Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
2.4. Đầu đề, sapo và các nguồn thông tin bổ trợ trong tác phẩm phỏng
2.4.3. Sử dụng các thông tin bổ trợ
2.4.3.1. Sử dụng tít phụ
Tít phụ là những tít nhỏ đặt xen giữa các đoạn trong bài. Việc sử dụng tít phụ đã trở nên phổ biến trong báo chí hiện đại. Tít phụ có tác dụng giãn mắt, gây hứng thú với người đọc báo, đồng thời chia bài PV ra những phần nhỏ với những chủ đề nhỏ độc lập nhưng vẫn góp phần làm sáng rõ chủ đề chính.
Bảng 2.12. Tỷ lệ sử dụng tít phụ trong PV khắc họa chân dung
Tít phụ Tên báo Tổng (%) TT-VHCT (%) LĐCT (%) ANTG GT-CT (%) Có tít phụ 43.7 12.8 11.6 24.28 Khơng có tít phụ 56.3 87.2 88.4 75.72 Tổng 100 100 100 100
Nguồn: Kết quả phân tích 313 tác phẩm PV khắc họa chân dung trên 3 báo, 2012-2014 Việc đặt tít phụ cho bài PV khắc họa chân dung là cần thiết vì dung lượng bài thường dài và nhiều khía cạnh thơng tin, vì vậy cần phân chia thành các đoạn PV nhỏ hơn để độc giả dễ theo dõi và có định hướng tiếp cận thơng tin. Tít phụ được đặt theo lôgic vấn đề hoặc từng khía cạnh nội dung trong câu trả lời của nhân vật, từ đó góp phần làm rõ hơn chân dung nhân vật ở các khía cạnh khác nhau. Bài Trần Công Chiến – Tổng giám đốc Cơng ty CP Giống bị sữa Mộc Châu: Tôi lớn lên từ luống cỏ ni bị (LĐCT số 42,
25/102012) có ba tít phụ: “Tri ân con bị”; “Của bị mất một đền mười”; “Tin vào lớp trẻ” đã khái quát nội dung PV, góp phần khắc họa chân dung một ơng tổng giám đốc suốt một đời gắn bó, tâm huyết với trang trại ni bị sữa và đã trở thành một doanh nhân thành đạt.
Tít phụ cũng có thể trích dẫn câu nói tiêu biểu của nhân vật. Bài PV
4/1/2013) có 2 tít phụ đều được lẩy ra từ câu trả lời của nhân vật: “Không liều sao biết?” và “Giấc mơ lớn vẫn là làm diễn viên” - khắc họa nhân vật với niềm đam mê, tâm huyết cho nghiệp diễn.
Có nhiều bài PV có dung lượng rất lớn nhưng khơng sử dụng tít phụ để ngắt quãng nội dung PV. Khi nhìn vào một bài PV “mênh mơng” khơng có điểm nhấn, độc giả sẽ có tâm lý ngại đọc, đọc lướt hoặc đọc nhảy cóc khơng theo tuần tự, từ đó sẽ khó nắm bắt hết các khía cạnh trong câu trả lời của nhân vật, khiến cho việc nắm bắt chân dung nhân vật khơng tồn diện và đầy đủ.
2.4.3.2. Sử dụng box thông tin
Box thông tin là một cửa thông tin tiện lợi, linh hoạt, làm tăng tính sinh động trong hình thức trình bày bài báo, giúp người đọc giãn mắt, tiếp cận thông tin dễ dàng. Trong bài PV khắc họa chân dung, box tạo điều kiện cho độc giả nắm bắt thông tin hết sức cô đọng và dồn nén về nhân vật.
Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tơi nhận thấy, chỉ có 35.8% số bài PV sử dụng box thông tin. Ở những bài PV có kèm box, phần lớn sử dụng 1 box/bài, có trường hợp có 2 box/bài. Box thơng tin có 4 dạng chính là: trích dẫn câu nói của nhân vật; tóm tắt tiểu sử, thành tích của nhân vật; thơng tin, sự kiện về nhân vật và bảng hỏi ngắn.
