Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
1.1. Thể loại phỏng vấn trên báo in
1.1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của thể loại phỏng vấn
1.1.2.1. Khái niệm phỏng vấn
PV (từ Hán Việt: “phỏng” là thăm hỏi, điều tra; “vấn” là hỏi) là một hoạt động dưới hình thức trị chuyện nhằm tìm hiểu, điều tra về một vấn đề nào đó giữa một người với một người khác. PV được sử dụng trong nhiều trường hợp trong cuộc sống hằng ngày.
Trong hoạt động báo chí, PV vừa là một phương pháp tìm tịi, thu thập thơng tin của người làm báo, vừa là một thể loại báo chí độc lập nằm trong nhóm các các thể loại báo chí thơng tấn (cùng với tin, tường thuật, bài phản ánh và điểm báo). Nếu phương pháp PV là để thu thập, biết thêm thông tin, tăng vốn hiểu biết thì thể loại PV lại có hình thức và nội dung mang tính ổn định, là một trong những thể loại có khả năng phản ánh hiện thực, đặc biệt là phản ánh chiều sâu suy nghĩ, tư tưởng, ý kiến của con người. Lịch sử nghiên cứu PV đã hình thành các quan niệm khác nhau về thể loại này. Cùng với sự tồn tại và phát triển của thể loại, cách nhìn nhận đánh giá về PV của giới nghiên cứu ngày càng đa dạng dưới nhiều góc độ.
Nhà báo Đức Arnold Hoffmann trong cuốn sách Cách viết một bài báo xuất phát từ góc độ người được PV để đưa ra một quan điểm khác: “PV là một cuộc nói chuyện với một nhân vật hay một người nào đó có thể khơng có tiếng tăm, nhưng lúc đó có làm một việc gì đó quan trọng đối với xã hội hoặc một điều gì đó cần nói về những vấn đề có tầm quan trọng xã hội” [5; tr.109].
Tuy mới chỉ đưa ra một định nghĩa đủ để trả lời câu hỏi: “Ai là người được PV” nhưng đây là một quan điểm tồn diện về đối tượng PV, thể hiện tính “có vấn đề” của thể loại (nhà báo có thể PV bất kì ai miễn là họ có liên quan đến những vấn đề có tầm quan trọng trong xã hội).
Định nghĩa của tác giả bài “Phỏng vấn và phỏng vấn trong nghề báo” trong cuốn Nghề nghiệp và công việc của nhà báo đã tiếp cận thể loại PV ở các góc độ nội dung, đối tượng PV, cơng chúng tiếp nhận: “PV là một hình thức đối thoại trong đó nhà báo nêu các câu hỏi và người được PV trả lời. Mục đích của bài PV trên báo là đem lại cho bạn đọc những thông tin và lí lẽ về một vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội,… Thể loại PV đáp ứng nhu cầu của bạn đọc muốn có sự giải thích một sự kiện hoặc muốn được biết ý kiến không phải của nhà báo mà là của một nhân vật, do địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp chuyên môn của mình, họ có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các sự việc” [45; tr.91]. Tác giả của bài viết này đã đưa ra ý kiến gợi mở về sự có mặt của PV khắc họa chân dung như một dạng PV quan trọng ở phần cuối của định nghĩa: “… PV còn để giới thiệu những con người để họ nói lên những hoạt động và những động cơ thầm kín theo quan điểm của riêng họ” [45; tr.91].
Nhà báo Phan Quang trong “Lời giới thiệu” cho cuốn sách Phỏng vấn trong báo viết (Hội Nhà báo Việt Nam dịch và xuất bản năm 2002) cho rằng:
“PV là sự tiếp xúc giữa người với người, là sự truyền thông giữa người và người – trong trường hợp này là giữa người được PV và nhà báo – nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thơng tin của người thứ ba – là độc giả - về một chủ đề nào đó” [20; tr.6].
Tác giả Lê Thị Nhã cũng nêu quan điểm riêng về thể loại PV trong Luận án tiến sĩ Thể loại phỏng vấn trên báo in Việt Nam hiện nay: “PV – với tư cách là thể loại báo chí, là hình thức đăng tải tác phẩm dưới dạng đối thoại (hỏi – trả lời), trong đó nhà báo nêu câu hỏi và người được PV trả lời. Mục đích của cuộc đối thoại là cung cấp cho công chúng những thông tin, ý kiến
về các sự kiện, vấn đề thời sự có ý nghĩa xã hội hay giới thiệu, khắc họa chân dung những nhân vật được họ quan tâm” [44; tr.32]. Trong định nghĩa này, tác giả đã nhấn mạnh đến một trong những mục đích quan trọng của PV là “giới thiệu, khắc họa chân dung những nhân vật được họ quan tâm” – đây chính là mục đích của dạng PV khắc họa chân dung.
