Các nhóm chân dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 46 - 51)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN

2.2. Các nhóm chân dung

2.2.1. Theo vị trí xã hội

Nhân vật được chọn PV hoạt động trong nhiều lĩnh vực xã hội, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Để tiện cho việc khảo sát và tìm hiểu, chúng tơi chia thành 6 nhóm nhỏ bao gồm: nhóm quan chức, quản lý, nhóm văn nghệ sĩ, nhóm nghiên cứu học thuật, nhóm doanh nhân và nhóm các nhân vật khác.

Bảng 2.2. Các nhóm chân dung theo vị trí xã hội

Nhóm chân dung Bài báo Tổng (%) TT–VHCT (%) LĐCT (%) ANTG GT-CT (%) Quan chức 0.0 3.2 11.6 3.83 Quản lý 0.0 21.6 2,9 9.27 Văn nghệ sĩ 82.35 23.2 44.93 50.48

Nghiên cứu học thuật 10.93 38.4 36.23 27.47

Doanh nhân 3.36 5.6 2.9 4.15

Khác 3.36 8.0 1.44 4.8

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả phân tích 313 tác phẩm PV khắc họa chân dung trên 3 báo, 2012-2014

Nhóm nhân vật quan chức bao gồm những nhân vật lãnh đạo chính phủ

(phó chủ tịch nước, thủ tướng,…) và lãnh đạo cấp cao (bộ trưởng, thứ trưởng…), các chính khách (đại sứ, nhà ngoại giao). Qua bảng số liệu 2.2. có thể thấy:

Thứ nhất, nhân vật là quan chức chiếm số lượng nhỏ (thậm chí có báo

cịn khơng xuất hiện nhóm nhân vật này) với 12 chân dung nhân vật, chiếm 3.83% tổng số chân dung được khắc họa. Nguyên nhân là đối với các nhân vật quan chức, việc khai thác thông tin xã hội sẽ thuận chiều hơn so với khai thác thông tin cá nhân. Các nhân vật này không dễ dàng đưa ra những quan điểm, suy nghĩ, tâm sự gắn với cuộc sống cá nhân họ. Do đó việc tiếp cận và PV chân dung các quan chức sẽ khó khăn hơn.

Thứ hai, số lượng nhân vật là quan chức giữa các báo có sự khác biệt:

có 4 chân dung, chiếm 3.2%; báo ANTG GT-CT tuy có số lượng nhân vật quan chức lớn nhất với 8 nhân vật, chiếm 11.6% nhưng so với các nhóm chân dung khác thì đây vẫn là con số khiêm tốn.

Nhóm chân dung nhà quản lý bao gồm những nhà lãnh đạo, quản lý,

phụ trách hoạt động của các cơ quan đoàn thể, đơn vị sản xuất, kinh doanh. Nhóm nhân vật này có sự chênh lệch: Báo TT-VHCT khơng có bài PV nào khắc họa chân dung là nhà quản lý, báo ANTG GT-CT có 2 bài chiếm 2.9%. Nhiều nhất là báo LĐCT với 27 bài chiếm 21.6%. Cũng giống với nhóm chân dung quan chức, nhóm chân dung nhà quản lý ít được báo chí quan tâm.

Nhóm chân dung văn nghệ sĩ gồm những người hoạt động trong lĩnh

vực văn hóa – văn nghệ như ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, đạo diễn, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia,… Đây là nhóm chân dung chiếm số lượng lớn nhất với 50.48%. Xét cụ thể giữa các báo cũng có sự khác nhau: Báo TT-VHCT có số lượng bài báo PV khắc họa chân dung văn nghệ sĩ nhiều nhất với 98 bài, chiếm 82.35% và có sự chênh lệch khá lớn với hai tờ báo còn lại: ANTG GT- CT có 31 bài, chiếm 44.93%; LĐCT có 29 bài, chiếm 23,2%.

Nhóm chân dung nghiên cứu học thuật chiếm số lượng nhiều thứ 2

được báo chí đi sâu PV. Họ là những chun gia, nhà nghiên cứu có uy tín, có hiểu biết sâu về một lĩnh vực, một mảng hoạt động nào đó. Trình độ và vị thế của chuyên gia gắn liền với bằng cấp, chức danh, học hàm, học vị hay những danh hiệu đạt được.

Báo TT-VHCT có số nhân vật thuộc nhóm nghiên cứu học thuật ít nhất với 10.93%. Hai báo LĐCT và ANTG GT-CT có số lượng nhiều hơn với 38.4% và 36.23%.

Nhóm chân dung doanh nhân có số lượng rất ít trên các báo, chỉ chiếm

4.15% . Báo TT-VHCT có 3.36% nhân vật thuộc nhóm doanh nhân. Báo LĐCT và ANTG GT-CT có số lượng chân dung doanh nhân chiếm 5.6% và 2.9%.

Nhóm chân dung khác: Nhóm này chiếm 4.8% tổng số nhân vật được

khắc họa trên ba tờ báo khảo sát. Họ là những vị sư, nhân viên công tác xã hội, một vị giám mục hoặc một người đầu bếp… - những người không nổi tiếng nhưng việc làm của họ mang lại nhiều đóng góp cho xã hội.