Bảng 2.13. Một số dạng box trong PV khắc họa chân dung
Box Tên báo Tổng (%) TT-VHCT (%) LĐCT (%) ANTG GT-CT (%) Trích dẫn câu nói 15.13 1.6 0.0 6.39 Tóm tắt tiểu sử, thành thích 21 33.6 2,9 22.06
Thông tin, sự kiện 6,73 6.4 0.0 5.11
Bảng hỏi ngắn 5.88 0.0 0.0 2.23
Khơng có box 51.26 58.4 97.1 64.21
Tổng 100 100 100 100
Được sử dụng phổ biến nhất là dạng tóm tắt tiểu sử, thành tích của nhân vật chiếm 22.06% tổng số bài. Các nhân vật được chọn PV đều là những người có bề dày thành tích và có dấu ấn trong lĩnh vực họ hoạt động, vì thế việc giới thiệu tiểu sử, thành tích được chọn là phương án tối ưu để góp phần khắc họa đậm nét về nhân vật.
Ít dùng nhất là dạng bảng hỏi ngắn, chỉ xuất hiện ở báo TT-VHCT với 2.23%, hai tờ báo cịn lại khơng sử dụng dạng box này. Bảng hỏi ngắn gọn và cô đọng nhằm tạo dấu ấn rõ nét của nhân vật ở các khía cạnh khác nhau, thường là thói quen, sở thích và những đặc điểm riêng của nhân vật thông qua các câu hỏi điều tra nhanh. Các box này thường đặt ở cuối bài nhằm bổ sung thông tin về nhân vật, gợi cho người đọc nhiều điều thú vị và hoàn thiện chân dung nhân vật. Cuối bài PV Trần Đăng Khoa: Hà Nội có mấy ai không phải người nhà quê? (TT-VHCT số 32, 10/8/2012) là bảng hỏi ngắn dành cho nhà thơ:
Ông dành mấy tiếng một ngày để đọc?
- Không thể đếm bao nhiêu tiếng được. Cứ rảnh rỗi một chút là tôi lại đọc. Một ngày tôi đọc nhiều lắm.
Dạo này ông đọc sách gì?
- Nhiều sách. Cuốn Lolita chẳng hạn.
Ơng thấy cuốn đó thế nào?
- Cách viết tương đối mới đấy, mặc dù không phải là dễ hiểu theo tinh thần của người Việt. Nabokov không dễ đọc chút nào.
2.4.3.3. Sử dụng ảnh
“Ảnh như một kênh cung cấp những góc nhìn đa chiều về nhân vật giúp bạn đọc trong quá trình tiếp cận một bài PV dài sẽ bớt mệt mỏi và thêm phần thú vị” (PVS 4.2.1, thư ký tòa soạn). Ảnh có kích thước khác nhau, có thể nằm theo chiều ngang, chiều dọc hoặc hòa lẫn vào bài báo một cách linh hoạt, tạo được hiệu quả thẩm mỹ và góp phần thể hiện thơng tin. Trong khí đó trên truyền hình, hình
ảnh bị một màn ảnh có kích thước và hình dạng khơng đổi đóng khung và chuyển động với tốc độ khơng đổi nên khơng có được sự uyển chuyển như trên báo chí.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ảnh xuất hiện ở hầu hết các tác phẩm PV, trừ 2 bài PV đăng trên báo LĐCT. Nếu như báo LĐCT chủ yếu dùng 1 ảnh trong bài thì báo ANTG GT-CT thường đăng 2 ảnh, báo TT-VHCT có thể dùng phổ biến 3 ảnh/ bài, thậm chí có bài trình bày đến 5-6.
