Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
3.1.2. Hạn chế trong sử dụng câu hỏi phỏng vấn
3.1.2.1. Câu hỏi chung chung, đơn điệu
Trong nhiều bài PV vẫn tồn tại những câu hỏi chung chung đơn điệu, khơng cá tính, khơng góc cạnh, lặp lại theo một mơtip… mang tính chất hỏi đáp xã giao, cứng nhắc theo một dàn bài đã được chuẩn bị trước. Điều này làm cho bài PV thiếu độ tin cậy, thuyết phục và nặng về hình thức. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà độc giả lựa chọn khi được hỏi về lí do họ khơng thích đọc bài PV khắc họa chân dung (xem phụ lục 3.11). Hạn chế trong câu hỏi tất yếu dẫn đến thông tin thu được trong câu trả lời cũng nông cạn, hời hợt bề ngoài mà chưa chạm đến thần thái, những nét cá tính riêng có của nhân vật, từ đó làm cho chân dung nhân vật hiện lên chưa toàn vẹn, chưa đắt giá.
- Hỏi: Ơng nghĩ gì về văn chương? (Nhà văn Nguyễn Trí: Tơi cám ơn
đời đã cho tơi cái khổ, cái nghèo, LĐCT số 14, 4/4/14).
- Hỏi: Chị làm phim đến cùng vì cái gì? (Đạo diễn trẻ Nguyễn Hồng
Điệp: Với tơi, định mệnh lớn nhất của đàn bà là cô đơn, LĐCT số 45, 16/11/2012).
Thường những câu hỏi chung chung là câu hỏi mở và khi đã quá mở, khơng có trọng tâm thì chắc chắn nhân vật khi trả lời thường không hứng thú chút nào. Trước câu hỏi quá mơ hồ: “Chị làm phim đến cùng vì cái gì”, nhân vật hồn tồn khơng xác định được đích của câu trả lời, nên càng mơng lung và trả lời đại khái: “Nếu khơng làm phim thì cũng khơng biết làm gì cho nên hồn…”.
Ở cuối trong bài PV Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc phía Nam: Quan trọng là lấy được lịng tin của tác giả (LĐCT số 11, 14/3/2014), phóng viên đặt ra câu hỏi cho nhân vật:
“Cuộc sống vốn ngắn ngủi. Vậy ơng sống vì điều gì?” – đây là câu hỏi có thể hỏi bất kỳ ai và bất kỳ ai cũng thấy khó trả lời cho đúng và trúng được
3.1.2.2. Câu hỏi tối nghĩa
Khơng ít câu hỏi tối nghĩa trong bài PV khiến ý hỏi không rõ ràng và không nhất quán:
- Hỏi: Cứ 10 diễn viên múa thì có hết 7 người bỏ nghề sau khi sinh con rồi vì khơng đáp ứng được điều kiện của nghề. Chị có từng nghĩ đến chuyện ấy khi sinh bé Luna không? (Linh Nga: Tôi như cục pin đã nạp đầy năng
lượng, TT-VHCT số 6+7+8, 22/2/2013).
- Hỏi: Bán bánh tráng trộn mà không quên chào mời khách hàng đến với cửa hàng quần áo, quả thực bạn khơng ngừng từ bỏ mục tiêu mơ ước của mình kể cả khi khó khăn, ngay lúc này, bạn cảm thấy thời trang chọn bạn hay bạn chọn thời trang? (Lý Giám Tiền: Trong áp lực cuộc sống mới thú vị, TT- VHCT số 29, 18/7/2014).
Đọc câu hỏi trên dễ nhận thấy cách diễn đạt của phóng viên chưa thốt ý, dễ dẫn đến việc người được hỏi không hiểu ý câu hỏi và không đưa ra được câu trả lời đúng ý. Những hạt sạn trong hệ thống câu hỏi như trên có thể khiến nhân vật hiểu khác đi nội dung hỏi, từ đó trả lời sai.
3.1.2.3. Câu hỏi dài và gộp nhiều ý
Trong cuộc PV, phóng viên trong nhiều tình huống tỏ ra tham lam khi đặt ra liên tiếp nhiều câu hỏi liên tiếp dẫn đến tình trạng câu hỏi dài, nặng nề và gộp nhiều ý. Khi nhân vật tiếp nhận những câu hỏi cồng kềnh này rất khó có thể trả lời đầy đủ tất cả lượng thông tin mà người hỏi muốn được giải đáp. Trong bài Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Phải quần tụ lịng người (ANTG GT-CT số 68, GT 9/2013), câu hỏi quá cồng kềnh khi nhà báo đưa ra 4 ý hỏi trong một lượt lời. Cách hỏi tham lam dễ gây cho người trả lời cảm giác bị hối thúc, bị truy vấn, còn người đọc sẽ thấy nặng nề và rối rắm, và rất có thể sẽ làm giảm hứng thú theo dõi cuộc trị chuyện và người đọc có thể rời bỏ trang báo bất cứ lúc nào.
