Đánh giá công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 68 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tạ

4.2.2. Đánh giá công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường

4.2.2.1. Tình hình và kết quả tuyên truyền và giáo dục môi trường trên địa bàn huyện

Trong những năm qua, huyện Phù Yên đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách và văn bản pháp luật trong lĩnh vực BVMT

dưới nhiều hình thức như: tập huấn, phát động các phong trào, chiến dịch và xây dựng các mô hình BVMT bước đầu đạt hiệu quả khá cao. Nhìn chung nhận thức của người dân và doanh nghiệp đã được nâng cao đáng kể, cộng đồng đã có những quan tâm và thái độ đúng đắn về MT trong giai đoạn 2014-2017.

Công tác tuyên tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện được thường xuyên thực hiện, hàng năm đã tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tổ chức các hoạt động thiết thực để hưởng ứng kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày quốc tế đa dạng sinh học (22/5), Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam (1-8/6), Ngày làm cho thế giới sạch hơn, tháng hành động vệ sinh môi trường nông thôn. Các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, ý nghĩa, thiết thực, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học… Trong 3 năm qua Phòng Tài nguyên và môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể cấp huyện, tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, UBND các xã để tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các hình thức của giáo dục môi trường rất đa dạng, phong phú như giáo dục theo cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; tuyên truyền giáo dục qua tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động tham gia BVMT, xây dựng các áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT.

Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 25/8/2014 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung yêu cầu trong hoạt động, quản lý nhà nước về môi trường theo chỉ đạo của tỉnh, của huyện. Tham mưu tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ môi trường và phổ biến các văn bản của tỉnh để thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

Các nội dung tuyên truyền, giáo dục môi trường gồm có: Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường: Nghị quyết Trung ương 7 ( khoá XI) về chủ động ứng

phó với Biến đổi khí hậu; đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn 2030; các văn bản của tỉnh để thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường ; Luật Đa dạng sinh học; Thực trạng môi trường huyện Phù Yên, những vấn đề bức xúc, các giải pháp; Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về tài nguyên, môi trường; Các văn bản pháp quy của địa phương về bảo vệ môi trường. Thực trạng và giải pháp trong việc khai thác, quản lý, sử dụng, thực thi pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương; các giải pháp, kiến nghị và đề xuất;

Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường dưới nhiều hình thức bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định theo bảng số liệu sau:

Bảng 4.9. Công tác tuyên truyền về môi trường trên địa bàn huyện từ năm 2014-2017

Diễn giải ĐVT Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số đợt tuyên truyền qua báo đài, tivi Lần 29 38 35 45 Số cuộc hưởng ứng, mít tinh, hội thi Lần 5 7 6 4

Số người tham gia các cuộc hưởng ứng Người 10200 21358 24000 15400 Số tờ rơi, tờ gấp, băng rôn Tờ 18000 20000 18000 24000 Số lớp giáo dục về môi trường Lớp 8 13 9 12

Số người tham gia các lớp giáo dục Người 1600 2600 1700 2400 Số cán bộ quản lý doanh nghiệp được

tham gia TH

Người 8 12 15 10

Số lao động trong doanh nghiệp được tham gia tập huấn

Người 600 800 900 1200

Số lượng các hoạt động kỉ niệm Lần 2 4 3 3 Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Trong nhiều năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đã luôn được huyện Phù Yên chú trọng. Số lượng các lớp giáo dục môi trường và số người được tiếp cận ngày càng được tăng lên. Nhìn chung nhận thức của cán bộ, người dân và doanh nghiệp đã được nâng cao hơn, cộng đồng đã có những quan tâm và thái độ đúng đắn về môi trường.

4.2.2.2. Đánh giá về công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường trên địa bàn huyện

Tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT vẫn còn những hạn chế như chưa có sự phối hợp kịp thời và chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin, báo chí; Công tác triển khai các hoạt động tuyên truyền pháp luật BVMT chưa thường xuyên; Việc vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao kiến thức môi trường qua các chiến dịch chưa liên tục... Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức BVMT của cộng đồng dân cư chưa cao; nhận thức về nguy cơ ô nhiễm môi trường và những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi trường đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân ở địa phương chưa đầy đủ; nguồn ngân sách đầu tư cho BVMT chưa đáp ứng được yêu cầu…

