Các dạng câu hỏi phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 52 - 60)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN

2.3. Câu hỏi trong phỏng vấn khắc họa chân dung

2.3.2. Các dạng câu hỏi phỏng vấn

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi tập trung tìm hiểu một số dạng câu hỏi cơ bản được sử dụng phổ biến và nhận biết được khá rõ ràng qua tính chất câu hỏi và cấu trúc ngơn ngữ. Tìm hiểu và khảo sát các dạng câu hỏi không thể không gắn với các câu trả lời, bởi hiệu quả của câu hỏi PV thể hiện qua giá trị thông tin của câu trả lời. Chúng tôi phân chia câu hỏi thành 4 dạng sau: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi phản biện.

2.3.2.1. Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng là loại câu hỏi thường đưa ra phương án trả lời là “khơng” hoặc “có”, “đúng” hoặc “sai”. Nhà báo đưa ra câu hỏi này để nhân vật khẳng định hay phủ định một thông tin nào đó. Đứng trước câu hỏi này, nhân vật phải trả lời trực diện, ngắn gọn, rõ ràng.

Bảng 2.6. Tỷ lệ câu hỏi đóng được sử dụng trong PV khắc họa chân dung

Câu hỏi đóng Tên báo Tổng (%) TT-VHCT (%) LĐCT (%) ANTG GT-CT (%) Có sử dụng 92.4 70.4 100 85.3 Không sử dụng 7.6 29.6 0 14.7 Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả phân tích 313 tác phẩm PV khắc họa chân dung trên 3 báo, 2012-2014 Các báo đều sử dụng câu hỏi đóng với tỷ lệ cao: ANTG GT-CT có 100%, TT-VHCT với 92.4%, LĐCT có 70.4% số bài sử dụng câu hỏi đóng. Nhiều trường hợp trong một bài PV câu hỏi đóng chiếm đa số.

Câu hỏi đóng là câu hỏi ngắn, rành mạch, từ đó yêu cầu phương án trả lời ngắn gọn, dứt khoát, trực diện để khẳng định hay phủ định vấn đề đồng thời hạn chế được những câu trả lời lan man, vịng vo khơng đúng trọng tâm. Trong bài PV nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng nhiều câu hỏi đóng:

- Trả lời: Hai cụ thân sinh tơi vẫn ở đó. Bà chị tơi dù con cái đều ở trên thành phố nhưng chị trụ lại ở quê chăm nom bố mẹ già.

- Hỏi: Ơng đã gặp ơng Nguyễn Bá Thanh chưa?

- Trả lời: Chưa, nhưng đi đâu cũng thấy dân khen ông ấy.

- Hỏi: Ơng có nghĩ đến việc chuyển vào những nơi đó sống khơng? - Trả lời: Tôi chưa nghĩ đến. (Trần Đăng Khoa: Hà Nội có mấy ai

không phải người nhà quê, TT-VHCT số 32, 10/8/2012).

Tuy nhiên trong thực tế, các câu hỏi đóng trong PV khắc họa chân dung được trả lời rất uyển chuyển, đa dạng, không chỉ dừng lại ở có/khơng, đúng/sai mà cịn đính kèm rất nhiều thơng tin khác.

- Hỏi: Được biết ngơi trường Tiểu học Đồn Thị Điểm ra đời trong hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Bà còn nhớ về q khứ đó khơng? (NGƯT

Nguyễn Thị Hiền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm (Hà Nội): Tôi là nhà giáo của dân, LĐCT số 47, 21/11/2014).

Thay vì trả lời “Tơi có nhớ” là đầy đủ cho một câu hỏi đóng, bà Nguyễn Thị Hiền đã nhắc lại thời điểm ra đời đầy khó khăn thiếu thốn của Trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm. Hoàn cảnh ra đời của trường còn gắn với những bất hạnh cá nhân của bà Hiền khi bà mất đi một người con. Chân dung một nữ nhà giáo tận tâm và đầy bản lĩnh được phác họa phần nào trong câu trả lời. Có thể thấy đây là một câu trả lời hơn cả mong đợi cho một câu hỏi đóng mà nhà báo đã gợi đúng mạch tâm tư để nhân vật trút bầu tâm sự, góp phần khắc họa chân dung nữ nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp trồng người.

Câu hỏi đóng trong một số trường hợp còn đưa ra nhằm mục đích khách quan hóa thơng tin, kiểm tra thơng tin. Do vậy trong câu hỏi phải hàm chứa những thông tin do người hỏi nắm giữ, khơng chỉ hỏi về “cái chưa biết” mà cịn hỏi “cái đã biết”.

