Giá dịch vụ vệ sinh môi trường tại huyện Phù Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 83)

Bảng 4 .3 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường đất

Bảng 4.16 Giá dịch vụ vệ sinh môi trường tại huyện Phù Yên

STT Nội dung Đơn vị tính Mức giá (đồng)

1 Đối với cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh nhân khẩu/tháng 4.000 2 Đối với hộ sản xuất kinh doanh thuê địa

điểm tại các chợ 2.1 Chợ hạng I m2/tháng 8.000 2.2 Chợ hạng II m2/tháng 6.000 2.3 Chợ hạng III m2/tháng 4.000 2.4 Tại các chợ khác m2/tháng 3.000 3

Đối với cơ quan hành chính - sự nghiệp, trường học, tổ chức chính trị xã hội, trụ sở các công ty, doanh nghiệp

3.1 Đơn vị có số lao động, biên chế quỹ lương

≤ 20 người người/tháng 3.000

3.2 Đơn vị có số lao động, biên chế quỹ lương

từ 21 đến 34 người tháng 130.000

3.3 Đơn vị có số lao động, biên chế quỹ lương

≥ 35 người tháng 230.000

4 Nhà máy sản xuất, cơ sở sản xuất; công

trình xây dựng công nhân/tháng 3.000 5 Khách sạn, Nhà nghỉ giường/tháng 3.000

6 Nhà hàng tháng 170.000

7 Bệnh viện đa khoa; các bệnh viện khác;

cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân

7.1 Bệnh viện đa khoa, các bệnh viện khác giường/tháng 2.000 7.2 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân cơ sở/tháng 120.000

8 Hộ kinh doanh ăn uống

8.1 Hộ kinh doanh bán phở, bún, bánh cuốn tháng 70.000 8.2 Hộ kinh doanh bia, nước giải khát tháng 50.000 8.3 Hộ kinh doanh ăn uống khác tháng 50.000 9 Hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống tháng 40.000

10 Hộ kinh doanh hoa quả tháng 40.000

11 Hộ kinh doanh rửa xe ô tô, xe máy 11.1 Hội kinh doanh rửa xe ô tô, xe máy tháng 130.000 11.2 Hội kinh doanh rửa xe máy tháng 60.000

12 Hộ giết mổ đại gia súc (trâu, bò...) tháng 120.000 13 Hộ kinh doanh giết mổ gia súc (lợn, dê, chó..) tháng 80.000 14 Hộ kinh doanh giết mổ gia cầm tháng 50.000 15 Hộ kinh doanh các ngành khác tháng 20.000

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện việc quan trắc chất thải, nước thải thường xuyên. Nhiều đơn vị, cơ sở còn chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường vẫn để tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng đến môi trường và khu dân cư. Các cấp cơ sở còn thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà chưa phát huy được vai trò chủ thể của người dân. Ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới chưa cao.

4.2.3.4. Công tác quản lý chất thải công nghiệp

Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, hiện nay tại một số xã trên trên địa bàn huyện Phù Yên đã và đang có rất nhiều nhà máy sản xuất, khu công nghiệp…. Với những đầu tư lớn từ các khu, cụm công nghiệp này đã góp phần cải thiện đời sống, môi trường cảnh quan của huyện, Doanh nghiệp cũng đã thực hiện tốt hơn các quy định trong BVMT, đã quán triệt các bộ phận sản xuất, các chủ phương tiện thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, khi tham gia giao thông, hạn chế để vương vãi bụi, đất, gây mất vệ sinh môi trường. Song, việc xử lý nguồn nước thải và khí thải chưa tốt đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh những khu vực này.