2.2.2. Theo quốc tịch

Bảng 2.4. Các nhóm chân dung theo quốc tịch

Quốc tịch Tên báo Tổng (%) TT-VHCT (%) LĐCT (%) ANTG GT-CT (%) Việt Nam 94.12 83.2 98.56 90.73 Nước ngoài 5.88 16.8 1.44 9.27 Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả phân tích 313 tác phẩm PV khắc họa chân dung trên 3 báo, 2012-2014

Nhân vật được chọn PV gồm người Việt Nam và người có quốc tịch nước ngồi. Tuy nhiên phần lớn nhân vật là người Việt Nam, người có quốc tịch nước ngồi chiếm số lượng nhỏ. Có 21 nhân vật có quốc tịch nước ngồi trên báo LĐCT, chiếm 16.8%; báo TT-VHCT khắc họa 7 chân dung người nước ngoài, chiếm 5.88%, thấp nhất là báo ANTG GT-CT chỉ khắc họa một chân dung là người nước ngoài.

2.2.3. Nhân vật của phỏng vấn khắc họa chân dung trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả ứng nhu cầu thông tin của độc giả

2.2.3.1. Mức độ quan tâm của độc giả tới phỏng vấn khắc họa chân dung

Tác phẩm PV khắc họa chân dung được coi là bài “đinh” trong các số báo, đăng tải trong các chuyên mục định kỳ, vì vậy nhận được sự quan tâm thường xuyên của bạn đọc. Kết quả điều tra cho thấy, số lượng độc giả có đọc các tờ báo khảo sát đều rất chú ý đến bài PV khắc họa chân dung.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ độc giả đọc bài PV khắc họa chân dung trên các báo 0 20 40 60 80 100 TT-VHCT LĐCT ANTG GT-CT Có đọc Khơng đọc

Nguồn: Kết quả thăm dị ý kiến độc giả năm 2015

Theo biểu đồ 2.1 có đến 60.25 % số bạn đọc khi đọc tờ TT-VHCT đã chú ý đến bài PV khắc họa chân dung, ở báo LĐCT là 77.19% và ở báo ANTG GT-CT là 82.46%.

2.2.3.2.Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả

Về mức độ quan tâm đến các nhóm nhân vật, nhìn chung độc giả

của ba tờ báo khảo sát quan tâm đến tất cả các nhóm nhân vật, nhưng mức độ quan tâm của độc giả các báo có sự khác biệt, thể hiện qua biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2: Các nhóm nhân vật được độc giả quan tâm nhất

0 5 10 15 20 25 30 35 TT-VHCT LĐCT ANTG GT-CT Quan chức Quản lý Văn nghệ sỹ Nghiên cứu học thuật Doanh nhân Khác

Nguồn: Kết quả thăm dò ý kiến độc giả năm 2015

Ở báo TT-VHCT, mức độ quan tâm của độc giả đến các nhóm nhân vật (xếp theo thứ tự mức quan tâm giảm dần) như sau: Nghiên cứu học thuật, quản lý, văn nghệ sĩ, quan chức, doanh nhân, nhân vật khác.

Báo LĐCT: Nghiên cứu học thuật, quan chức, quản lý, văn nghệ sĩ, doanh nhân, nhân vật khác.

Báo ANTG GT-CT: Quan chức, nghiên cứu học thuật, văn nghệ sĩ, doanh nhân, quản lý và nhân vật khác.

Về mức độ đáp ứng nhu cầu thơng tin của độc giả, nhìn chung độc giả

của ba tờ báo khảo sát quan tâm đến tất cả các thông tin về nhân vật, nhưng mức độ quan tâm của độc giả các báo có sự khác biệt, thể hiện qua biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3. Mức độ quan tâm đáp ứng các nhu cầu thông tin của độc giả các tờ báo

0 5 10 15 20 25 30 35 TT-VHCT LĐCT ANTG GT-CT Phản ánh nhận thức chính trị, xã hội và quan điểm sống

Tơn vinh nghề nghiệp và cá tính sáng tạo Thể hiện tâm sự xã hội một cách linh hoạt và sinh động

Khắc họa ngoại hình, cá tính, hồn cảnh sống của nhân vật

Nguồn: Kết quả thăm dò ý kiến độc giả năm 2015

Ở Báo TT-VHCT và LĐCT, độc giả cùng đánh giá cao nhất sự “thể hiện tâm sự xã hội một cách linh hoạt và sinh động” và thấp nhất việc “phản ánh nhận thức chính trị, xã hội và quan điểm sống”. Bạn đọc của báo ANTG GT-CT lại đánh giá cao nhất sự “phản ánh nhận thức chính trị, xã hội và quan điểm sống” và thấp nhất việc “tơn vinh nghề nghiệp và cá tính sáng tạo”.

Về ngun nhân khơng thích đọc bài PV khắc họa chân dung được

thể hiện qua biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4. Các nhóm ngun nhân khiến độc giả khơng thích đọc bài PV khắc họa chân dung

0 10 20 30 40 50 TT-VHCT LĐCT ANTG GT-CT

Nhân vật khắc họa chưa đa dạng, chỉ chú trọng đến văn nghệ sĩ

Câu hỏi chung chung, theo lối mịn, ít thơng tin

Câu hỏi và câu trả lời rời rạc, thiếu sự đối thoại, phản biện

Việc thể hiện bài phỏng vấn trên trang báo thiếu hấp dẫn

Trong bài khơng có ảnh hoặc ảnh không phù hợp

Nếu như độc giả báo TT-VHCT và ANTG GT-CT khơng thích đọc bài PV chủ yếu do “nhân vật khắc họa chưa đa dạng, chỉ chú trọng đến văn nghệ sĩ” thì độc giả báo LĐCT lại khơng thích đọc PV chủ yếu do “việc thể hiện bài PV trên trang báo thiếu hấp dẫn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)