môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Huyện Phù Yên là huyện nghèo, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, điều kiện sản xuất khó khăn, nguồn lực, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; một bộ phận nhân dân trình độ dân trí hạn chế, tư tưởng trông chờ, ỷ lại còn nặng nề, ý chí, phấn đấu vươn lên của một bộ phận nhân dân chưa cao; năng lực, ý chí và trách nhiệm của một số đội ngũ cán bộ có phần còn hạn chế. Một số vấn đề xã hội bức xúc còn có những tiềm ẩn; tuyên truyền tôn giáo trái pháp luật có xu hướng tăng nhanh; thời tiết, khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, tác động mặt trái của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn song công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La luôn luôn được chú trọng. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, đã tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện, làm cơ sở bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường được triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đạt được nhiều kết quả, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cá nhân, hộ gia đình. Qua đó, nhiều
mô hình, cách làm hay về bảo vệ môi trường đang phát huy hiệu quả. Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường được thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, dần dần đi vào nề nếp. Qua thanh tra, kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.
Công tác quản lý Nhà nước về môi trường, nhất là việc lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện trong các chiến lược phát triển, quy hoạch kinh tế, xã hội, quy hoạch ngành, trong các chương trình, dự án... được quan tâm. Trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường… Đồng thời tiếp tục đổi mới, hoàn thiện theo các nghị quyết của các hội nghị Trung ương đề ra. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đang được trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nhờ hệ thống chính sách, pháp luật từng bước được hoàn thiện và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, mà nhiều vấn đề bức xúc của người dân, doanh nghiệp được giải quyết kịp thời; tăng cường công khai, minh bạch, thiết lập sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn tài nguyên; bổ sung chế tài xử lý để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực TN và MT. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo được đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phù Yên nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là 123.268 ha, chiếm 8.7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Có tọa độ địa lý từ 23026 đến 23070 vĩ độ Bắc và từ 184047 đến 184091 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Bắc Yên, phái Nam giáp huyện Mộc Châu (UBND huyện Phù Yên, 2017).
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phù Yên
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa bàn huyện Phù Yên có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh. Các sông suối đồi núi hầu hết chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các sườn núi thấp dần về phía sông Đà và tạo nên 4 tiểu vùng rõ rệt:
- Tiểu vùng I: Gồm 6 xã chiếm 37,9% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nằm về phía Đông Bắc của huyện, bao gồm các dãy núi cao, độ dốc lớn, độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển.
- Tiểu vùng II: Gồm thị trấn Phù Yên và 8 xã khác chiếm 15,8% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nằm về phía Nam huyện, địa hình lòng chảo được bao quanh bởi các dãy núi cao. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng so với các vùng khác trong huyện, độ cao trung bình khoảng 175m so với mặt nước biển.
- Tiểu vùng III: Gồm 9 xã vùng sông Đà, chiếm 26,6% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nằm về phía Đông Nam của huyện, địa hình phức tạp phần lớn là dãy núi cao, độ dốc lớn, đất bạc màu, tầng canh tác mỏng. Tiểu vùng có mặt nước hồ sông Đà rộng 3.079 ha, độ cao trung bình khoảng 250-300m so với mặt nước biển.
- Tiểu vùng IV: Gồm 3 xã, chiếm 19,6% diện tích tự nhiên toàn huyện, địa hình đồi núi cao, phức tạp, đất đai thường bị rửa trôi, bạc màu, 1/3 diện tích tự nhiên của vùng là đồi trọc. Độ cao trung bình là khoảng 800-1000m so với mặt nước biển (Phòng TNMT huyện Phù Yên, 2017).
3.1.1.3. Khí hậu
Huyện Phù Yên nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và được chia thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa phân bố không đều tập trung vào tháng 6,7,8, cùng với địa hình nghiêng dốc, nên các tháng này thường hay gây ra lũ lụt, đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau cộng với gió tây khô nóng làm cho mùa này thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt sản xuất nông, lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình là 20,90C. Độ ẩm không khí giao động từ 75-85%. Lượng mưa trung bình: 1500-1600mm/năm. Lượng bốc hơi trung bình: 800mm/năm. Tổng số giờ nắng bình quân là
1825giờ/năm, số giờ nắng giữa 2 mùa chênh lệch không lớn tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp.
Về hướng gió thịnh hành 2 hướng gió chính, gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Gió tây nam từ tháng 3 đến tháng 9, đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 còn chịu ảnh hưởng của gió nóng (UBND huyện Phù Yên, 2017).
3.1.1.4. Thủy văn
Phù Yên có hệ thồng sông suối khá dày, toàn huyện có 1.200 con suối lớn nhỏ tạo thành 36 phễu đầu nguồn chảy vào 4 hệ thống sông chính là: Suối Tấc, Suối Sập, Suối Mía, Suối Khoáng. Đặc biệt trên địa bàn huyện có Sông Đà chảy qua, nằm về phía Nam huyện với chiều dài qua huyện là 53km (Phòng TNMT huyện Phù Yên, 2017).
