Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
2.6. Vài nét về phong cách phỏng vấn khắc họa chân dung trên TT-
2.6.3. Phong cách phỏng vấn trên báo ANTG GT-CT
Nhân vật được chọn PV thường là những người nổi tiếng, có thâm niên làm việc, tuổi đời và tuổi nghề đã cao, nhiều kinh nghiệm tích lũy, nhiều
chiêm nghiệm và ký ức. Không quá chú trọng về tính thời sự, phóng viên thường nhân một sự kiện liên quan đến nhân vật, nhân mội lần gặp gỡ hoặc tái ngộ để thực hiện cuộc PV. Thời điểm đăng tải bài PV có thể ở thời điểm hiện tại hoặc có độ lùi sau khi gặp gỡ nhân vật một khoảng thời gian. Thường có một ngun cớ, lý do nào đó để trích đăng nội dung PV. Nội dung PV thiên về hướng chiêm nghiệm, đúc kết theo chiều sâu vấn đề.
Cuộc PV đăng tải trên Chuyên đề ANTG GT-CT giống một cuộc trò chuyện tâm tình hơn là một cuộc hỏi đáp thông thường. Ở đó trong nhiều trường hợp người hỏi và người trả lời có vị trí ngang hàng, người hỏi nhiều kinh nghiệm và có vốn kiến thức phong phú, vì thế có rất nhiều khi PV đưa đẩy, bổ sung, chêm xen vào phần trả lời của nhân vật mà khơng hề làm mờ đi hình ảnh và phát ngơn của nhân vật. Ngồi những câu hỏi đóng, mở, kiểm tra và phản biện được coi mà mẫu số chung của ba tờ báo, ANTG GT-CT cịn có thêm “đặc sản” là câu hỏi đeo bám tạo mạch liên kết chặt chẽ cho cuộc trò chuyện. Bài PV của nhà báo Hồng Thanh Quang đối với Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hoa – con gái của nhà thơ Tố Hữu và bà Vũ Thị Thanh (ANTG GT- CT số 128, CT4/2012) đã diễn ra say sưa với những sự kiện, chi tiết thú vị. Một trong những bí quyết để có thể duy trì liền mạch cuộc trị chuyện dài hơi là do người PV đã sử dụng linh hoạt và khéo léo những câu hỏi đeo bám – dạng câu hỏi dựa vào chính những thơng tin, chi tiết trong câu trả lời của nhân vật để phát triển nội dung hỏi tiếp theo. Phóng viên lắng nghe nhân vật và có phản xạ nhanh để có thể hình thành chớp nhống những câu hỏi nhằm xốy sâu, phát triển vấn đề mới hoặc bổ sung, giải thích thơng tin. Câu hỏi và câu trả lời gắn kết, móc xích đã tạo nên nhịp điệu đối đáp uyển chuyển, tạo cảm giác ăn ý giữa người hỏi và người trả lời.
- (…)Chị có nhớ, lúc chị cịn nhỏ, quan hệ cha con như thế nào, có khoảng cách gì khơng?
- Có lẽ là khơng. Tơi nhớ, có lần ba tơi nói đùa rằng, ba là giống mẹ mà mẹ thì giống ba. Bởi vì ba tơi thì rất thích ngâm thơ, rất thích đọc thơ, thành thử ra là nếu trong nhà có ai đó ru tơi mà tơi vẫn nhớ thì người ấy chính là ba.
- Hồi xưa, bác Tố Hữu ngâm thơ ru chị những bài gì?
- Xin anh đừng cười, hồi tôi lên năm lên sáu tuổi, tôi cũng thuộc một số đoạn trong bài “30 năm đời ta có Đảng” và đi đâu cũng đọc. Nhưng cứ đến câu “Trùng trùng cách mạng ra qn” thì khơng hiểu sao tơi cứ dứt khốt đọc là “Tùng tùng cách mạng ra quân”, làm ba tôi cứ cười mãi… (cười).
