Đánh giá công tác quản lý hiện trạng, tác động môi trường và dự báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 89 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tạ

4.2.4. Đánh giá công tác quản lý hiện trạng, tác động môi trường và dự báo

diễn biến môi trường

4.2.4.1. Tình hình quản lý hiện trạng, tác động môi trường và dự báo diễn biến môi trường tại huyện Phù Yên

Công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo diễn biến môi trường luôn được quan tâm chú trọng, hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La tổ chức quan trắc, phân tích chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất định kì trên địa bàn huyện (2 lần/năm).

Bảng 4.19. Công tác quản lý hiện trạng, tác động và dự báo diễn biến môi trường tại huyện Phù Yên

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Số trạm quan trắc Trạm 1 1 1

2. Số lần quan trắc, phân tích chất lượng

môi trường Lần/năm 2 2 2

3. Số điểm quan trắc - MT không khí - MT nước mặt lục địa - MT nước dưới đất - MT đất Điểm Điểm Điểm Điểm 3 3 1 2 3 3 1 2 3 3 1 2 Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường (2018)

Chương trình quan trắc chất lượng môi trường hàng năm được thực hiện với mục tiêu theo dõi, giám sát chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặt, môi trường nước dưới đất, môi trường đất trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nhằm bổ sung có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường; Cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường; Tạo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói riêng và làm cơ sở cho việc triển khai các Quy hoạch, Kế hoạch, nhiệm vụ, dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

- Quan trắc môi trường không khí và khí tượng: tiến hành quan trắc 8 thông số (CO, H2S, Cl2, CO2, SO2, NO2, bụi lơ lửng và bụi tổng số) và các thông số vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất khí quyển) tại 38 điểm với tần suất 2 lần/năm.

- Quan trắc tiếng ồn: tiến hành quan trắc đo tiếng ồn (LAeq) tại 38 điểm với tần suất 2 lần/năm.

Bảng 4.20. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm

TT Tên thiết bị Model - Xuất xứ

A Thiết bị hiện trường

1 Máy định vị vệ tinh Model GPS Map 78 Hãng Garmin (USA) 2 Máy đo độ ồn tích phân Model 2800, hãng Quest (Mỹ)

3 Máy đo vi khí hậu Model: Kestrel 4500 Origin (USA) 4 TB lấy mẫu nước theo chiều ngang Model 05488-10, hãng Cole - parmer (Mỹ) 5 TB lấy mẫu nước theo chiều dọc Model 05478-10, hãng Cole - parmer (Mỹ 6 Máy đo DO, pH Sension 156 hãng Hach (Mỹ)

7 Máy đo pH để bàn hãng Hach (Mỹ)

8 Máy phân tích nước đa chỉ tiêu Model 556, hãng YIS (Mỹ) 9 Máy lấy mẫu khí nhỏ Model HS-7 (Nhật Bản)

10 Thùng bảo quản mẫu Model 05470-00, hãng Cole - parmer (Mỹ) 11 Bộ dụng cụ lấy mẫu đất Model: 20951, hãng AMS(Mỹ)

B Thiết bị phòng thí nghiệm

1 Bộ thiết bị phân tích BOD5 Hãng Hach (Mỹ) 2 Bộ phá mẫu COD Hãng Hach (Mỹ) 3 Tủ sấy phòng thí nghiệm Hãng Binder (Đức) 4 Cân phân tích Hãng Precisa (Thụy Điển) 5 Máy cất nước hai lần Hãng Hamilton (Anh)

6 Bộ xác định các chỉ tiêu vi sinh trong

nước Hãng Hach (Mỹ)

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018)

- Quan trắc môi trường nước mặt lục địa (24 thông số): pH, Oxy hòa tan (DO), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Độ đục, BOD5 (20oC), COD, Amoni

(NH4+) (tính theo N), Nitrat (NO3-) (tính theo N), Nitrit (NO2-) (tính theo N), Phosphat (PO43-) (tính theo P), Crom VI (Cr6+), Asen (As), Thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Xianua (CN-), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), S2-, Florua (F-), Crom III (Cr3+), thuốc bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, Coliform, E.coli tại 39 điểm với tần suất 2 lần/năm.

