Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
2.6. Vài nét về phong cách phỏng vấn khắc họa chân dung trên TT-
2.6.1. Phong cách phỏng vấn trên báo TT-VHCT
Xuất hiện khá đều đặn trong các số phát hành vào thứ 6 hàng tuần, bài PV thường trải dài trên 4 trang báo liên tiếp (thường là các trang 50-53), báo TT-VHCT đã mang đến món ăn tinh thần khơng thể thiếu cho độc giả, nhất là những độc giả trẻ tuổi.
Mỗi ấn phẩm có những thế mạnh riêng trong việc chọn lựa và tiếp cận đối tượng PV khác nhau, phục vụ nhu cầu thông tin của nhiều đối tượng bạn đọc. Báo TT-VHCT thường chọn nhân vật PV là văn nghệ sĩ trẻ tuổi đáp ứng nhu cầu thông tin của một bộ phận độc giả trẻ quan tâm nhiều đến đời sống văn hóa văn nghệ và giới showbiz.
Hướng tiếp cận nhân vật thường đi từ thành công nổi bật của nhân vật, hoặc khai thác nhân vật qua những sự kiện văn hóa nổi bật: nhân một liên
hoan phim, nhân một liveshow biểu diễn,… Theo hướng tiếp cận này, báo TT-VHCT tỏ ra nhanh nhạy và linh hoạt trong việc bám thời sự văn hóa trong và ngồi nước để tìm nhân vật PV, theo đúng phương châm của tờ báo là “thơng tin nóng hổi, bình luận cá tính". Ví dụ nhân sự kiện phim Đường đua - một bộ phim được đầu tư kinh phí lớn được cơng chiếu năm 2013, phóng viên đã tiếp cận những người tham gia sản xuất bộ phim này để thực hiện những cuộc PV dài hơi, từ đạo diễn Nguyễn Khắc Huy, diễn viên Nhan Phúc Vinh đến nhà sản xuất phim, nhà đầu tư và đồng tác giả kịch bản Hồng Ánh. Hoặc nhân sự kiện phim Đập cánh giữa không trung được tham dự liên hoan phim tại Venice năm 2014, phóng viên đã PV diễn viên chính Thùy Anh, nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp để khắc họa những nét đặc biệt ở những người trẻ đang có những thành cơng bước đầu trong sự nghiệp của mình.
Việc dựa vào phông kiến thức làm cơ sở, nguyên liệu cho câu hỏi được thực hiện khá tốt và linh hoạt trên ba tờ báo. Câu hỏi PV trên báo TT-VHCT thường ngắn gọn và cụ thể, hỏi trực diện vấn đề. Theo đó, câu trả lời cũng ngắn gọn, ít có sự đưa đẩy, đeo bám trong các lượt hỏi – đáp. Chính vì vậy mà mặc dù nội dung PV chú trọng thể hiện được khối lượng thơng tin lớn và tồn diện về nhân vật, nhưng bài PV vẫn thiếu khơng khí đối thoại, dấu ấn của người PV mờ nhạt, thậm chí hồn tồn vắng bóng. Điều này khác hẳn với hai tờ báo LĐCT và ANTG GT-CT.
Để thể hiện một bài PV khắc họa chân dung trên một khuôn báo cho phép, nhà báo thể hiện bằng nhiều cửa thông tin như phần chính văn, tiêu đề, sapo, tít phụ, box thơng tin, và ảnh. Vì vậy các báo khác nhau có xu hướng sử dụng trội hơn ở một hoặc một vài cửa thơng tin nào đó, từ đó các cửa thơng tin cịn lại sẽ bị thu hẹp. Báo TT-VHCT thiên về việc thể hiện nổi trội tiêu đề, sapo, box thông tin và đặc biệt là ảnh nhân vật, phần chính văn sẽ bị thu gọn lại chỉ cịn 1.500 – 1.600. Ảnh đính kèm bài PV trên báo TT-VHCT đã phát huy rất tốt vai trò thể hiện diện mạo nhân vật. Mỗi bài PV thường có nhiều
ảnh chụp nhân vật với nhiều dáng vẻ, góc độ. Ảnh có dung lượng lớn, được chụp cơng phu, trình bày hấp dẫn để nhân vật hiện lên với ngoại hình sinh động và chân thực, thu hút sự chú ý của độc giả. Không chỉ công phu trong việc thể hiện ảnh nhân vật mà nhìn chung cách trình bày bài PV của tờ báo này được đánh giá là đẹp mắt và hấp dẫn.