Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
3.1.3. Thông tin không toàn diện, thiếu chiều sâu
Sự thiên lệch trong cách tiếp cận nhân vật cũng sẽ dẫn đến tình trạng thông tin bị lệch lạc, không phản ảnh được toàn diện mọi mặt của đời sống. Độc giả không chỉ cần thông tin về ca sĩ, diễn viên, mà còn cần biết những vị quan chức một lòng vì dân, những doanh nhân thành với những kinh nghiệm trên thương trường, những thầy cô giáo, y bác sĩ tận tụy với nghề, gặt hái được nhiều thành công, những người bình thường, không dễ nổi tiếng nhưng họ vẫn hàng ngày hàng giờ làm những việc có ích cho cộng đồng… Họ cần được xã hội biết đến, chia sẻ, cảm thông, học tập và noi gương, để từ đó nhân rộng ra
những con người có ích cho xã hội… Khi thông tin không toàn diện, đa chiều về đời sống xã hội, người dân sẽ không thấy được hình ảnh của mình, của những người quanh mình, cùng lĩnh vực công tác qua bài PV, dần dần họ sẽ thấy xa lạ với thông tin báo chí và giảm sự quan tâm tới báo chí.
Thế mạnh của báo in, đặc biệt là các tờ phụ san đưa thông tin theo phong cách “đọc chậm” là phản ánh sâu kỹ thông tin. Nhưng thực tế nhiều bài PV khắc họa chân dung chưa phát huy được thế mạnh này. Trong nhiều trường hợp các câu hỏi đã được phóng viên chuẩn bị sẵn và đưa ra cho nhân vật sẽ lướt qua tất cả các khía cạnh: công việc, sở thích, chuyện tình cảm riêng tư, dự định sắp tới. Có cảm giác như bài PV trực tiếp có nội dung không khác với hình thức PV qua e-mail là mấy, không có câu hỏi phát sinh, ngoài lề, xoáy sâu, phản biện, những câu nhấn nhá dẫn đến thông tin nào về nhân vật cũng dang dở, không được khai thác ở các tầng vỉa khác nhau. Ở nhiều bài PV, thông tin mới chỉ chạm được vào cái vỏ của nhân vật, chứ chưa bộc lộ được hồn vía, thần thái của nhân vật khiến nội dung trò chuyện trở nên mờ nhạt khó thu hút độc giả.
Sự vắng bóng câu hỏi phản biện cũng ảnh hưởng tới chiều sâu của bài PV. Bởi câu hỏi phản biện cho phép phóng viên lật lại vấn đề, xem xét để phát hiện ra cốt lõi trong suy nghĩ và hành động của nhân vật. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, vẫn còn nhiều bài PV không sử dụng câu hỏi phản biện.
Nguyên nhân do nhà báo có kiến thức hời hợt, không sâu về lĩnh vực PV. Phóng viên còn lười, chưa đầu tư, chưa suy nghĩ đào sâu tìm tòi ý tưởng PV. Ngoài ra cũng cần xét đến nguyên nhân khác nữa: Đó là mâu thuẫn giữa việc đảm bảo tiến độ làm báo và cần thời gian khai thác thông tin sâu kỹ. Áp lực về thời gian là rào cản khá lớn để thực hiện được một cuộc PV đi đến tận cùng của vấn đề. Thêm nữa, còn do nguyên nhân khách quan từ phía người trả lời. Có nhân vật vì quá bận rộn nên thời gian dành để tiếp phóng viên rất hạn hẹp. Cũng có những nhân vật thích “nổ”, luôn cường điệu hóa vấn đề khi trả lời PV, nói như đang báo cáo, đang tuyên ngôn… nên phóng viên khó lòng mà khai thác được thông tin có chiều sâu.