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy, về tần suất tuyên truyền, giáo dục về BVMT ở các doanh nghiệp là thường xuyên với ý kiến đánh giá 100%, người dân đánh giá 68% với tần suất thường xuyên và 32% cho rằng tần suất không thường xuyên. Về chất lượng tuyên truyền lần lượt mức độ tốt, bình thường, không tốt ở người dân là 46%, 38%, 16%, ở doanh nghiệp là 60%, 40%, 0%. Hình thức tuyên truyền cả người dân và cán bộ đều cho rằng đã có nhiều hình thức tuyên truyền, đa dạng, hấp dẫn. Cách thức truyền đạt trong các buổi tuyên truyền cũng là một thước đo đánh giá, có 70% cán bộ và 62% người dân đánh giá là dễ hiểu và 30% doanh nghiệp, 38% người dân cho rằng cách thức truyền đạt còn khó hiểu. Cái quan trọng của tuyên truyền đó là nội dung, thì đến 80% cán bộ và 70% người dân đánh giá nội dung phong phú, trọng tâm, số ít 20% cán bộ, 30% người dân đánh giá nội dung còn nghèo nàn.

Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp và người dân về công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường

TT Diễn giải Doanh nghiệp (n=10) Người dân (n=50) Ý kiến (người) Tỷ lệ (%) Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

1 Tần suất tuyên truyền, giáo về về BVMT -Thường xuyên

-Không thường xuyên

10 0 100,00 0,00 34 16 68,00 32,00 2

Chất lượng tuyên truyền -Tốt -Bình thường -Không tốt 6 4 0 60,00 40,00 0,00 23 19 8 46,00 38,00 16,00 3 Hình thức tổ chức tuyên truyền -Đa dạng -Không đa dạng 9 1 90,00 10,00 33 17 66,00 34,00 4

Cách thức truyền đạt trong các buổi tuyên truyền -Dễ hiểu -Khó hiểu 7 3 70,00 30,00 31 19 62,00 38,00 5

Nội dung tuyên truyền - Phong phú, trọng tâm - Nghèo nàn 8 2 80,00 20,00 35 15 70,00 30,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua quá trình điều tra, tác giả thấy hội nghị, tập huấn là hình thức tuyên truyền về môi trường phổ biến nhất, song các hội nghị tập huấn còn đang bị lồng ghép nhiều nội dung vào làm một, cần thực sự có những buổi tập huấn đi sâu và tập trung vào vấn đề môi trường.

Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân.

Bảng 4.11. Kết quả thay đổi nhận thức của người dân sau khi được tuyên truyền, giáo dục môi trường

TT Nội dung Ý kiến

(n=50)

Tỷ lệ (%)

1 Nâng cao được nhận thức, ý thức trong công tác bảo vệ môi trường. Tuyên truyền về bảo vệ môi trường đến các bà con khác

27 54,00

2 Thay đổi hành vi, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường.

Thu gom và xử lý rác đúng quy định, đảm bảo vệ sinh 29 58,00

3 Không sử dụng túi nilon, thay thế bằng các sản phẩm

thân thiện với môi trường thuốc 15 30,00 4 Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nguy hại, có trong

danh mục cấm 18 36,00

5 Không có thay đổi gì, thói quen cũ vẫn lặp lại 22 44,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua quá trình phỏng vấn, 100% số người dân được điều tra đã tiếp cận được các hình thức tuyên truyền, giáo dục môi trường bằng cách này hay cách khác như: Qua tờ rơi, băng rôn khẩu hiệu, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua các lớp tập huấn, hội nghị, các cuộc thi về BVMT, mít tinh hay qua một hình thức dễ nắm bắt đó là truyền miệng… Mỗi người dân lại thu được những kết quả khác nhau sau các đợt tuyên truyền, giáo dục ấy, nhưng theo tác giả thì kết quả thu được của người dân chia làm 2 nhóm: Nhóm thứ nhất là nhóm có chuyển biến trong nhận thức, nhóm thứ 2 là không có chuyển biến. Bảng số liệu cho thấy có 54% người dân được điều tra cho rằng sau khi được tuyên truyền, giáo dục môi trường thì nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường đã được nâng cao và sẽ tuyên truyền về BVMT đến các bà con khác. Nhưng trong số người dân được điều tra lại có đến 44% cho rằng các hình thức tuyên truyền này không làm thay đổi gì và thói quen cũ vẫn lặp lại.

Hộp 4.1. Đánh giá của người dân về công tác truyền thông và giáo dục môi trường trên địa bàn xã sinh sống

Công tác tuyền truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên nói chung và xã Mường Thải nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền tại xã Mường Thải còn hạn chế về số lượng và kỹ năng truyền thông nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao; triển khai các hoạt động tuyên truyền chưa thường xuyên, mới tập trung vào các dịp có ngày về môi trường, mang nặng tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa tạo ra được phong trào sâu rộng và duy trì thường xuyên; nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền còn hạn chế, dẫn đến việc tổ chức triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn...

(Bà Cầm Thị Luyến –Chi hội trưởng, Hội Nông dân xã Mường Thải )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)