Nguồn nước tương đối phong phú nhưng do địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đã tạo ra tính đa dạng của dòng chảy. Nhìn chung lòng suối khe lạch diện tích hẹp, độ dốc lớn, mực nước so với mặt canh tác thấp nên hiệu quả phục vụ sản xuất còn thấp. Mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ mạnh thường gây ra lũ quét, xói mòn. Mùa khô suối cạn kiệt, gây ra thiếu nước nghiêm trọng.
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Trên toàn huyện có 6 nhóm đất chính và 21 loại. Trong đó:
- Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi: Diện tích khoảng 17.150 ha, chiếm 14,44% diện tích đất tự nhiên. Đất thường bạc màu,độ phì kém.
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích khoảng 91.330 ha, chiếm 76,89% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất tốt trên địa bàn huyện, gồm nhiều loại đất tốt chiếm tỷ lệ cao như: đất nâu đỏ trên đá mácma trung tính và bazic (31,42%), đất đỏ vàng trên đá bến chất (29,84%), đất đỏ nâu trên đá vôi (10,62%),… các đất này có độ phì cao, tỷ lệ mùn lớn.
- Nhóm đất đen: diện tích khoảng 3950 ha, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên. Đây là đất giàu mùn, kết cấu tốt.
- Nhóm đất thung lũng: diện tích khoảng 2907 ha, chiếm 2,45% diện tích tự nhiên. Loại đất này thường nằm rải rác ở những khu vực thung lũng ẩm ướt.
- Nhóm đất phù sa: diện tích khoảng 3080 ha, chiếm 2,58% diện tích tự nhiên. Đây là diện tích đất tốt, độ phì cao.
- Nhóm đất cacbonat: diện tích khoảng 370 ha chiếm 0,31% diện tích tự nhiên (Phòng tài nguyên môi trường huyện Phù Yên, 2016).
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Phù Yên giai đoạn 2014 – 2016
STT Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Diện Tích Cơ cấu (%) Diện tích Cơ cấu (%) Diện tích Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 123,665.00 123,422.67 123,422.67 1 Đất nông nghiệp 80,486.98 65,00 105,129.32 85,00 105,480.87 85,00 1.1 Đất trồng lúa 4,043.58 3,00 3,498.98 3,00 3,471.41 3,00 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 17,642.23 14,00 37,554.75 30,00 37,504.19 30,00 1.3 Đất trồng cây lâu năm 2,211.60 2,00 2,884.82 2,00 2,964.09 2,00 1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 197.86 0,00 186.66 0,00 186 0,00 1.8 Đất nông nghiệp khác 8.89 0,00 7.36 0,00 7.36 0,00 Đất rừng 1.9 Đất rừng phòng hộ 7,405.44 6,00 26,208.15 21,00 26,423.82 21,00 1.10 Đất rừng đặc dụng 7,809.85 6,00 8,127.24 7,00 8,127.24 7,00 1.11 Đất rừng sản xuất 21,167.53 17,00 26,661.34 22,00 26,791.32 22,00
2 Đất phi nông nghiệp 7,075.55 6,00 7,233.40 6,00 7,449.35 6,00
2.1 Đất cơ sở sản xuất phi
nông nghiệp 31.18 0,00 7.27 0,00 7.27 0,00
2.2 Đất bãi thải, xử lý chất
thải 0.61 0,00 1.03 0,00 5.03 0,00
2.3 Đất ở tại nông thôn 818.22 1,00 815.4 1,00 819.39 1,00 2.4 Đất ở tại đô thị 45.64 0,00 37.87 0,00 41.87 0,00
2.5 Đất phi nông nghiệp
khác 0 0,00 0.08 0,00 0.08 0,00
3 Đất chưa sử dụng 36,092.47 29 11,059.95 9,00 10,497.87 9,00
3.1.2.2. Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm:
- Nguồn nước mặt: Khá phong phú, đươc cung cấp bởi hệ thống sông suối chính là sông Đà, suối Tấc, suối Sập…Ngoài ra còn một lượng lớn các ao hồ, đập chứa… với tổng diện tích hơn 4.000 ha (Phòng tài nguyên môi trường huyện Phù Yên, 2017).
- Nguồn nước ngầm: Hệ thống nước ngầm của huyện phân bố không đều, mực nước thấp, khai thác kho khăn. Nước ngầm chủ yếu tồn tại ở các tầng chứa nước khe nứt trong các thành và chiều sâu. Vì vậy việc khai thác nước ngầm ở huyện rất hạn chế.
Nhìn chung tài nguyên nước của huyên tương đối dồi dao, tập trung chủ yếu vào nguồn nước mặt và mùa mưa lũ.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng, thảm thực vật
Diện tích đất có rừng của huyện là 51.615 ha. Độ che phủ của rừng đạt 47%. Trong đó, rừng sản xuất là 5.657 ha, rừng phòng hộ là 37.973 ha, rừng đặc dụng là 7.985 ha.