- Môi trường nước dưới đất (21 thông số): pH, Độ cứng (tính theo CaCO3) Chất rắn tổng số, Amoni (tính theo N), NO3- (tính theo N), NO2- (tính theo N), Xianua CN-, Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Florua (F-), Mangan (Mn), Crom VI (Cr6+), Sắt (Fe), Asen (As), Thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Sunfat (SO42-), PO43-, Coliform, E.Coli.

- Môi trường đất (08 thông số): pH, Độ mùn, P2O5 (P tổng số), K2O (K tổng số), Cu, Zn, Fe, Dư lượng thuốc BVTV Clo hữu cơ.

Song hiện nay để chủ động trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng môi trường (không khí, đất, nước) tại địa phương, cơ quan chuyên môn của huyện chưa có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng để kiểm tra mẫu trực tiếp tại cơ sở, do vậy kết quả kiểm tra còn nhiều hạn chế, chưa được chính xác.

Đánh giá chất lượng môi trường trên địa bàn cho thấy:

Chất lượng môi trường không khí

- Kết quả quan trắc cho thấy môi trường không khí của huyện Phù Yên trong 3 năm 2015-2017 có diễn biến chất lượng khá tốt. Môi trường không khí chưa bị ô nhiễm bởi các chất độc hại trong không khí. Các thông số vi khí hậu tương đối ổn định. Các thông số cơ bản trong môi trường không khí như CO, CO2, NO2, SO2 đều nhỏ hơn giá trị giới hạn của QCVN 05:2013. Nồng độ khí CO, CO2 diễn biến tương đối ổn định giữa các đợt quan trắc. Một số chất khí độc hại trong môi trường không khí xung quanh như H2S, Cl2 đều có giá trị đạt QCVN 06:2009. Giá trị TSP tại hầu hết các khu vực trên địa bàn huyện vẫn đạt QCVN 05:2013.

- Tiếng ồn tại hầu hết các điểm quan trắc đều đã ở mức cao và vượt QCVN 26:2010. Nguyên nhân do các điểm quan trắc này nằm ở vị trí ngã ba, ngã tư nơi giao nhau của các trục đường chính, bến xe, cổng chợ, cổng bệnh viện nơi có đông người và các phương tiện giao thông qua lại. Khi tiếp xúc trong thời gian dài với mức ồn cao sẽ gây tác động đến khả năng nghe của con người, gây rối loạn chức năng thần kinh, đau đầu, chóng mặt hay cảm giác khó chịu. Tiếng ồn cũng gây tác hại cho hệ tuần hoàn và làm tăng các bệnh về tiêu hóa.

Chất lượng môi trường nước mặt

Nhìn chung, môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Phù Yên có chất lượng còn khá tốt với nhiều sông, suối, hồ nước có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nước mặt chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi hóa chất BVTV nhóm Clo hữu cơ.

- Trong mùa mưa, nước mặt trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng khá lớn bởi các thông số TSS, độ đục. Nước mặt trên địa bàn huyện đã có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh.

- Cục bộ tại một số điểm đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ (BOD5), chất dinh dưỡng (Nitrit, Phosphat) do sự tiếp nhận nước thải sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của các khu dân cư.

Chất lượng môi trường nước dưới đất

Chất lượng môi trường nước dưới đất trên địa bàn huyện còn khá tốt với hầu hết các điểm có giá trị các thông số đạt QCVN 09:2008.

Tuy nhiên, cục bộ tại một số vị trí vào một số thời điểm đã có dấu hiệu ô nhiễm Amoni, Florua, Xianua, Mangan, Thủy ngân,.