- Hỏi: Phương châm từng được chia sẻ của Tùng Dương: Tơi đã hát thì bạn không được ăn. Theo thời gian, phương châm đó liệu có thay đổi? Vì

thực tế, như nhiều người đồn đốn, hát đám cưới sẽ có giá cát sê cả nửa tỷ

đồng, cũng hấp dẫn đấy chứ? (Ca sĩ Tùng Dương: Làm sao sống được bằng

nước lã + khí trời?, TT-VHCT số 39, 28/9/2012).

Bên cạnh những ưu thế, hạn chế lớn nhất của câu hỏi đóng là “bó hẹp tư duy, suy nghĩ” của người trả lời, đóng khung họ trong các phương án đã chuẩn bị sẵn. Điều này hạn chế tính chủ động, khả năng sáng tạo, khả năng đánh giá và có thể làm họ “lười” suy nghĩ khi trả lời” [53; tr.78]. Để có được hiệu quả khai thác thông tin nên sử dụng phối hợp câu hỏi ghép đóng - mở. Tức là đưa ra câu hỏi đóng để yêu cầu người trả lời khẳng định hay phủ định sau đó hãy “mở “ bằng một câu hỏi ngắn: “Vì sao?”. Tuy nhiên, việc kết hợp này nếu khơng khéo léo sẽ dẫn đến tình trạng trả lời sót ý.

Trong khơng ít trường hợp, câu hỏi đóng đơi khi khơng cịn giữ được mức độ khách quan, trung tính nữa mà bộc lộ rõ ý chủ quan của người hỏi, câu hỏi đôi lúc như một lời thách thức, gây khó chịu cho người trả lời.

- Hỏi: Và ông có dám thách thức ai đó tìm kiếm bằng chứng, nếu họ nghi ngờ ơng có của chìm, của nổi?

- Trả lời: Làm điều đó để làm gì? Tơi cho là người dân có quyền thắc mắc. (Bí thư Thành ủy Thành phố Hội An: Tôi cúi đầu xin lỗi nhân dân, ANTG GT-CT số 82, GT 11/2014).

Tóm lại câu hỏi đóng nếu sử dụng khéo léo, đúng thời điểm và hợp lý vẫn khai thác tốt thông tin về nhân vật. Tuy nhiên nhà báo cũng nên cân nhắc và hạn chế sử dụng với số lượng quá nhiều câu hỏi đóng trong một bài PV.

2.3.2.2. Câu hỏi mở

Câu hỏi mở là loại câu hỏi thường có những cụm từ “tại sao”, “như thế nào” nhằm khơi gợi suy nghĩ, liên tưởng, mở ra nhiều hướng trả lời, tạo điều kiện cho nhân vật được trả lời cụ thể hơn, sâu rộng hơn.

Bảng 2.7. Tỷ lệ câu hỏi mở được sử dụng trong PV khắc họa chân dung Câu hỏi mở Tên báo Tổng (%) TT-VHCT (%) LĐCT (%) ANTG GT-CT (%) Có sử dụng 99.1 98.4 100 99 Không sử dụng 0.9 1.6 0.0 1.0 Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả phân tích 313 tác phẩm PV khắc họa chân dung trên 3 báo, 2012-2014 Kết quả khảo sát cho thấy, câu hỏi mở được sử dụng hầu hết trong các bài PV chân dung, chiếm tới 99%. Nếu xét riêng từng báo có thể thấy tất cả các bài PV trên báo ANTG GT-CT đều sử dụng câu hỏi mở (100%), báo LĐCT với 98.4%, báo TT-VHCT với 99.1%.

Câu hỏi mở khơng địi hỏi người trả lời phải khẳng định hoặc phủ định ngay lập tức mà tạo cơ hội cho nhân vật được trình bày, lý giải, chia sẻ, bộc bạch… một cách thoải mái, cặn kẽ, cụ thể những quan điểm, ý kiến cá nhân. Đặc tính “mở” của câu hỏi giúp cho nhân vật được chọn lựa những cách trả lời mang dấu ấn cá nhân, góp phần tạo dựng chân dung nhân vật. Tác giả Maria Lukina cũng cho rằng: “Trong phỏng vấn báo chí các câu hỏi mở ln được đánh giá cao hơn các câu hỏi khép (đóng)” [40; tr.121].

Câu hỏi mở được phóng viên sử dụng khá hiệu quả trong tình huống muốn khai thác thông tin “chiều sâu”, những vấn đề đằng sau thông tin đã biết về nhân vật.

