Trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN

1.1. Thể loại phỏng vấn trên báo in

1.1.4. Trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong phỏng vấn

1.1.4.1. Trách nhiệm xã hội của nhà báo trong phỏng vấn

Hoạt động báo chí nói chung và hoạt động nghề nghiệp của nhà báo không thể tách rời đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về thông tin càng cao và đa dạng. Ở góc độ thơng tin thì đó là u cầu về độ nhanh nhạy, chân thực và nhiều chiều của thơng tin. Xét từ khía cạnh hiệu quả xã hội của thơng tin thì u cầu đó là sự tác động của thông tin đến dư luận xã hội như thế nào? Thông tin được chuyển tải bằng các thể loại báo chí khác

nhau như thế nào? Thơng tin chứa đựng trong bài PV chính là thước đo trách nhiệm của mỗi nhà báo đối với xã hội mà họ đang phục vụ. Một bài PV đảm bảo thông tin nhanh nhạy, trung thực, có tác động lành mạnh và tích cực đến dư luận, điều đó cũng có nghĩa là nhà báo đã thể hiện ý thức trách nhiệm xã hội của mình. Từ đó có thể thấy rằng trách nhiệm xã hội của nhà báo trong PV bộc lộ ở chính q trình tác nghiệp của nhà báo, từ việc lựa chọn vấn đề, đối tượng được PV, cách đặt câu hỏi cho đến cơng đoạn hình thành bài viết để đăng tải trên báo.

Lựa chọn vấn đề và đối tượng cho một cuộc PV luôn gắn liền với sự nhanh nhạy và tính cẩn trọng trong nghề nghiệp của phóng viên. Độ nhạy bén chính trị của người làm báo đòi hỏi nhà báo phải nắm bắt được mạch sống chủ đạo của xã hội để phát hiện vấn đề và chọn thời điểm, đối tượng được PV và thể hiện chính xác thơng tin, số liệu, từ ngữ trong bài viết. Các bài PV chân dung nhân vật bao giờ cũng nhằm phác họa hình ảnh những con người có đóng góp lớn cho xã hội bằng nỗ lực khơng mệt mỏi của mình. Ở đây, độ nhạy bén nghề nghiệp của nhà báo thể hiện ở việc lựa chọn đúng người, đúng việc để tiến hành PV.

1.1.4.2. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong phỏng vấn

Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Bên cạnh đạo đức chuẩn mực đề cập đến những quy tắc, hành vi chung trong mỗi xã hội cụ thể, thì đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc chuẩn mực cụ thể trong các nghề nghiệp khác nhau. Nghề báo là một nghề có mối liên hệ xã hội rộng rãi. Thơng qua tác phẩm báo chí, người làm báo có khả năng hình thành tâm lí và dư luận, hình thành một thói quen, một thị hiếu xã hội. Tính đúng, sai của một bài báo có tác động tốt hoặc xấu vượt xa khỏi phạm vi thông tin của một bài báo cụ thể. Bởi vậy, nghề báo, người làm báo cần phải có những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ xã hội giao phó.

Bản chất của báo chí là thơng tin người thật việc thật cho nên khía cạnh đạo đức quan trọng mà bất cứ nhà báo nào cũng cần phải có là tính trung thực. Nội dung cơ bản của lịng trung thực là sự tơn trọng sự thật, lẽ phải bằng sự dũng cảm và đức tính ngay thẳng của nhà báo. Trong một cuộc PV, tính trung thực cần được thể hiện cả trước, trong và sau thời điểm PV. Nội dung PV cần được thống nhất và minh bạch, sáng rõ. Tuyệt đối tránh tình trạng cuộc PV là cái bẫy đối với người trả lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)