Nước dưới đất trên địa bàn huyện cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh (thông số E.Coli và Coliform). Nguyên nhân chủ yếu do nước dưới đất hầu hết được lấy tại giếng nước của các hộ gia đình trong các khu dân cư, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, giếng không được che đậy, với giếng khoan thì đường ống dẫn nước lâu ngày không được vệ sinh nên dẫn đến rất dễ nhiễm khuẩn E.coli và Coliform. Khi sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm vi sinh sẽ bị nhiễm E.coli, thời gian ủ bệnh của loại vi khuẩn này là khoảng 3-4 ngày, sau đó một loạt các triệu chứng đường ruột xuất hiện. Các triệu chứng có thể là tiêu chảy nhe, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy ngắt quãng không kèm theo sốt.

Chất lượng môi trường đất

Môi trường đất chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi hóa chất BVTV nhóm Clo hữu cơ, chỉ thị các chất dinh dưỡng, hàm lượng phốtpho tổng số nằm trong giới hạn cho phép của các TCVN hiện hành. Tuy nhiên, một vài điểm đã có hàm lượng Kali tổng số vượt giá trị chỉ thị của TCVN 7375:2004 và một số điểm có hàm lượng đồng (Cu), kẽm (Zn) vượt ngưỡng QCVN 03:2008, theo thời gian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác tiếp tục được.

UBND huyện phê duyệt dự án và triển khai nhiệm vụ đánh giá hiện trạng môi trường huyện: Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí và rác thải một số vùng có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao trên địa bàn huyện. Báo cáo nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, giúp cơ quan Nhà nước kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của huyện.

4.2.4.2. Đánh giá của người dân về công tác quản lý hiện trạng, tác động môi trường và dự báo diễn biến môi trường tại huyện Phù Yên

Qua quá trình điều tra, đa số cho rằng hiện trạng môi trường tại huyện Phù Yên đang ở mức báo động, tình trạng chặt phá rừng nhiều năm trước đã dẫn đến hệ lụy môi trường bây giờ như xói mòn, sạt lở đất... Tình trạng ô nhiễm ở các nhà máy, doanh nghiệp, ô nhiễm do nước thải từ các bệnh viện, cơ sở chế biến cũng đang là những vấn đề gây bức xúc trong nhân dân.

Bảng 4.21. Đánh giá của người dân về hiện trạng và tác động của môi trường tại huyện Phù Yên

Mức độ Ý kiến Tỷ lệ (%)

Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Phù Yên

Rất báo động 11 22,00

Báo động 33 66,00

Không có gì báo động 6 12,00

Tác động của môi trường đến cuộc sống gia đình

Chịu tác động rất nhiều 29 58,00

Chịu tác động nhiều 16 32,00

Chịu tác động vừa phải 5 10,00

Chịu tác động ít 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Dựa vào bảng 4.21 cho thấy có 66% người dân đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn huyện Phù Yên là đang ở mức báo động, đánh giá cho rằng môi trường đang ở mức rất báo động chiếm 22%, và có 12% ý kiến cho rằng môi trường không có gì đáng báo động. Nguyên nhân người dân cho thấy môi trường

đáng báo động như vậy là vài năm trở lại đây, huyện Phù Yên liên tục phải chịu cảnh cô lập bởi thiên tai như lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, tinh thần gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện.

Theo đánh giá của người dân địa phương, mức độ tác động của môi trường đến cuộc sống gia đình được thể hiện trong bảng cho thấy: 58% cho rằng môi trường tác động rất nhiều đến cuộc sống gia đình, 32% đánh giá môi trường tác động nhiều đến cuộc sống gia đình và 5% đánh giá tác động vừa phải, 0% cho rằng môi trường tác động ít đến cuộc sống gia đình.

Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn tại các khu công nghiệp đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Công tác dự báo diễn biến về môi trường cũng như khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ở tại huyện còn chưa tốt. Thiên tai như lũ quét, sạt lở đất những năm gần đây gây thiệt hại tính mạng con người, hạn hán, rét đậm rét hại và các loại hình thiên tai khác ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em, người già và phụ nữ. Một số bệnh phổ biến như viêm đường hô hấp, sốt, tiêu chảy, dịch tả, bênh phụ khoa. Kết quả thống kê và thảo luận tại huyện Phù Yên cho biết mấy năm gần đây thời tiết thay đổi, biến đổi khí hậu xảy ra trẻ em, người già và phụ nữ hay bị bệnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)