Nguồn tài nguyên thảm thực vật khá phong phú và đa dạng, có ý nghĩa lớn cả về kinh tế và khoa học và môi trường sinh thái. Đặc biệt huyện có 7.985 ha đất rừng già là khu rừng bảo tồn thiên nhiên. Cây rừng tương đối phong phú và đa dạng có giá trị kinh tế cao: Lát hoa, đinh, sến, táu, trò chỉ,…Về động vật gồm có lợn rừng, khỉ, nai, hoẵng nhưng hiện tại rất ít.
3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện có ít khoang sản, chủ yếu là đá vôi và đất sét với trữ lượng khá cho phép phát triển sản xuất gạch ngói vật liệu xây dựng.
Ngoài ra còn có những nguồn khoáng sản nhỏ khác, phân bố dải rác, điều kiện khai thác khó khăn, trữ lượng nhỏ như : vàng sa khoáng, đồng, niken, than đá (1,2 triệu tấn),than bùn (30.000 tấn), thạch cao, mỏ cao lãnh…
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Phù Yên
3.1.3.1. Dân số - Dân số
Huyện Phù Yên có 27 đơn vị hành chính, gồm 26 xã và 1 thị trấn, tổng dân số 114.620 người. Toàn huyện có 22471 hộ, bình quân toàn huyện là 5,1
người/hộ. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 93 người/km2 . Mật độ dân số tập trung đông nhất ở thị trấn Phù Yên với 4.073 người/km2 . Đây là áp lực cho môi trường, lượng rác thải phát sinh sẽ cao với khối lượng lớn. Về dân tộc, toàn huyện có 5 dân tộc chính, trong đó dân tộc Mường chiếm 43,89%, dân tộc Thái chiếm 28,20%, dân tộc Kinh chiếm 13,09%, dân tộc Mông chiếm 9,29%, Dân tộc Dao chiếm 5,17% tổng dân số. Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, sống phân tán, rải rác, còn du canh du cư và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao.
3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng - Giao thông đường bộ
Năm 2017, 26/26 xã có đường ô tô đến trung tâm, 293/303 bản có đường ô tô đến bản cùng hệ thống điện lưới. Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện chất lượng còn hạn chế, phần lớn các tuyến đường đi lại, vận chuyển,.. gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa. Đây là những khó khăn lớn cho công tác quản lý về môi trường trên địa bàn huyện Phù Yên.
3.1.3.3. Văn hóa - giáo dục - Giáo dục - đào tạo
Toàn huyện có 86 trường học với 1265 lớp học từ mẫu giáo ñến trung học phổ thông với gần 1913 giáo viên và hơn 26.825 học sinh. Trong những năm qua, huyện đã đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất, từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và nâng cao về trình độ chuyên môn.
Văn hoá - thể dục thể thao: Hiện nay trên địa bàn huyện tỷ lệ số xã, thị trấn có nhà văn hóa đạt 100%, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 71,65% .
3.1.3.4. Mức độ tăng trưởng kinh tế
Bảng 3.2. Kết quả phát triển kinh tế các ngành của huyện Phù Yên
ĐVT: %
TT Ngành Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Nông, lâm, ngư nghiệp 29,5 28,3 26,70 2 Công nghiệp và xây dựng 30,8 31,8 32,80 3 Thương mại và dịch vụ 39,7 39,9 40,50
Tổng số 100 100 100,00
Nền kinh tế của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La trong mấy năm gần đây đều duy trì mức tăng trưởng khá
Năm 2017 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện là 31,9 triệu đồng/người/năm, mức thu nhập còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước. Mức thu nhập phân bố cũng không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn với đô thị.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La được chia làm 3 nhóm vùng chính đó là : Nhóm vùng đông dân cư; Nhóm vùng hoạt động sản xuất công nghiệp; Nhóm vùng tập trung nông nghiệp. Dựa vào sự phân chia về khu vực như vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu tại 3 xã và 01 thị trấn của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La: Thị trấn Phù Yên, xã Gia Phù, xã Mường Cơi, xã Quang Huy. Mỗi xã nghiên cứu phạm vi tại 10 bản, thị trấn tiến hành nghiên cứu phạm vi trên toàn thị trấn cụ thể là tại 16 khối phố.
Đây là những xã giàu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, mặt nước… Bên cạnh những nỗ lực, thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, các xã này cũng đang phải đối mặt với những sức ép rất lớn về môi trường. Ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông, khu có các nhà máy công nghiệp, làng nghề gia tăng, mật độ dân cư tăng nhanh đã trở thành những vấn đề nóng và là mối quan tâm hàng đầu. Đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng bởi tình trạng chặt phá rừng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân. Việc tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ giúp các xã điểm được chọn nói riêng và huyện Phù Yên nói chung có những bước chuyển biến và phát triển kinh tế bền vững.
3.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu