Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
1.2. Phỏng vấn khắc họa chân dung
1.2.2. Đặc trưng của phỏng vấn khắc họa chân dung
Về nội dung thông tin: Bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống xã hội cũng có
những người nổi trội và nổi tiếng. Mục đích của PV khắc họa chân dung là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của những người đó, hoặc được PV qua những câu chuyện bên lề công việc, quan điểm, suy nghĩ của họ; đáp ứng nhu cầu học hỏi, ngưỡng mộ của công chúng đối với người nổi tiếng. Ở chiều ngược lại, cuộc PV khắc họa chân dung là cơ hội để nhân vật bày tỏ, bộc lộ con người cá nhân trước cơng chúng, được tự nói về bản thân, cơng việc, cuộc sống của mình. Phác họa chân dung nhân vật qua hình thức hỏi – đáp, nhà báo tạo nên những mẫu người tiêu biểu, những con người có lối sống mẫu mực nhằm định hướng hành vi cho công chúng. Cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần, lề lối, nguyên tắc làm việc, tự trau dồi và rèn luyện bản thân qua những phẩm chất tốt đẹp trong phong cách sống của những người nổi tiếng. Đồng thời qua những tâm sự, trăn trở, chuyện đời chuyện nghề của những nhân vật cụ thể, nhà báo muốn khái quát lên những vấn đề xã hội, những thông điệp xã hội để gửi tới độc giả.
Về thời điểm PV: Đối với những người nổi tiếng, nhà báo thường PV khi
họ đang trong thời kì gặt hái được nhiều thành công, đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Đó cũng có thể là những người trải qua thời kì “vàng son” nay chỉ cịn vang bóng trong một giải thưởng lớn, một cuộc thi tầm cỡ, một giai đoạn đỉnh cao của tài năng. Cũng có trường hợp nhà báo tiếp cận đối tượng PV nhân một dịp kỷ niệm, một sự kiện nổi bật diễn ra có liên quan đến nhân vật.
Về hình thức PV: là một cuộc đối thoại trực tiếp có chuẩn bị trước giữa một
nhà báo và một nhân vật. Khơng có sự tham gia của nhiều người như PV bàn trịn, PV nhóm; cũng khơng PV gián tiếp qua điện thoại, e-mail.
Về tư cách người được PV là “con người cá nhân” chứ không phải là
“con người tập thể” có tính chất đại diện cho một quốc gia, một cơ quan, đơn vị để nói về những vấn đề chung. Nhà báo đại diện cho cơng chúng trị chuyện với người được PV về con người cá nhân của họ.
Về không gian diễn ra PV: Thường diễn ra ở một không gian tương đối biệt
lập, tĩnh như tại nhà riêng, phịng làm việc, một góc quán cà phê,… đủ để cuộc trò chuyện và trao đổi diễn ra thoải mái và tự do. Thời gian thực hiện cuộc PV thường phụ thuộc vào sự sắp xếp của nhân vật: có thể trong giờ làm việc, hoặc bất kỳ thời gian nào trong ngày nếu nhân vật có điều kiện gặp gỡ.
Về sự hiện diện của tác phẩm PV trên mặt báo: Khi buổi PV kết thúc
khơng có nghĩa là tác phẩm PV khắc họa chân dung đã được định hình và hoàn thiện, mà phải trải qua khâu “hậu trường” rất quan trọng là việc trình bày lại trên mặt báo những thơng tin về cuộc nói chuyện đó. Cũng khơng phải ở vị trí trang báo nào, ở bất cứ tờ báo nào thì sự xuất hiện của những bài PV khắc họa chân dung cũng hợp lý và đạt hiệu quả thông tin. Thực tế cho thấy bài PV thường xuất hiện nhiều ở những tờ báo “đọc chậm”, có tính nghệ thuật – giải trí cao.
1.2.3. Vị trí, vai trị của dạng phỏng vấn khắc họa chân dung
Trước hết cần khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của dạng PV khắc họa chân dung trên báo in Việt Nam thời gian qua. Cùng với đó là sự khẳng định vị trí và vai trị quan trọng đối với đời sống xã hội và đời sống báo chí nói chung.
Xét về vị trí xã hội, có thể nhận thấy số lượng và chất lượng bài PV khắc họa chân dung trên báo in Việt Nam hiện nay khơng ngừng tăng lên. Điều đó cho thấy, dạng bài này được đón nhận và có ý nghĩa xã hội. Dạng PV này khắc họa chân dung của những con người có thật ngồi xã hội, thuộc nhiều
thành phần, tầng lớp, vị trí trong xã hội, trong nước và trên thế giới, từ ngoại hình, tính cách, hồn cảnh sống đến nghề nghiệp, quan điểm, nhận thức chính trị, tâm sự cuộc đời,... Việc dùng PV để khắc họa chân dung nhân vật không giống như người họa sĩ vẽ chân dung, coi chân dung là mục đích cuối cùng. Mà khái quát hơn, sâu sắc hơn là qua chân dung nhân vật phản ánh được diện mạo và nhịp điệu các vấn đề xã hội, những thông điệp xã hội mà nhân vật và nhà báo muốn gửi gắm. Trong xu thế xã hội hiện đại đề cao con người cá nhân có tài năng, có độ ảnh hưởng tới cộng đồng, đề cao tiếng nói cá nhân thì dạng PV khắc họa chân dung càng được chú trọng.
Xét vị trí của PV khắc họa chân dung trong đời sống báo chí, có thể
nhận thấy một số điểm sau:
“Trong tất cả các thể tài báo chí, PV có lẽ là thể tài tinh vi nhất và sinh động nhất”. Trong “thể tài tinh vi và sinh động này”, dạng PV khắc họa chân dung là nơi tập trung cao độ những nét tinh vi và sinh động, vì “có những cuộc PV đã bày tỏ được tinh thần của người được PV nhiều hơn tất cả các thể loại khác và theo cách riêng của nó, cuộc PV tốt cho phép phát hiện những quan điểm và ý kiến thầm kín của con người” [5; tr.108-109].
Đời sống báo chí đang diễn ra sơi động và phong phú. Tuy nhiên báo in lại đang phải chịu sức ép từ các loại hình báo chí khác trong đó từng thể loại đang bị cạnh tranh mạnh mẽ. Để tồn tại và giữ được sức cạnh tranh dài hơi thì từng thể loại của báo in phải tìm tịi, đổi mới để tự khẳng định dấu ấn. Thể loại PV trên báo in cũng bị PV trên báo phát thanh, báo truyền hình và báo điện tử lấn át. Trong tình hình khó khăn đó, PV khắc họa chân dung được coi là hướng đi mũi nhọn để tăng tính cạnh tranh. Nhiều tịa soạn rất chú trọng việc tìm kiếm người nổi tiếng trong các lĩnh vực của đời sống và tiếp cận, gặp gỡ và PV nhân vật. Nhiều báo sẵn sàng trả chi phí để một người nổi tiếng nào đó trở thành nhân vật độc quyền (chưa hề trả lời PV báo nào khác ở một thời điểm nhất định nào đó) và chia sẻ những thơng tin độc quyền (thông tin quan
trọng, khác lạ, mới mẻ về chính họ chưa được đăng tải trước đó). Khơng ít báo đưa tít bài PV khắc họa chân dung và ảnh của nhân vật ra trang nhất nếu đó là bài PV có chất lượng để thu hút bạn đọc. Trong nhiều trường hợp, để nhấn mạnh tính độc quyền về nhân vật và thông tin, ở lời mào đầu bài báo thường ghi rõ: phóng viên báo X đã có cuộc PV đối với nhân vật Y tại một địa điểm, thời gian cụ thể nào đó.
So với PV khắc họa chân dung trên báo phát thanh, báo truyền hình và báo điện tử, PV khắc họa chân dung trên báo viết tuy không được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại nhưng vẫn có những thế mạnh riêng. Lịch sử báo chí đã cho thấy báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất, cơ bản nhất và là nền tảng cho sự ra đời của tất cả các loại hình báo chí sau đó. Do đó, các thể loại báo chí nói chung đều hình thành và phát triển từ báo viết, trong đó có PV. Với bề dày đó, PV trên báo viết đương nhiên phải có một q trình tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện, từ chỗ là một phương pháp khai thác thông tin nâng lên thành một thể loại báo chí độc lập. Ưu thế của PV trên báo in so với báo hình và báo nói, báo điện tử được thể hiện qua ba khía cạnh sau: quyền lợi của người PV, quyền lợi cho người đọc, quyền lợi cho nhân vật được PV.
Thứ nhất, người PV có quyền xử lí câu trả lời và có quỹ thời gian để
thực hiện việc đó một cách cẩn trọng và tỉ mỉ. Nếu như ở báo phát thanh và truyền hình, thao tác đó chỉ có thể là cắt bớt một đoạn ghi âm, một đoạn quay phim chứ không thể chêm xen hay rút tỉa nội dung PV theo ý muốn chủ quan của nhà báo như ở báo in. Để có điều kiện gọt giũa câu hỏi, câu trả lời hồn chỉnh và hợp lý thì cần có thời gian và chỉ có báo in với tính định kỳ mới đáp ứng được tiêu chí này. Báo mạng điện tử với tính cập nhật liên tục, phi định kỳ sẽ khơng cho phép phóng viên có thời gian để làm điều này.
Thứ hai, về quyền lợi của người đọc, một bài PV khi được đăng tải trên
nhanh hay chậm, đọc kĩ hoặc lướt, đọc đoạn PV này trước – đoạn kia sau, đọc một hay nhiều lần tùy vào cảm hứng, nhu cầu và trình độ tiếp nhận. Nội dung cuộc PV do khơng có sự chi phối bởi âm thanh và hình ảnh động nên sẽ được tiếp cận với sự tập trung cao hơn và thường khắc sâu hơn trong tâm trí độc giả.
Thứ ba, về nhân vật được PV, khi đã trở thành nhân vật trung tâm trong
một bài PV trên báo in thì những thơng tin tên tuổi, chức danh, hình ảnh và lời lẽ của nhân vật sẽ được đơng đảo độc giả biết đến một cách chính xác và có tính lưu truyền lâu hơn so với cuộc PV phát trên đài phát thanh, đài truyền hình. Ngay cả bài PV lưu trên báo mạng điện tử cũng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định rồi sau đó có thể bị mất đi. Thêm nữa, những câu trả lời của nhân vật sau buổi PV sẽ được các nhà báo gọt giũa, điều chỉnh sao cho hợp lí, trơi chảy, sáng rõ và chiếm được cảm tình của cơng chúng nhiều hơn.
Rất nhiều người cho rằng những bài PV khắc họa chân dung hay đã khẳng định trình độ, đẳng cấp của nhà báo. Như một quá trình sàng lọc tự nhiên trong nghề báo, những tác giả trụ lại được với PV khắc họa chân dung đều là người giỏi nghề, sắc sảo và linh hoạt.
1.2.4. Phỏng vấn khắc họa chân dung và ký chân dung báo chí
Tác giả Dương Xuân Sơn trong Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật đã đưa ra khái niệm về ký chân dung: Ký chân dung là một thể loại thuộc
thể ký báo chí có đối tượng phản ánh là những con người hay một tập thể người có thật, được coi là tiêu biểu vào những thời điểm nhất định, đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự. Đó là những con người hay tập thể người có hành động, việc làm hoặc suy nghĩ nội tâm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Ký chân dung có kết cấu linh hoạt và bút pháp giàu chất văn học” [56; tr.84].
Sự tương đồng giữa kí chân dung và PV khắc họa chân dung là việc lấy con người (chứ không phải sự kiện) làm đối tượng chủ yếu để phản ánh. Con người trong PV khắc họa chân dung và ký chân dung được khắc họa với bề dày và chiều sâu hơn hẳn so với các thể loại báo chí khác. Đó là những con
người hành động, con người tính cách, con người gắn với số phận, cuộc đời chứ không đơn thuần chỉ là chủ thể gắn với sự kiện.
Điểm tương đồng thứ hai có thể thấy, đối tượng phản ánh của PV khắc họa chân dung và ký chân dung đều là con người có thật, cụ thể và tiêu biểu, điển hình ở một góc độ nào đó, gắn với một bối cảnh cụ thể, đang nảy sinh hàng ngày hàng giờ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền thời sự. Thời sự ở đây sẽ không gấp gáp, cập nhật từng phút từng giờ mà là thời sự của từng giai đoạn, từng thời kì. Ký chân dung và PV khắc họa chân dung đều đem đến cho công chúng nét tươi mới và sinh động của hiện thực, những thông tin đáng tin cậy và những giá trị về nghệ thuật.