3.1.2.4. Câu hỏi quá sâu về chuyện đời tư
Nhìn chung so với báo điện tử, trang web xuất hiện nhiều bài PV khai thác quá sâu vào chuyện riêng tư của nhân vật một cách lộ liễu thì những tác phẩm PV khắc họa chân dung trên báo in tỏ ra thận trọng và chừng mực trong
việc khai thác đời tư của nhân vật. Tuy nhiên, vẫn có những bài PV khai thác hơi quá đà đời tư của nhân vật. Trước những câu hỏi tò mò thái quá khiến nhân vật cảm thấy khó chịu, bị tổn thương. Trong nhiều trường hợp, họ từ chối không trả lời câu hỏi.
- Hỏi: Là phụ nữ, khơng có thời khắc nào thiêng liêng bằng giây phút trên bàn sinh. Lúc ấy người ta thường nghĩ đến một người quan trọng để củng cố niềm tin giúp mình vượt cạn. Hơi tế nhị một chút nhưng thực sự tơi tị mị muốn biết lúc đó chị nghĩ đến ai?
- Trả lời: (Suy nghĩ một hồi lâu). Tôi không trả lời câu hỏi này đâu… (Thủy Tiên: May mắn vì cuộc đời nhiều biến cố, TT-VHCT số 22, 31/5/2013).
Có những bài báo khi hỏi về vấn đề riêng tư thường kèm theo giọng điệu khiêu khích, phản biện. Ở một chừng mực nào đó, câu hỏi khiêu khích, lời phản biện ngược dịng có tác dụng làm tăng tính vấn đề, tạo ra sự mới lạ cho nội dung PV, thu hút sự chú ý của độc giả. Nhưng tùy từng vấn đề, tùy từng nhân vật và hồn cảnh PV mà phóng viên nên cân nhắc xem có nên áp dụng hay khơng. Những câu hỏi mang tính kích động, tỏ rõ tư tưởng “hiếu chiến” của phóng viên sẽ khiến nhân vật khó chịu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khơng khí và diễn biến buổi PV. Độc giả khi đọc đến những câu hỏi chọc ngốy ấy có thể sẽ khơng hài lịng và bỏ dở bài PV.
3.1.3. Thơng tin khơng tồn diện, thiếu chiều sâu
Sự thiên lệch trong cách tiếp cận nhân vật cũng sẽ dẫn đến tình trạng thơng tin bị lệch lạc, khơng phản ảnh được tồn diện mọi mặt của đời sống. Độc giả không chỉ cần thơng tin về ca sĩ, diễn viên, mà cịn cần biết những vị quan chức một lịng vì dân, những doanh nhân thành với những kinh nghiệm trên thương trường, những thầy cô giáo, y bác sĩ tận tụy với nghề, gặt hái được nhiều thành cơng, những người bình thường, khơng dễ nổi tiếng nhưng họ vẫn hàng ngày hàng giờ làm những việc có ích cho cộng đồng… Họ cần được xã hội biết đến, chia sẻ, cảm thơng, học tập và noi gương, để từ đó nhân rộng ra
những con người có ích cho xã hội… Khi thơng tin khơng tồn diện, đa chiều về đời sống xã hội, người dân sẽ không thấy được hình ảnh của mình, của những người quanh mình, cùng lĩnh vực cơng tác qua bài PV, dần dần họ sẽ thấy xa lạ với thơng tin báo chí và giảm sự quan tâm tới báo chí.
Thế mạnh của báo in, đặc biệt là các tờ phụ san đưa thông tin theo phong cách “đọc chậm” là phản ánh sâu kỹ thông tin. Nhưng thực tế nhiều bài PV khắc họa chân dung chưa phát huy được thế mạnh này. Trong nhiều trường hợp các câu hỏi đã được phóng viên chuẩn bị sẵn và đưa ra cho nhân vật sẽ lướt qua tất cả các khía cạnh: cơng việc, sở thích, chuyện tình cảm riêng tư, dự định sắp tới. Có cảm giác như bài PV trực tiếp có nội dung khơng khác với hình thức PV qua e-mail là mấy, khơng có câu hỏi phát sinh, ngoài lề, xoáy sâu, phản biện, những câu nhấn nhá dẫn đến thông tin nào về nhân vật cũng dang dở, không được khai thác ở các tầng vỉa khác nhau. Ở nhiều bài PV, thông tin mới chỉ chạm được vào cái vỏ của nhân vật, chứ chưa bộc lộ được hồn vía, thần thái của nhân vật khiến nội dung trò chuyện trở nên mờ nhạt khó thu hút độc giả.