- (Cười): Cứ như tiếng trống trung thu…
- Thực ra, ba tơi khi ru tơi thì lại hay đọc thơ của Xuân Diệu, đọc thơ của Huy Cận hay mấy bài của Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên. Ơng rất thích thơ Chế Lan Viên…
- Thời “Điêu tàn”…
- Không chỉ riêng thời Điêu tàn. Khi đọc thơ, ba tơi rất ít khi đọc thơ mình mà hay đọc thơ của các nhà thơ khác đồng thời với mình, hay thơ trích từ Chinh phụ ngâm…
(Nhớ về một người mẹ qua câu chuyện với người con gái, ANTG GT-
CT, CT 4/2012)
Đây chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều bài PV sử dụng câu hỏi đeo bám một cách chặt chẽ, kĩ càng, thậm chí quyết liệt đã khai thác được ở nhân vật những chi tiết mới lạ, sâu sắc, thú vị và mang tính độc quyền.
Dấu ấn của người PV rõ nét, thậm chí cuộc đối thoại có sự bổ sung thông tin của cả nhân vật và nhà báo, không phân biệt được ai là người hỏi, ai là người trả lời. Về mặt lý thuyết, sự xuất hiện của cái “tôi” là đi ngược lại với lý thuyết PV. Tuy nhiên đối với dạng PV khắc họa chân dung thì cách nhà báo bộc lộ những cảm nhận, bình giá, đưa đẩy lại là một thủ pháp nghệ thuật, chứng tỏ người PV là một người có nghề. Do người hỏi có phơng nền kiến thức rộng và sâu nên lối diễn đạt tự nhiên, nhiều bất ngờ tạo sự thích thú và khắc sâu ấn tượng cho độc giả. Về phương
diện này ANTG GT-CT tỏ ra xuất sắc, tạo nên thương hiệu PV mà ít tờ báo nào có thể cạnh tranh được.
Báo ANTG GT-CT khi thể hiện bài PV thường ưu tiên tối đa cho phần chính văn (thường là 4.000 – 5.000 chữ). Phần box thơng tin, tít phụ xuất hiện rất khiêm tốn. Ảnh nhân vật chưa được đầu tư thể hiện, tuy kích thước ảnh tương đối lớn nhưng số lượng ảnh không nhiều.
* Tiểu kết chƣơng 2
Số lượng bài PV khắc họa chân dung ở ba tờ báo khảo sát trong ba năm tương đối lớn (313 bài), xuất hiện khá ổn định qua các số báo. Những bài PV này ln giữ vị trí quan trọng, là điểm nhấn trong mỗi số báo, có chuyên mục riêng, dung lượng lớn duy trì đều đặn, được trình bày cơng phu. Cả nội dung và hình thức trình bày của những bài PV khắc họa chân dung đều thu hút được sự quan tâm của độc giả.
Nhân vật được lựa chọn PV chủ yếu là người Việt Nam và thuộc mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, trong đó nhóm văn nghệ sĩ chiếm số lượng lớn nhất.
Câu hỏi PV là những nốt nhấn trong bài báo, là điểm thu hút sự chú ý của người đọc, là phương tiện độc đáo để khai thác những thông tin đa chiều của nhân vật. Các báo sử dụng phổ biến 6-10 câu hỏi/bài PV. Câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi phản biện được sử dụng khá hiệu quả, đem lại những thông tin trung thực, hấp dẫn cho bài PV. Các yếu tố đầu đề, sapo, tít xen, box thơng tin, ảnh, tên chun mục đều góp phần khắc họa chân dung nhân vật một cách rõ ràng nhất, ấn tượng nhất, từ ngoại hình, lời nói, tính cách, hồn cảnh sống đến quan điểm, sự nghiệp.
Những nét phong cách PV khắc họa chân dung định hình ở mỗi tờ báo góp phần tạo nên một bức tranh khá toàn vẹn của PV khắc họa chân dung trên báo in hiện nay.
Chƣơng 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÁC PHẨM PHỎNG VẤN KHẮC HỌA CHÂN DUNG TRÊN BÁO IN
3.1. Vấn đề còn tồn tại từ thực trạng tác phẩm PV khắc họa chân dung và nguyên nhân
Là một trong những hướng đi mang tính mũi nhọn của báo in, PV khắc họa chân dung ngày càng tỏ rõ hiệu quả khai thác thông tin và ý nghĩa xã hội, được nhiều báo chú trọng đầu tư và thể hiện. Xu hướng này bên cạnh mặt tích cực là giới thiệu cho độc giả nhiều chân dung nhân vật thì vẫn tồn tại khơng ít hạn chế.