- Hỏi: Người ta nói muốn làm tài chính thành cơng thì khơng chỉ cần có kinh nghiệm, kiến thức. Để tránh rủi ro, đơi khi đó là sự linh tính rất mạnh và là bẩm sinh. Nhiều khi lại là do truyền thống, là gen. Tôi rất muốn biết, ông xuất thân thế nào và tại sao ông chọn con đường tài chính? (Chủ tịch Hội

đồng quản trị Vietinbank Phạm Huy Hùng: Khơng để cái gì mua chuộc,

Câu hỏi mở cũng là cách gợi ý để nhân vật bộc bạch những suy nghĩ, quan điểm, cách đánh giá của nhân vật về một vấn đề nào đó.

- Hỏi: Làm việc cùng nhóm, anh có nhận xét gì về trình độ của kiến trúc sư Việt? (Kiến trúc sư Nhật Bản Masaaki Iwamoto: Tôi học được rất

nhiều ở Việt Nam, LĐCT số 4, 24/1/2014).

Câu hỏi mở được nhằm làm rõ những sở thích cá nhân, những đặc điểm cá nhân thú vị, thói quen sinh hoạt hàng ngày của nhân vật:

- Hỏi: Ông là một người rất quảng giao với giới văn nghệ sĩ, ơng tìm thấy ở họ điều gì bổ sung cho tâm thế của ông, cho những công việc hết sức nặng nề mà ông từng đảm nhiệm? (Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng:

Phải quần tụ lịng người, ANTG GT-CT số 68, GT 9/2013).

PV khắc họa chân dung quan chức luôn là một công việc khó bởi khơng dễ đưa ra những câu hỏi chi tiết, cụ thể về cuộc sống riêng tư như đối với nhóm chân dung khác. Do vậy, trong câu hỏi dành cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, phóng viên đã khéo léo dựa vào đặc điểm quảng giao với văn nghệ sĩ của Bộ trưởng để tìm hiểu con người ơng. Cách đặt câu hỏi như trên khiến vấn đề trở nên tự nhiên, mềm mại, không khô cứng, tạo được sự hào hứng cho nhân vật khi trả lời.

Câu hỏi mở tạo điều kiện cho nhân vật kể những câu chuyện thú vị, những chi tiết cảm động gây ấn tượng. Trong bài PV TSKH Nguyễn Thị Hồng

Minh: Ước mơ khơng có tận cùng (ANTG GT-CT số 65, GT 6/2013), phóng

viên đã gợi lại những kỉ niệm gắn với nhân vật khi sử dụng câu hỏi mở: “Nếu có lần nào đó được nói lên hình ảnh đẹp nhất về nước Nga trong thời trẻ của chị thì chị sẽ nhớ tới điều gì?”.

Trong câu trả lời, TSKH Nguyễn Thị Hồng Minh đã chia sẻ những những hình ảnh khơng thể nào quên gắn với kỉ niệm khi còn là sinh viên Trường Đại học MGU của Nga. Một câu trả lời dài, nặng trĩu kỉ niệm khiến cho độc giả hiểu được phần nào tâm hồn lãng mạn, nặng lòng với đất nước Nga một thời của nữ Tiến sĩ Toán học Hồng Minh.

Sử dụng câu hỏi mở nhìn chung tạo được nhiều hiệu quả trong bài PV chân dung. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng câu hỏi mở với điều kiện cả hai phía người hỏi và người trả lời phải đáp ứng được yêu cầu của dạng câu hỏi này. Đối với nhân vật, phải là những người tự tin và phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi đưa ra. Một điều cần thiết mà phóng viên phải ghi nhớ là “khi đặt câu hỏi mở, cần tính đến trình độ cũng như trạng thái xúc cảm của nhân vật” [40; tr.124]. Nếu nhân vật là người khơng tự tin và thiếu bình tĩnh thì phần trả lời sẽ gặp thất bại. Về phía phóng viên, việc hỏi một câu hỏi mở địi hỏi tư duy sâu và chuẩn bị kĩ lưỡng phạm vi câu hỏi đưa ra. Điều này hoàn toàn khác với việc khơng biết hỏi gì thì cứ hỏi những câu chung chung “như thế nào”, “ra sao”... Câu hỏi mở nhưng cũng phải có trọng tâm để định hướng người trả lời, tránh những câu hỏi quá mở đề cập tới phạm vi nội dung quá rộng.

2.3.2.3. Câu hỏi kiểm tra

Câu hỏi kiểm tra thường được sử dụng để “kiểm tra điều chưa được kiểm chứng” hay là nhằm “xác minh sự việc”. Khi người trả lời đề cập tới một vấn đề quan trọng không được phép hiểu sai, nhà báo dùng câu hỏi dạng này để kiểm tra lại, cũng có khi để nhấn mạnh thông tin, gây sự chú ý cho độc giả.

Câu hỏi kiểm tra xuất hiện trong các tác phẩm PV khắc họa chân dung trên ba tờ báo với tỷ lệ 33.5%. Báo ANTG GT-CT sử dụng câu hỏi dạng kiểm tra nhiều nhất với 44.9%, thứ hai là báo TT-VHCT với 42.85% và ít nhất là báo LĐCT với 18.4% tổng số bài.