Sự vắng bóng câu hỏi phản biện cũng ảnh hưởng tới chiều sâu của bài PV. Bởi câu hỏi phản biện cho phép phóng viên lật lại vấn đề, xem xét để phát hiện ra cốt lõi trong suy nghĩ và hành động của nhân vật. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tơi, vẫn cịn nhiều bài PV khơng sử dụng câu hỏi phản biện.
Nguyên nhân do nhà báo có kiến thức hời hợt, khơng sâu về lĩnh vực PV. Phóng viên cịn lười, chưa đầu tư, chưa suy nghĩ đào sâu tìm tịi ý tưởng PV. Ngồi ra cũng cần xét đến nguyên nhân khác nữa: Đó là mâu thuẫn giữa việc đảm bảo tiến độ làm báo và cần thời gian khai thác thông tin sâu kỹ. Áp lực về thời gian là rào cản khá lớn để thực hiện được một cuộc PV đi đến tận cùng của vấn đề. Thêm nữa, còn do nguyên nhân khách quan từ phía người trả lời. Có nhân vật vì q bận rộn nên thời gian dành để tiếp phóng viên rất hạn hẹp. Cũng có những nhân vật thích “nổ”, ln cường điệu hóa vấn đề khi trả lời PV, nói như đang báo cáo, đang tun ngơn… nên phóng viên khó lịng mà khai thác được thơng tin có chiều sâu.
3.1.4. Cách thể hiện bài phỏng vấn thiếu hấp dẫn
Ngay cả đến những yếu tố bắt mắt nhất trong bài báo PV khắc họa chân dung như tiêu đề, sapo trong nhiều trường hợp cũng đi theo lối mịn. Một số sapơ chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ giới thiệu nhân vật một cách đơn giản, dập khuôn, thiếu sự sáng tạo.
Trong một số trường hợp, ảnh nhân vật có kích cỡ nhỏ, chưa tương xứng với một bài PV có quy mơ lớn. Thêm nữa, trong nhiều bài PV chưa chú ý đến việc thể hiện phong thái nhân vật qua ảnh, thường để ảnh nhân vật ở trạng thái tĩnh khiến nhân vật trở thiếu sống động… Có những bài PV sử dụng nhiều ảnh có cùng một mơ típ như nhau gây sự đơn điệu.
Nhìn chung box thơng tin chưa phát huy được lợi thế trong các bài PV khắc họa chân dung, số lượng bài có xuất hiện box khơng nhiều. Ở những bài có box thì thường dài dịng, thơng tin thiếu chọn lọc, chưa đảm bảo được yêu cầu của box là nén được lượng thông tin lớn trong một phạm vi câu chữ hẹp. Tương tự như box thành tích tiểu sử, box trích dẫn câu nói trong khơng ít trường hợp dẫn ra phát ngơn của nhân vật thiếu tính điển hình, khơng đắt giá. Từ đó làm cho việc khắc họa chân dung không sắc nét mà mờ nhạt, đều đều, khiến bài PV kém hấp dẫn. Dung lượng bài PV nhìn chung cịn dài, gây tâm lý ngại đọc cho độc giả.
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng tác phẩm phỏng vấn khắc họa chân dung trên báo in ở nƣớc ta hiện nay phỏng vấn khắc họa chân dung trên báo in ở nƣớc ta hiện nay
3.2.1. Cơ quan báo chí cần tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của phỏng vấn khắc họa chân dung triển của phỏng vấn khắc họa chân dung
3.2.1.1. Xây dựng đội ngũ phóng viên chuyên trách
Những bài PV khắc họa chân dung có chất lượng khơng chỉ mang tính cạnh tranh giữa các tờ báo in mà còn là tâm điểm chịu sức ép gắt gao từ các hình thức PV trên các loại hình truyền thơng khác như truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử. Thực tế, ở các tòa soạn báo Thể thao – Văn hóa cuối tuần, Lao
động cuối tuần và An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng chưa có phóng viên chuyên trách về mảng PV khắc họa chân dung mà thường là kiêm nhiều mảng bài. Vì vậy bất kỳ tờ báo nào nếu có chủ trương phát triển dạng PV khắc họa chân dung thì bước đi đầu tiên là phải phân cơng phóng viên chuyên trách mảng bài này. Để thể hiện được tinh thần đối thoại, trò chuyện giữa phóng viên và nhân vật thì cần một phóng viên ảnh chuyên trách, có thể chớp được những khoảnh khắc có hồn nhất của nhân vật khi trả lời PV.
