gom nên tỷ lệ thu gom rác hàng ngày tương đối lớn, khoảng 90-95% lượng
rác phát sinh tại các gian hàng. Ngoài ra vẫn còn một phần nhỏ người dân chưa nhận thức thật đầy đủ nên vẫn còn hiện tượng đổ thải bừa bãi trong và ngoài khu vực chợ, gây khó khăn cho việc thu gom của công nhân vệ sinh môi trường. Ngoài các chợ chính, tại mỗi xã vùng sâu, vùng xa còn có các chợ cóc, chợ phiên nhỏ lẻ khác, các chợ này thường tập trung ven dọc sông Đà. Có thể thấy, nguồn chất thải rắn từ các chợ là một trong những nguồn phát sinh lớn. Ngoài những chợ đã được thu gom, đối với những khu vực chưa được thu gom như nơi có chợ phiên, chợ cóc sau mỗi lần họp chợ, chính quyền xã, bản cần phải có những biện pháp tuyên truyền người dân thu gom và xử lý rác thải hợp vệ sinh, tránh hiện tượng người dân vứt bừa bãi ra nguồn nước ao, hồ, sông, suối, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước mặt.
- Rác từ các nguồn khác như từ các cơ quan, 86 trường học trường học, 60 cơ quan, khu vực thương mại, rác đường phố: Trong công tác thu gom, xử lý rác thải, Uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn duy trì các hoạt động về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và phun chế phẩm xử lý rác thải tại bãi rác tập trung của huyện, hiện nay trên địa bàn huyện Phù Yên đã có tổng số 05 xã, 01 thị trấn đã được thu gom rác thải sinh hoạt, vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải tập trung để xử lý; Kế hoạch trong những năm tiếp theo huyện Phù Yên đề nghị các cơ quan cấp trên đưa thêm 04 xã trên địa bàn vào danh mục về vị trí, địa điểm và các xã ngoài đô thị cần thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.
- Rác từ khu vực sinh hoạt của cụm công nghiệp: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà ăn của công nhân và khu văn phòng làm việc. Tại các cụm công nghiệp, công nhân chỉ ăn 1 hoặc 2 bữa/ngày, vì vậy chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ khu vực nhà bếp, căn tin. Khối lượng phát sinh chất thải rắn khoảng 0,2 kg/người/ngày.
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm hai thành phần chủ yếu: chất thải khó phân huỷ (nilon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng...) và chất thải hữu cơ (phế thải từ các nhà ăn, thức ăn thừa, giấy phế liệu từ các văn phòng v.v...). Các loại chất thải này phát sinh từ các khu điều hành, khu đa chức năng và từ các nhà máy.
Đối với chất thải rắn sinh hoạt tại một số nhà máy trong KCN như nhà máy may, Công ty TNHH May Phù Yên đã hợp đồng với HTX Nuôi trồng và chế biến nấm Mường Tấc để bốc,vận chuyển chất thải ra bãi xử lý rác đảm bảo
đúng quy trình công nghệ. Các chất thải này nếu không được thu gom xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng: ô nhiễm môi trường không khí do sự phân huỷ của các rác thải hữu cơ tạo ra khí NH3+, CO2..., ô nhiễm nước, đất do nước mưa chảy tràn sẽ kéo theo chất hữu cơ, chất thải không phân huỷ, cặn.
Bảng 4.14. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phù Yên
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị
phát sinh Tấn/ngày 6 6 7
2 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khu
dân cư nông thôn phát sinh Tấn/ngày 4 5 8 3 Số lượng khu xử lý, điểm, bãi chôn lấp
chất thải rắn tập trung Số lượng 1 1 1 4 Tổng lượng chất thải rắn tiếp nhận trong
các bãi chôn lấp. Tấn/ngày 10 11 15
5 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô
thị được thu gom Tấn, % 4; 75 6; 86 8; 96 6 Số lượng, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt
nông thôn được thu gom Tấn, % 3; 50 4; 86 9; 70 7 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử
lý đạt quy chuẩn môi trường % 60,00 60,00 60,00 8 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt khu dân cư nông
thôn được xử lý đạt quy chuẩn môi trường % 50,00 50,00 50,00 9 Tỷ lệ hộ gia đình đô thị phân loại rác thải
tại nguồn % 60,00 60,00 70,00
10 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn phân loại rác