Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
2.6. Vài nét về phong cách phỏng vấn khắc họa chân dung trên TT-
2.6.2. Phong cách phỏng vấn trên báo LĐCT
Nhân vật PV trên LĐCT được lựa chọn khá đa dạng thuộc mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, phục vụ nhu cầu thơng tin của độc giả thuộc nhiều giới, nhiều độ tuổi, là những người lao động hoặc trí thức.
Hướng tiếp cận nhân vật thường đi từ những thành tích nổi bật, những hoạt động có ý nghĩa xã hội của những cá nhân xuất sắc, bất kể tuổi tác già hay trẻ, quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài. Các bài PV trên LĐCT tỏ ra linh hoạt và nhạy bén trong việc phát hiện các vấn đề xã, bám sát tình hình thời sự.
Số lượng câu hỏi đặt ra khơng nhiều. Ở một số bài PV có đan xen các đoạn ký chân dung. Chính vì vậy cuộc đối thoại giữa nhà báo và nhân vật không diễn ra gấp gáp dồn dập mà theo một nhịp điệu chậm rãi, nhà báo lúc thì hỏi, lúc lại quan sát nhân vật và nói nên những cảm tưởng về nhân vật. Dấu ấn nhà báo phần nào lưu lại trong bài PV. Sở dĩ trong một bài PV có xen lẫn những đoạn ký chân dung vì đơi khi trong phần trả lời, nhân vật không muốn (do khiêm tốn, do tâm lý) nhắc đến những thành tích, những thói quen, đặc điểm tốt của bản thân. Việc trả lời câu hỏi dài hay ngắn, sơ hay kỹ của nhân vật nằm ngoài ý muốn chủ quan của nhà báo. Khơng ít trường hợp nhà báo cảm nhận và muốn thể hiện chân dung nhân vật trịn trịa, tồn vẹn, muốn lấp đầy những khoảng trống thông tin mà nếu chỉ dựa vào những câu trả lời của nhân vật thì sẽ khơng đầy đủ. Đôi khi nhà báo muốn thể hiện ngay những cảm nhận, ấn tượng của mình về nhân vật. Những lúc như vậy nhà báo đã không giữ được thái độ khách quan mà tự lộ mình ra, đưa ra những nhận xét, cảm nhận bằng giọng điệu của ký chân dung.
Trong bài Chị Trương Thị Hồng Tâm – nhân viên công tác xã hội: Cách mình trả nợ cuộc đời, ngoài những đọan đối thoại giữa nhà báo và nhân
vật cịn có đoạn ký chân dung: “Người có giọng nói khiến khơng ít dân giang hồ nể sợ lại là bà mẹ của 4 đứa con, dù chị chưa một lần sinh nở, trong đó 3 đứa nhiễm HIV. Tâm Siđa - biệt danh của chị Trương Thị Hồng Tâm - chịu một thử thách nghiệt ngã của số phận: Rơi xuống dưới đáy xã hội, để rồi vươn lên làm lại cuộc đời”. Những dòng ký chân dung góp phần khắc họa rõ nét chân dung một người phụ nữ có hồn cảnh éo le nhưng vẫn vươn lên, có những đóng góp thiết thực cho xã hội.
Hay trong bài PV NGƯT Nguyễn Thị Hiền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, những câu trả lời của nhân vật dường như chưa đủ để khắc họa toàn vẹn một chân dung, buộc PV phải lên tiếng qua những dịng ký chân dung: “Trí nhớ của bà cịn rất tốt, bà hồi tưởng lại lịch sử cuộc đời khi tôi gợi chuyện như mọi điều mới xảy ra ngày hôm qua vậy. Phong cách sống hiện đại, ánh mắt của bà sáng và ln nhìn thẳng vào người đối diện, tôi cảm nhận: Bà là người phụ nữ giàu nghị lực và có trái tim bao dung, với tấm lòng nhân ái”.
Tác phẩm PV khắc họa chân dung còn đứng chung chuyên mục “Gặp gỡ cuối tuần” cùng với những tác phẩm ký chân dung. Tuy nhiên con số 4 bài ký chân dung so với 125 bài PV khắc họa chân dung được đăng tải trong 3 năm trên báo LĐCT đã cho thấy sự lấn át của thể loại PV trước thể loại ký khi chung đất trong chuyên mục “Gặp gỡ cuối tuần”.
Trong việc trình bày các cửa thơng tin, báo LĐCT coi trọng phần tiêu đề, chính văn và sapơ, ít chú trọng đến ảnh nhân vật nên ảnh hạn chế cả về số lượng và chất lượng.