Một số ngành công nghiệp điển hình thấy được các tác động như sau: Ngành sản xuất vật liệu gây ô nhiễm bụi tới môi trường rất lớn, các ngành chế biến nông sản thực phẩm sử dụng lượng nước lớn và xả thải cũng lớn, đặc biệt ngành sản xuất giấy nước thải chứa nhiều BOD, COD, chất tẩy rửa, nhất là nhà máy chế biến tinh bột sắn, chế biến dong giềng BOD5, COD vượt quy chuẩn cho phép từ 13-20 lần. Trên địa bàn có 02 KCN và nhiều doanh nghiệp cơ sở sản xuất ngoài KCN, trong đó chưa có khu công nghiệp nào có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Khu vực cụm công nghiệp chưa có hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải đồng bộ. Nước thải trong KCN có lưu lượng lớn chứa rất nhiều chất ô nhiễm. Hoạt động của khai thác cát sỏi trên các dòng sông của huyện không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước tăng đục, chất rắn,.. mà còn thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy, gây bồi lắng, thay đổi địa hình khu khai thác là tác nhân của các thảm họa thiên nhiên, ...

Bảng 4.17. Chỉ tiêu quản lý thu gom và xử lý chất thải công nghiệp tại huyện Phù Yên TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tỷ lệ cụm công nghiệp có kết nối hạ tầng

thu gom và xử lý nước thải tập trung % 0 0 0 2 Tỷ lệ cụm công nghiệp có khu tập kết

chất thải rắn công nghiệp % 100 100 100 3 Chất thải rắn công nghiệp phát sinh Tấn/ngày 8,5 9,0 13,9 4 Chất thải công nghiệp nguy hại Tấn/ngày 1,0 1,5 2,1

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường (2018)

- Chất thải công nghiệp

Chất thải công nghiệp sinh ra từ các hoạt động sản xuất của nhà máy trong khu công nghiệp. Thành phần chất thải rắn phụ thuộc vào từng loại hình công nghệ sản xuất, bao gồm:

- Chất thải rắn vô cơ: chất thải rắn có tính axit và kiềm sinh ra từ các quá trình xử lý bề mặt, mạ kim loại. Các chất thải rắn nhóm này thường độc hại do tính chất ăn mòn cao. Bùn thải có chứa kim loại nặng độc hại do tính chất ăn mòn cao. Bùn thải có chứa kim loại nặng độc hại (As, Cd, Pb, Hg, Ni, An, Cu…) Sinh ra từ nhiều ngành công nghiệp. Chất thải rắn có chứa dầu: Sinh ra từ quá trình gia công cơ khí, sửa chữa ôtô, xe máy và các loại động cơ môtô, máy bơm, máy quạt…

- Chất thải rắn chứa hoá chất vô cơ: dung môi chứa dẫn xuất Halogen sinh ra từ các quá trình làm sạch bề mặt kim loại, rửa sạch dầu từ các máy móc thiết bị công nghiệp. Các chất thải loại này độc hại do có độc tính và độ bền tương đối cao trong môi trường.

- Chất thải có chứa Polychlorinated biphinyl (PCB) sinh ra từ quá trình sản xuất của công nghệ chế tạo lắp ráp điện tử, máy biến thế, tụ điện và các loại dầu truyền nhiệt. Các chất thải loại này độc hại do bền vững trong môi trường và có khả năng tích tụ sinh học.

- Chất thải chứa sơn và keo sinh ra từ các công nghệ sản xuất sơn và sử dụng sơn, phun sơn. Các chất thải loại này có chứa dung môi, các chất polymer và kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường.

- Chất thải rắn có khối lượng lớn, độ độc nhỏ: chất thải rắn nhóm này có tính chất trơ, độ độc hại tương đối thấp như bột gốm, bột đá…

Chất thải rắn công nghiệp với bản chất, số lượng tùy thuộc vào từng loại hình nhà máy, nhưng khi thải ra môi trường đều gây hại ở các mức độ nhiều ít khác nhau. Trong các chất thải rắn công nghiệp có chứa dầu, cặn dầu, các kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại, các chất dinh dưỡng (N, P), các chất thải nguy hại...khi thải ra môi trường mà không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái của đất và nguồn nước trong khu vực.

Như vậy, CCN Phù Yên có 27,76 ha đất cho thuê thì lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh khoảng 4.441,6 – 4.719,2 tấn/năm, tương đương với khoảng 12,2 tấn/ngày.

Toàn bộ chất thải phát sinh tại các nhà máy sẽ được ban quản lý khu công nghiệp yêu cầu tự thu gom, phân loại, lưu giữ và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý. Ban quản lý sẽ thường xuyên kiểm tra công tác thu gom, xử lý chất thải của các nhà máy nên việc xả thải chất thải ra ngoài môi trường được kiểm soát.

- Chất thải công nghiệp nguy hại

Chất thải nguy hại tại có thể bao gồm: linh kiện điện tử lỗi, hỏng; giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, bao bì cứng, mềm dính chất thải nguy hại, giẻ lau dính dầu, dầu thải, pin, ắc quy thải, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải... Lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh khoảng 555,2 – 832,8 tấn/năm, tương đương với khoảng 1,5 - 2,3 tấn/ngày.

Trong trường hợp chất thải nguy hại không được thu gom và xử lý theo đúng quy định về chất thải nguy hại thì tác động đến các thành phần môi trường xung quanh là rất lớn, đặc biệt đối với môi trường đất, môi trường nước. Chất thải nguy hại sẽ gây tích lũy sinh học và gián tiếp gây ung thư, bệnh tật cho con người.

Ngoài ra, nguồn thải từ ngành Y tế Là một trong những nguồn thải vào môi trường những chất thải mang tính độc hại cao như nước thải và rác thải.

Nhìn chung, các bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn huyện đều đã tuân thủ quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ y tế ban hành. Nhưng do thực tế thiết bị vật tư cho xử lý chất thải y tế tại chỗ chưa được đầu tư nên một số bệnh viện đã phải đổ thải chất thải y tế cùng với chất thải sinh hoạt của người dân làm lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Tại Phù Yên có 45 cơ sở y tế với 230 giường bệnh chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải nên đã đổ trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Hàng ngày, lượng chất thải lây nhiễm; chất thải hóa học; chất thải phóng xạ; chất thải thông thương được thải ra môi trường. Đây là nguồn có khả năng lây bệnh và chứa rất nhiều các thành phần nguy hại..

4.2.3.5. Đánh giá của người dân về công tác quản lý chất thải

Đối với khu vực thị trấn Phù Yên, khu vực trung tâm xã Mường Cơi, xã Gia Phù nơi có mật độ dân cư cao với sự tập trung nhiều loại hình kinh doanh, buôn bán,…nếu không có các biện pháp quản lý và thu gom chất thải rắn sinh hoạt tốt sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, sức khỏe người dân trên địa bàn.

Dựa vào bảng số liệu 4.18 cho thấy: Về việc xử lý rác thải, ngoài các hộ có thuê tổ chức thu gom thì người dân đã biết cách xử lý rác thải bằng biện pháp chon lấp ở vườn nhà hay đốt chiếm 19/50 người được điều tra, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hộ dân chưa ý thức được công tác VSMT nên vẫn còn hiện tượng vứt tác bừa bãi ra ao, hồ, sông suối chiếm 5/50 người được điều tra.

Nhìn chung người dân đã có ý thức giữ gìn môi trường sống, đa số đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình xong còn chưa có nhận thức sâu về lợi ích, ý nghĩa của phân loại rác tại nguồn. Công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trên địa bàn đối với việc bảo vệ môi trường đã có nhưng còn hạn chế nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm đúng mức nhưng còn chưa đồng đều tại các khu vực, phần lớn tập trung tại khu vực thị trấn, thị tứ, khu đông dân cư. Do đó để công tác quản lý rác thải được tốt hơn nữa cần tăng cường hơn việc phổ biến các kiến thức về môi trường đến với người dân, kêu gọi nhân dân tích cự tham gia bảo vệ môi trường, ứng dụng các mô hình quản lý rác thải, xử lý rác thải cho người dân ở miền núi.

Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về công tác quản lý chất thải TT Tiêu chí Ý kiến (người) Tỷ lệ (%) 1. Về xử lý rác của hộ gia đình - Xe thu gom đến - Đốt/ chon lấp - Vứt bừa bãi 26 19 5 52,00 38,00 10,00 2. Đồ dùng chứa rác của gia đình

- Túi nilon - Xô, thùng - Bao tải - Thúng, mủng 14 23 7 6 28,00 46,00 14,00 12,00 3. Ý kiến về công tác thu gom hiện nay

- Đảm bảo - Bình thường - Chưa đảm bảo 18 24 8 36,00 48,00 16,00 4. Thái độ của công nhân vệ sinh môi trường

- Tốt - Chưa tốt - Không biết 25 6 19 50,00 12,00 38,00 5. Địa phương có bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV

- Có - Chưa có - Không biết 11 17 22 22,00 34,00 44,00 6. Vỏ bao bì thuốc BVTV có gây nguy hại không

- Rất nguy hại - Nguy hại - Không nguy hại

29 21 0 58,00 42,00 0,00 7. Nơi vứt vỏ bao bì thuốc BVTV

- Tại cánh đồng - Bể chứa vỏ thuốc - Thùng rác gia đình 28 10 12 56,00 20,00 24,00 8. Đánh giá về các mô hình BVMT tại địa phương

- Hiệu quả cao - Có hiệu quả - Chưa hiệu quả

13 16 21 26,00 32,00 42,00 9. Đánh giá chung về công tác quản lý rác thải, thuốc BVTV

- Tốt - Bình thường - Chưa tốt 15 23 12 30,00 46,00 24,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

4.2.4. Đánh giá công tác quản lý hiện trạng, tác động môi trường và dự báo diễn biến môi trường diễn biến môi trường

4.2.4.1. Tình hình quản lý hiện trạng, tác động môi trường và dự báo diễn biến môi trường tại huyện Phù Yên

Công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo diễn biến môi trường luôn được quan tâm chú trọng, hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La tổ chức quan trắc, phân tích chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất định kì trên địa bàn huyện (2 lần/năm).

Bảng 4.19. Công tác quản lý hiện trạng, tác động và dự báo diễn biến môi trường tại huyện Phù Yên

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Số trạm quan trắc Trạm 1 1 1

2. Số lần quan trắc, phân tích chất lượng

môi trường Lần/năm 2 2 2

3. Số điểm quan trắc - MT không khí - MT nước mặt lục địa - MT nước dưới đất - MT đất Điểm Điểm Điểm Điểm 3 3 1 2 3 3 1 2 3 3 1 2 Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường (2018)

Chương trình quan trắc chất lượng môi trường hàng năm được thực hiện với mục tiêu theo dõi, giám sát chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặt, môi trường nước dưới đất, môi trường đất trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nhằm bổ sung có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường; Cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường; Tạo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói riêng và làm cơ sở cho việc triển khai các Quy hoạch, Kế hoạch, nhiệm vụ, dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

- Quan trắc môi trường không khí và khí tượng: tiến hành quan trắc 8 thông số (CO, H2S, Cl2, CO2, SO2, NO2, bụi lơ lửng và bụi tổng số) và các thông số vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất khí quyển) tại 38 điểm với tần suất 2 lần/năm.

- Quan trắc tiếng ồn: tiến hành quan trắc đo tiếng ồn (LAeq) tại 38 điểm với tần suất 2 lần/năm.

Bảng 4.20. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm

TT Tên thiết bị Model - Xuất xứ

A Thiết bị hiện trường

1 Máy định vị vệ tinh Model GPS Map 78 Hãng Garmin (USA) 2 Máy đo độ ồn tích phân Model 2800, hãng Quest (Mỹ)

3 Máy đo vi khí hậu Model: Kestrel 4500 Origin (USA) 4 TB lấy mẫu nước theo chiều ngang Model 05488-10, hãng Cole - parmer (Mỹ) 5 TB lấy mẫu nước theo chiều dọc Model 05478-10, hãng Cole - parmer (Mỹ 6 Máy đo DO, pH Sension 156 hãng Hach (Mỹ)

7 Máy đo pH để bàn hãng Hach (Mỹ)

8 Máy phân tích nước đa chỉ tiêu Model 556, hãng YIS (Mỹ) 9 Máy lấy mẫu khí nhỏ Model HS-7 (Nhật Bản)

10 Thùng bảo quản mẫu Model 05470-00, hãng Cole - parmer (Mỹ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)