Bảng 2.8. Tỷ lệ câu hỏi kiểm tra được sử dụng trong PV khắc họa chân dung

Câu hỏi kiểm tra Tên báo Tổng (%) TT-VHCT (%) LĐCT (%) ANTG GT-CT (%) Có sử dụng 42.85 18.4 44.9 33.5 Không sử dụng 57.15 81.6 55.1 66.5 Tổng 100 100 100 100

Trong nhiều trường hợp, nhà báo đã nắm chắc những sự việc liên quan đến nhân vật PV nhưng cần một lời xác tín từ chính người trả lời thì khi đó sẽ sử dụng câu hỏi kiểm tra.

- Hỏi: Vừa thiết kế, vừa điều hành công ty, vừa giao dịch, thuyết phục khách hàng, vừa tìm kiếm dự án, phải chăng, vai trò của anh đã quá tải (Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa: Khơi dậy niềm đam mê là điều quan trọng nhất,

LĐCT số 20, 16/5/2014).

Cũng có trường hợp, phóng viên dựa vào thơng tin dư luận đánh giá về nhân vật để đặt ra câu hỏi kiểm tra nhằm xác minh lại vấn đề. “Những tin đồn trở thành tài sản chung của công luận sẽ xác định chính xác hướng quan tâm của độc giả trong tương lai. Dù tin đồn được khẳng định hay phủ định, thì tư liệu vẫn sẽ được đọc một cách thích thú” [21; tr.38]. Ví dụ như câu hỏi mở đầu bài phỏng vấn dành cho ơng Nguyễn Sự - Bí thư thành ủy thành phố Hội An: “Thưa ông, người ta kể rằng ông từ chối những cơ hội thăng tiến trong nhiều năm qua, đấy là sự thật hay chỉ là lời đồn đại?”. Hay như câu hỏi trong bài Nhà

Việt Nam học, nhà Đông Phương học người Nga – Daria Mishukova: Khơng ngại dành tuổi trẻ tìm hiểu văn hóa Việt (LĐCT số 29, 19/7/2013): “Chị còn

được biết đến là người tham gia tích cực các hoạt động xã hội, trong đó có những đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển ngành du lịch khi đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế?”.

Phóng viên có thể sử dụng câu hỏi kiểm tra khi chưa biết câu trả lời của nhân vật có xác thực hay khơng và “cùng lúc đó, anh ta lại khơng có khả năng kiểm tra lại thông tin được cung cấp thông qua sự trợ giúp của các nguồn bên ngoài”.

Câu hỏi kiểm tra là dạng câu hỏi khá hấp dẫn nhưng khơng dễ sử dụng. Câu hỏi kiểm tra có nhiều mức độ khác nhau, nhưng thường xuất hiện trên các báo ở mức độ kiểm định thơng tin về nhân vật. Qua đó thể hiện ý thức tìm hiểu nhân vật của phóng viên, đồng thời hiện rõ sự năng động, sắc sảo, dũng cảm của phóng viên trong các bài PV.

2.3.2.4. Câu hỏi phản biện

Câu hỏi phản biện thể hiện một cách xem xét, nhìn nhận các sự việc, vấn đề ở các chiều cạnh khác nhau và thường là ở mặt trái của nó. Có thể lật ngược hoặc phản bác lại nhằm làm sáng tỏ sự việc, vấn đề đó.

Câu hỏi phản biện được dùng khá phổ biến trong các bài PV khắc họa chân dung. Bằng việc đưa ra các câu hỏi phản biện, phóng viên có thể khai thác nhân vật ở nhiều chiều kích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Phóng viên có thể lật xi, lật ngược những thông tin liên quan đến nhân vật để họ được bộc bạch, bày tỏ quan điểm thái độ một cách trực diện, rõ ràng hơn.

Bảng 2.9. Tỷ lệ câu hỏi phản biện được sử dụng trong PV khắc họa chân dung

Câu hỏi phản biện Tên báo Tổng (%) TT-VHCT (%) LĐCT (%) ANTG GT-CT (%) Có sử dụng 34.45 20 21.7 25.87 Không sử dụng 66.55 80 78.3 74.13 Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả phân tích 313 tác phẩm PV khắc họa chân dung trên 3 báo, 2012-2014

Câu hỏi phản biện cịn được dùng trong trường hợp phóng viên muốn “bẻ gãy” lời nói của nhân vật bằng việc nêu lên một góc nhìn đối lập, lật ngược, phản bác lại để nhân vật phải lên tiếng, giải thích, qua đó con người cá nhân họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)