Nhìn chung, mỗi quan điểm về PV đều có cách tiếp cận thể loại từ góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Những định nghĩa trên nhìn chung đều có sự bổ khuyết định nghĩa trước đó và có xu hướng tiến dần đến quan niệm PV của lý luận báo chí hiện đại. Trong luận văn này, chúng tôi đi theo quan điểm PV của tác giả Đinh Văn Hường trong cuốn Các thể loại báo chí thơng tấn. Theo tác giả Đinh Văn Hường thì “PV báo chí là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thơng tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định, được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng” [32; tr.44]. Định nghĩa này tương đối đầy đủ khi cùng lúc xác định được đúng mức vị trí, nội dung, hình thức, phương tiện, ý nghĩa, quy mơ và đối tượng của PV. Đặc biệt, định nghĩa này đã làm rõ được điểm quan trọng nhất làm nên sự phân biệt giữa thể loại PV và các hình thức hỏi – đáp, trao đổi, đó là tính chất cuộc trị chuyện được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.1.2.2. Đặc trưng của phỏng vấn
“Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn cơng cụ, phương tiện phương pháp và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện, và có thể chứa đựng được nội dung hình thức bài báo cần trình bày” [56; tr.9]. PV là một thể loại báo chí độc lập và do đó mang những đặc trưng riêng của thể loại. Đây cũng là một trong những thể loại dễ nhận diện và rõ nhất trên các loại hình báo chí.
Thứ nhất, PV là một cuộc hỏi – đáp để tìm thơng tin giữa nhà báo và
nào đó mà xã hội quan tâm. Việc đặt câu hỏi vì thế được coi là cơng việc khó nhất và quan trọng nhất khi làm PV. Bài PV được trình bày dưới hình thức luân phiên giữa các lượt hỏi – đáp đã làm tính năng động, ngắn gọn của thơng tin. Hình thức hỏi trực diện một nhân vật cụ thể còn tạo giá trị chân thực và thái độ trân trọng bạn đọc trong việc cơng khai hóa nguồn tin, tăng tính thuyết phục cho bài báo.
Thứ hai, đối tượng được chọn PV về mặt lý thuyết có thể là bất cứ đối
tượng nào mà nhà báo cần, nhưng trên thực tế, những người “có thẩm quyền”, “có tiếng tăm”, có “vị trí xã hội” thường được chọn để PV nhằm khai thác thông tin tin cậy, có sức thuyết phục, mang tính trách nhiệm và giá trị pháp lý cao để cung cấp cho công chúng. Nội dung của cuộc PV được đông đảo công chúng ở mọi tầng lớp quan tâm và có tác động trở lại tới đời sống vật chất, tinh thần của xã hội.
Thứ ba, về vị thế của nhà báo. Trong PV, nhà báo là người chủ động lựa
chọn đề tài, trực tiếp sáng tạo và đặt câu hỏi cho đối tượng trả lời. Nhà báo điều khiển, dẫn dắt một cách khéo léo và thuyết phục để cuộc PV diễn ra đúng theo dự định của nhà báo mà vẫn để nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ, quan điểm, cá tính của họ. Nhà báo cũng là người quyết định cấu trúc nội dung và hình thức bài PV sẽ đăng tải trên mặt báo.
Thứ tư, thông tin trong bài PV để cung cấp cho công chúng không phải
do nhà báo cung cấp mà được cung cấp trực tiếp từ nguồn tin. Nhà báo đóng vai trị gợi mở, dẫn dắt, mơi giới trung gian giữa tòa soạn – người được PV và công chúng. Trong PV, nhà báo không phải hỏi cho mình, hỏi cho biết mà là hỏi cho cơng chúng để rộng đường dư luận.
Thứ năm, PV không chỉ là phương pháp thu thập thơng tin mà cịn trở
thành cuộc khảo sát tri thức, chính kiến, thái độ, quan điểm, tình cảm của cả nhà báo và người được PV.
Thứ sáu, thơng qua gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện khi PV mà hình thành,
xây dựng mối quan hệ. Có thể nói, PV là một trong những phương pháp tốt nhất để làm truyền thông giữa người với người trong xã hội.
1.1.2.3. Vị trí của thể loại phỏng vấn trong hệ thống các thể loại báo chí
So với các thể loại báo chí xuất hiện sớm như tin, phóng sự,… thì PV xuất hiện khá muộn. Không chỉ ra đời muộn mà thoạt tiên, PV chỉ được coi là một phương pháp thu thập thông tin chứ chưa nâng lên thành một thể loại báo chí độc lập như hiện nay. Tuy nhiên, sự xuất hiện muộn của thể loại PV không ảnh hưởng tới sức cạnh tranh rất lớn của thể loại này so với các thể loại báo chí khác. PV là thể loại nổi trội trong nhóm nhóm báo chí thơng tấn với năng lực thông tin sự kiện ở mức trực diện, cụ thể và chi tiết. Thực tế cho thấy thể loại PV đã được sử dụng phổ biến khơng chỉ trên báo viết mà cịn ở cả báo hình, báo nói và báo điện tử. Khơng những thế, bài PV cịn được giới thiệu ở những vị trí trang trọng và được ưu tiên dành “nhiều đất” thể hiện trên trang báo.
Vì có ưu thế hấp dẫn nên bài PV thường được chú trọng đầu tư công phu, được “đặt hàng” từ trước và người phụ trách PV thường là những nhà báo chuyên nghiệp và PV có nghề.
Trực thuộc nhóm báo chí thơng tấn, thể loại PV không chỉ mang thế mạnh về khả năng thông tin sự kiện, trực diện và nhanh chóng mà cịn có khả năng soi rọi ánh sáng chân thực vào sự kiện, vấn đề được nêu ra qua tiếng nói thuyết phục của người trả lời PV.