Lựa chọn nhân vật chưa kĩ càng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 98 - 101)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN

3.1.1. Lựa chọn nhân vật chưa kĩ càng

Đối với một bài PV khắc họa chân dung thì khâu đầu tiên rất quan trọng là lựa chọn nhân vật PV. Tuy nhiên các báo trong nhiều trường hợp đã coi nhẹ khâu mở đầu này. Việc lựa chọn nhân vật chưa kĩ càng thể hiện ở ba điểm sau:

Thứ nhất, nhiều nhân vật được chọn PV chưa thật nổi bật, chưa đủ để

khắc họa nên một chân dung đầy đặn, có chiều sâu do phóng viên thiếu sự đầu tư tìm tịi nhân vật, thường chọn những nhân vật đã quen biết, dễ tiếp cận hoặc cứ thấy nhân vật mới là chọn PV mà khơng tìm hiểu xem nhân vật đó có thực sự “hay” hay khơng. Bên cạnh đó, Ban biên tập các báo chưa có chỉ đạo kịp thời và định hướng phóng viên tiếp cận những nhân vật cụ thể, nhất là những nhân vật “cấp cao”. Trong rất nhiều trường hợp phóng viên khó có thể nhận diện và tiếp cận được nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng xã hội lớn nếu khơng có sự hỗ trợ từ ban biên tập. Nhưng thực tế qua việc phỏng vấn sâu tổng biên tập, phó tổng biên tập của các báo, chúng tôi nhận thấy ban biên tập thường để phóng viên tự tìm kiếm nhân vật.

Thứ hai, nhân vật chưa phong phú, đa dạng về ngành nghề hoạt động

mà thường tập trung ở một lĩnh vực nào đó. Qua khảo sát chúng tơi nhận thấy các báo tập trung quá nhiều vào các văn nghệ sĩ mà ít chú ý tới các nhân vật

khác như quan chức, nhà quản lý, doanh nhân, nhà khoa học,… Theo số liệu khảo sát thì Báo TT-VHCT có đến 82.35% tổng số nhân vật PV thuộc nhóm văn nghệ sĩ và hồn tồn vắng bóng hai nhóm nhân vật quan chức và quản lý ở tờ báo này. Báo ANTG GT-CT cũng có đến 44.93% tổng số nhân vật được lựa chọn PV là văn nghệ sĩ, trong khi đó nhóm doanh nhân chỉ chiếm 2.9%. Vì q chú trọng đến các nhân vật là văn nghệ sĩ, phóng viên sẽ bám theo mọi di biến động của họ. Trong khi đó có rất nhiều các nhân vật thú vị ở các lĩnh vực khác đáng để được khai thác thì bị bỏ qua. Hay phóng viên lợi dụng nhân vật đã quen biết, dễ tính, đã thạo việc trả lời PV để tác nghiệp nhàn nhã, không phải dụng công: “So với nhân vật thuộc các lĩnh vực khác, tôi thấy chọn văn nghệ sĩ để PV là tạo được hiệu quả thơng tin tức thì. Hơn nữa, tơi thấy văn nghệ sĩ dễ tiếp xúc, dễ bộc bạch tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề của họ. Họ cũng không ngại chuyện cá nhân họ được công khai trên báo chí” (PVS

4.6.1, nữ, phóng viên).

Ngun nhân của việc đi theo lối mịn khơng chỉ thuộc về lỗi của phóng viên mà cịn cả về phía độc giả. Người đọc nhiều khi có tâm lý tin tưởng, hứng thú với phần trả lời của nhân vật có tên tuổi, đã xuất hiện và trả lời PV nhiều trên báo hơn những người chưa quen.

Điều này dẫn đến sự tiếp nhận thông tin lệch lạc của công chúng khi chỉ tiếp xúc với đa số các chân dung là văn nghệ sĩ, trong khi còn rất nhiều cá nhân nổi bật ở các lĩnh vực xã hội khác khơng được biết đến do báo chí chưa đi sâu khai thác. Sự chú ý quá mức đến nhóm chân dung văn nghệ sĩ, đặc biệt là những ca sĩ, diễn viên trẻ mới vào nghề vơ hình trung tạo cảm giác báo chí lăng xê, đánh bóng tên tuổi, PR cho nhân vật theo ý đồ của một nhà sản xuất chương trình, một êkíp làm phim. Kết quả thăm dị ý kiến độc giả cho thấy lượng độc giả có nhu cầu thơng tin về tầng lớp văn nghệ sĩ chiếm tỷ lệ không cao trong khi bài PV khắc họa chân dung văn nghệ sĩ ở một số báo lại chiếm số lượng lớn (Xem phụ lục 3.9).

Nguyên nhân văn nghệ sĩ hay được chọn làm nhân vật PV vì những hoạt động biểu diễn, sáng tạo của họ có mối liên hệ trực tiếp với cơng chúng, được công chúng hâm mộ (đặc biệt là bộ phận công chúng trẻ tuổi) và có nhu cầu thơng tin cao về cuộc sống, con người của họ. Mặt khác, văn nghệ sĩ là những người có đời sống và nội tâm phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc, dễ biến động và chính họ cũng có nhu cầu được bộc lộ, giải tỏa đời sống nội tâm một cách công khai nên việc thực hiện cuộc PV tương đối dễ dàng, đáp ứng được tiêu chí nhân vật có cá tính, có “vấn đề”. Thêm nữa, PV khắc họa chân dung đang được coi là một dạng bài “hot” nên các báo đều cố gắng có bài đều đặn nhằm lơi kéo độc giả. Khi chú ý đến số lượng và tần suất xuất hiện thì khâu lựa chọn nhân vật thường khơng kĩ càng.

Thứ ba, sự thiên lệch trong lựa chọn nhân vật còn thể hiện ở chỗ: Các báo

chú trọng đến các nhân vật mang quốc tịch Việt Nam và hoạt động trong nước mà ít chú ý đến chân dung là người nước ngoài ở Việt Nam hoặc người Việt Nam hoạt động ở nước ngồi. Điều này khơng phản ảnh tồn diện nhịp điệu của đời sống xã hội hiện đại, khi mà sự hợp tác giữa các nước, các ban ngành, tổ chức được tăng cường trên mọi lĩnh vực thì có rất nhiều những nhà nghiên cứu, những doanh nhân, nhà quản lý và nghệ sĩ nước ngoài đến Việt Nam cũng như người Việt Nam ra nước ngồi làm việc. Trong số họ có nhiều người đạt thành tích xuất sắc và có ảnh hưởng trong các lĩnh vực, cộng đồng dân cư. Tâm sự của họ cũng là nỗi lòng chung của cả một thế hệ, một bộ phận người với những kinh nghiệm sống và làm việc ở các thời kỳ và và nền văn hóa khác nhau. Đây sẽ là những kho tư liệu quý nếu chúng ta biết kiếm tìm và khai thác.

Sở dĩ những nhân vật dạng này vẫn vắng bóng trong các bài PV do sự khác biệt ngơn ngữ, văn hóa, quan điểm và khoảng cách địa lý nên việc tiếp cận và khắc họa chân dung một người có quốc tịch khác, ở vùng đất khác sẽ khó khăn hơn. Một phóng viên khơng đủ trình độ giao tiếp bằng ngoại ngữ, ngại việc sẽ bỏ qua những nhân vật ngoại quốc cho dù họ có thú vị đến mấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)