Chính vì có những nét tương đồng nêu trên nên giữa PV khắc họa chân dung và ký chân dung có những điểm giao thoa. Qua việc khảo sát ba tờ báo, chúng tôi nhận thấy sự giao thoa này được thể hiện rõ khi chúng cùng đứng chung trong một chuyên mục, cùng tồn tại trong một bài báo đi theo tiêu chí phản ánh con người cá nhân tiêu biểu. Sự giao thoa này thể hiện rõ xu hướng vận động của đời sống báo chí. Nghiên cứu về dạng PV khắc họa chân dung cần thiết phải xem xét miền giao thoa với ký chân dung để có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn.
Thứ nhất, khảo sát ba tờ báo trong thời gian từ năm 2012 đến 2014,
chúng tơi nhận thấy có hiện tượng những bài ký chân dung từ chỗ xuất hiện định kỳ đều đặn đã trở nên thưa thớt, nhường chỗ cho những bài PV khắc họa chân dung nổi lên chiếm lĩnh trang báo. Điều đó cho thấy rằng tuy vẫn chọn đối tượng phản ánh là con người có thật, cụ thể và tiêu biểu, điển hình ở một góc độ nào đó, nhưng việc ca ngợi một chiều và phản ánh nhân vật qua cái nhìn của nhà báo ở ký chân dung tỏ ra không thuyết phục, không tạo được hiệu ứng bằng phương thức thể hiện nhân vật qua hình thức hỏi – đáp trực tiếp trong PV khắc họa chân dung. Thực tế cho thấy dạng PV này đang ngày càng phổ biến và có vị trí quan trọng trong số các thể loại báo chí do xu hướng chú trọng đến
tiếng nói cá nhân, chú trọng khắc họa chân dung cá thể trong xã hội. Đây chính là biểu hiện sinh động của một trong những xu hướng vận động của đời sống báo chí: Hệ thống thể loại báo chí có thể xuất hiện mới hoặc mất đi một số thể loại; hoặc có thể là sự thịnh vượng của các thể loại ở các thời kì khác nhau.
Thứ hai, qua khảo sát chúng tơi cịn nhận thấy trong khơng ít bài PV
khắc họa chân dung có những đoạn ký chân dung đan xen giữa những lượt hỏi – đáp. Điều này thể hiện một xu hướng khác của báo chí đương đại là sự hịa trộn, đan xen, chuyển hóa giữa các thể loại và các nhóm với nhau. PV (thuộc nhóm báo chí thơng tấn) vẫn có yếu tố của ký chân dung (thuộc nhóm báo chí chính luận – nghệ thuật).
Tuy nhiên sự giao thoa hòa trộn này diễn ra trong những chừng mực nhất định, khơng làm xóa nhịa đi ranh giới thể loại, không làm thay đổi bản chất của thể loại: Thứ nhất, PV khắc họa chân dung thuộc nhóm các thể loại báo chí thơng tấn, cịn kí chân dung thuộc nhóm các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật.
Thứ hai là tuy cùng lấy con người làm đối tượng phản ánh, nhưng trong
PV khắc họa chân dung nhà báo chọn những khía cạnh tiêu biểu nhất để đặt câu hỏi cho nhân vật tự bộc lộ những tâm sự, suy nghĩ, quan điểm, ý kiến trong câu trả lời. Còn ở ký chân dung, nhà báo chọn những nét tiêu biểu, có khả năng gây ấn tượng nhất của nhân vật về diện mạo, tính cách, việc làm và hành động của nhân vật để đặc tả. Điều này cho thấy, nếu như ở PV khắc họa chân dung, dấu ấn tác giả chủ yếu thể hiện qua việc lựa chọn vấn đề cần hỏi và cách đặt câu hỏi, thì ở ký chân dung, dấu ấn tác giả đậm nét hơn qua bút pháp đặc tả về diện mạo, tính cách; qua cách chọn lựa, sắp xếp, nhấn mạnh chi tiết, sự việc, sự kiện, hành động của nhân vật; qua lời bình trực tiếp của tác giả trong bài ký.
Ranh giới thứ ba là PV khắc họa chân dung có thể chấp nhận những chân
dung có nhiều mặt đối lập, thậm chí mâu thuẫn nhau. Chính những mặt đối lập