Tòa soạn cần tạo điều kiện, hỗ trợ phóng viên trong q trình tác nghiệp: trang bị những thiết bị phụ trợ như máy ghi âm, máy ảnh, cấp giấy giới thiệu cho phóng viên để q trình gặp gỡ và tác nghiệp của phóng viên đối với nhân vật diễn ra thuận lợi. Trong nhiều trường hợp, tịa soạn có thể trả cho nhân vật một khoản kinh phí khi nhân vật đã dành thời gian hợp tác, cung cấp thơng tin cho phóng viên. Tịa soạn cũng chú trọng việc hỗ trợ kinh phí để phóng viên tìm kiếm, tiếp cận hoặc thiết lập mối quan hệ với nhân vật.
Trước mỗi cuộc PV, ban biên tập cần chỉ đạo, định hướng cho phóng viên hướng tiếp cận nhân vật, hoặc sẽ góp ý, điều chỉnh đối với những ý tưởng mà phóng viên đề xuất. Ban biên tập nên đặt ra yêu cầu cao đối với phóng viên trong sáng tạo tác phẩm PV. Tránh việc thực hiện những cuộc PV với nhân vật không phù hợp; tránh sử dụng câu hỏi hời hợt, chung chung, xi chiều. Khuyến khích phóng viên tìm tịi nhân vật hay và hướng tiếp cận độc đáo, đặt câu hỏi hấp dẫn...
Tòa soạn cần xây dựng cơ chế thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích phóng viên tìm tịi, đầu tư cho dạng bài này. Sẵn sàng trả nhuận bút cao hơn đối với những bài PV có sự đầu tư cơng phu, có chất lượng tốt, thu hút sự phản hồi tích cực từ phía bạn đọc. Ngược lại cũng đặt ra hình thức phạt, kỷ luật đối với những phóng viên làm liều, làm ẩu.
3.2.1.2. Đổi mới công tác biên tập và trình bày tác phẩm phỏng vấn khắc họa chân dung
Ban biên tập nên chú trọng đến cơng tác biên tập và kĩ thuật trình bày bài PV khắc họa chân dung. Bởi sau cuộc PV, tập bản thảo ghi lại nội dung
cuộc PV cùng những bức ảnh chụp nhân vật mới chỉ là “nguyên liệu thô”. Để tạo nên một bài PV khắc họa chân dung với nội dung hoàn chỉnh và diện mạo bắt mắt đăng tải trên trang báo phải cần đến bàn tay biến hóa của đội ngũ biên tập (trưởng ban chun mơn, thư ký tịa soạn, biên tập viên) và các kĩ thuật viên trình bày. Điều đó cho thấy phóng viên khơng thể hoạt động độc lập mà chỉ là mắt xích quan trọng trong chuỗi các quy trình sản xuất báo. Để có được một bài PV hiệu quả thì tịa soạn nên thiết lập một quy trình phối hợp chặt chẽ và ăn ý giữa phóng viên và đội ngũ biên tập, trình bày. Cần có sự đồng sáng tạo và thống nhất trong việc lên ý tưởng thể hiện nội dung và các cửa thông tin bổ trợ như box thông tin, sapo, tiêu đề, tít xen, ảnh...
Sự can thiệp của ban biên tập đối với phần PV của phóng viên phải mang tính chuyên nghiệp, phải tôn trọng sự tìm tịi, dấu ấn của người PV. Đồng thời phải nắm được tạng PV của từng phóng viên để biên tập bài cho phù hợp. Đối với những nhân vật PV có độ nhạy cảm, phức tạp thì ban biên tập phải có đủ chun mơn, trình độ và bản lĩnh để xử lý thơng tin đúng mức, tránh tình trạng áp đặt chủ quan, cảm tính.
Báo chí hiện đại có sự hỗ trợ tích cực của cơng nghệ thơng tin, trong đó khâu trình bày bài báo cho phép áp dụng nhiều ứng dụng kĩ thuật tiên tiến, tạo hiệu ứng tốt. Vì vậy, tịa soạn cần chú trọng đầu tư khâu trình bày bài PV trên trang báo. Hai tờ báo LĐCT và ANTG GT-CT cần đổi mới trong khâu trình bày báo để hấp dẫn bạn đọc: Cần cân đối lại lượng chính văn và các cửa thông tin khác. Tăng cường sự xuất hiện của các box thông tin về nhân vật, ảnh nhân vật nên được đầu tư thể hiện. Ảnh cần được chụp khi nhân vật đang trả lời PV ở nhiều góc độ sao cho sinh động hấp dẫn, dung lượng ảnh đủ lớn, tăng số lượng ảnh để gây ấn tượng với độc giả và ảnh phải được trình bày mang tính thẩm mỹ cao, hài hòa với các cửa thông tin khác trong bài báo. Thêm nữa, cần đặt những tít phụ cho bài PV để chia nội dung cuộc trò chuyện