Bảng 2.14. Tỷ lệ ảnh được sử dụng trong PV khắc họa chân dung
Số lƣợng ảnh Tên báo Tổng (%) TT-VHCT (%) LĐCT (%) ANTG GT-CT (%) 1 ảnh 20.17 76 20.29 42.5 2 ảnh 29.42 21.6 72.46 35.78 3 ảnh 31.93 0.8 7.25 14.06 4 – 5 ảnh 15.96 0.0 0.0 6.07 5 – 6 ảnh 2.52 0.0 0.0 0.95 Khơng có ảnh 0.0 1.6 0.0 0.64 Tổng 100 100 100 100
Nguồn: Kết quả phân tích 313 tác phẩm PV khắc họa chân dung trên 3 báo, 2012-2014 Ảnh trong bài PV khắc họa chân dung chủ yếu là ảnh nhân vật nhằm giới thiệu đến độc giả diện mạo người trả lời một cách trực diện nhất. Vừa được đọc những lời lẽ, khẩu khí, quan điểm của nhân vật qua phần trả lời PV, vừa được thấy diện mạo và thần thái của họ qua ảnh, người đọc như được tiếp cận với nhân vật ngoài đời thực. Một số bài PV ngồi ảnh nhân vật cịn đăng kèm ảnh chụp tác phẩm của nhân vật (bìa sách, ảnh nghệ thuật).
Trước đây ảnh nhân vật thường được chụp theo môtip nghiêm trang, ngay ngắn. Càng ngày ảnh chân dung báo chí càng sinh động hơn, uyển chuyển và có thần thái hơn. Nhân vật thường được chụp ngẫu nhiên khi đang trả lời PV từ các
góc độ khác nhau và chụp liên lục để ghi lại được nhiều tư thế. Do đó ảnh nhân vật cũng làm tăng tính trực tuyến, nóng hổi của bài PV.
2.4.3.4. Sử dụng chuyên mục
Chuyên mục (báo chí) là mục dành riêng cho một đề tài nhất định, xuất hiện định kỳ và chiếm một chỗ vị trí cố định trên trang báo, do một hay nhiều người viết phụ trách. Một chuyên mục trở nên quen thuộc với đơng đảo bạn đọc khơng những vì nội dung vấn đề được nêu ra mà cịn vì tính hấp dẫn mang phong cách độc đáo và trình độ của những cây bút chuyên trách.
Khi tiếp cận khảo sát và thống kê các bài báo PV khắc họa chân dung, chúng tôi đã đi theo đúng tinh thần tiếp cận dưới góc độ về thể loại, nhưng đồng thời cũng kết hợp với dấu hiệu của chuyên mục. Có thể khẳng định, các chuyện mục “Trò chuyện và suy ngẫm” trên ANTG GTCT; “Gặp gỡ cuối tuần” trên LĐCT và TT-VHCT thực sự là đất dụng võ của PV khắc họa chân dung với thế mạnh phản ánh những nhân vật tiêu biểu trong đời sống xã hội.
Chuyên mục có thể trùng với một thể loại báo chí nhưng cũng có khi được xây dựng từ nhiều thể loại khác nhau. Ở báo ANTG GT-CT, chuyên mục “Trò chuyện và suy ngẫm” dành trọn để đăng các bài PV khắc họa chân dung. Chuyên mục “Gặp gỡ cuối tuần” trên báo TT-VHCT và LĐCT thu hút hai thể loại là PV khắc họa chân dung và ký chân dung. Sở dĩ hai thể loại này được đứng cùng nhau trong một chun mục vì chúng có nhiều điểm gần gũi, giao thoa trong việc khắc họa chân dung như đã đề cập ở chương 1 của luận văn.
Sự thay đổi thể loại trong chuyên mục để phát huy chức năng thông tin của thể loại, phù hợp với nhu cầu thơng tin của độc giả, khi tiếng nói của cá nhân con người ngày càng được đề cao. Cũng là dựng chân dung nhân vật, nhưng cách dựng qua ngòi bút nhà báo của ký chân dung đã kém hấp dẫn hơn cách thức PV nhằm khắc họa chân dung nhân vật bằng chính phát ngơn của họ.