Phóng viên cần rèn luyện kĩ năng và nâng cao tính chuyên nghiệp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 110 - 117)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng tác phẩm phỏng

3.2.2. Phóng viên cần rèn luyện kĩ năng và nâng cao tính chuyên nghiệp trong

trong phỏng vấn khắc họa chân dung

3.2.2.1. Tự nâng cao nhận thức trong hoạt động sáng tạo tác phẩm phỏng vấn khắc họa chân dung

Trước hết, cần xác định rằng dạng PV khắc họa chân dung được thực

hiện cơng phu, là dạng bài mang tính chiến lược nên nhà báo nào hứng thú và có năng khiếu với dạng PV này nên chuyên sâu để xây dựng được thương hiệu PV khắc họa chân dung bên cạnh những nhà báo nổi danh ở các thể loại

báo chí khác như phóng sự, ký, điều tra… Sở dĩ phải đặt ra vấn đề chuyên nghiệp vì thực tế hiện nay ở nhiều báo, phóng viên nào cũng “đá đưa” sang PV khắc họa chân dung. Trong quá trình tác nghiệp, nếu gặp một nhân vật nào đó “có nét đặc biệt”, thấy tiện thì làm thành bài PV chân dung. Trong những trường hợp như vậy, phóng viên khơng hề có sự chuẩn bị nghiêm túc trong hoạt động sáng tạo tác phẩm, từ khâu phát hiện đề tài, khai thác thông tin đến thể hiện tác phẩm. Những bài PV đó sẽ chỉ dừng lại ở việc khai thác những thông tin bề nổi của nhân vật, không khai thác được những tầng vỉa thông tin sâu và độc đáo.

Thứ hai, khi đã chuyên trách mảng PV khắc họa chân dung thì phóng

viên đó phải nhận thức rõ ràng về q trình tác nghiệp cũng như yêu cầu khắt khe của việc thực hiện PV nhân vật. Từ đó phải nghiêm túc trau dồi và rèn luyện các kĩ năng sáng tạo tác phẩm PV.

3.2.2.2. Rèn luyện kỹ năng sáng tạo tác phẩm phỏng vấn khắc họa chân dung

Sự tạo điều kiện, định hướng đề tài của tòa soạn đối với phóng viên là rất cần thiết để phát triển PV khắc họa chân dung. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự phấn đấu nỗ lực của chính phóng viên. Họ phải tự mình học hỏi, rèn luyện kỹ năng ở tất cả các khâu trong quá trình sáng tạo tác phẩm như: tìm và chọn lựa nhân vật, cách tiếp chuyện nhân vật, đặt câu hỏi, kiểm chứng thông tin và thể hiện tác phẩm…

* Kĩ năng tìm kiếm và lựa chọn nhân vật PV

Đây là khâu đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến chất lượng bài PV. Người được lựa chọn phải đáp ứng được các tiêu chí: là người nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó, về những đóng góp cho cộng đồng, về độ ảnh hưởng xã hội và sự xuất hiện của họ ở thời điểm đăng báo gây được sự chú ý, ít nhiều mang ý nghĩa thời sự hoặc liên quan đến thời sự. Họ phải có trình độ am hiểu về các lĩnh vực, vấn đề, sự kiện nào đó. Thêm nữa, người được chọn PV phải có thiện chí trả lời báo chí, dạn dĩ, tự tin trong

việc tiếp xúc với truyền thơng. Phóng viên phải bỏ cơng sức để tìm và chọn ra những nhân vật đắt giá ở các lĩnh vực. Tất nhiên, việc tìm được đối tác trong mơ như vậy là điều khơng dễ dàng và do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà báo cũng phải là người chủ động. Nếu nhân vật còn e dè, thiếu tự tin trước truyền thơng thì phóng viên phải trò chuyện, gợi mở để tạo độ gần gũi, tin tưởng. Ngược lại nếu nhân vật là người lợi khẩu, giao tiếp tốt thì nhà báo càng phải sơi nổi, linh hoạt để có thể tung hứng, tranh luận, thậm chí “đấu khẩu” một cách thoải mái tự nhiên để cuộc PV diễn ra hiệu quả nhất, chân dung nhân vật được khắc họa đậm nét nhất. Lúc này, chính độc giả là người được hưởng lợi ích thơng tin nhiều nhất.

Nếu khéo léo và sáng tạo, phóng viên ln tìm được những nhân vật đáng để PV. Không nên lặp lại cách của người khác đã làm. Trước một sự kiện xảy ra, nếu đã có báo PV nhân vật về này thì nên chọn một nhân vật khác có liên quan, nếu người đi trước đã tiếp cận nhân vật theo hướng này thì nên tiếp cận theo hướng khác. Không nên “đổ xô” vào một lĩnh vực nào đó để kiếm tìm nhân vật. Bên cạnh những nhân vật là văn nghệ sĩ trẻ, báo TT- VHCT cần mở rộng phạm vi phản ánh, tìm tịi và tiếp cận những nhân vật văn hóa thuộc nhiều mảng khác nhau, nhiều độ tuổi khác nhau để vừa đảm bảo tơn chỉ mục đích của báo vừa hấp dẫn hơn trong mắt bạn đọc.

* Kĩ năng tiếp chuyện nhân vật và đặt câu hỏi

Khi đã xác định được nhân vật PV, phóng viên nên tìm hiểu trước về một vài nét tính cách và thói quen của nhân vật sắp PV qua sách báo đã viết trước đó, qua người trung gian có mối quen biết với nhân vật, qua việc gặp gỡ ban đầu trước khi cuộc PV diễn ra. Nhà báo cần có kinh nghiệp giao tiếp: Nhạy cảm, khéo léo lịch sự trên tinh thần tôn trọng người được PV đồng thời vẫn giữ được khoảng cách nhất định giữa người hỏi và người trả lời để bài PV giữ được tối đa tính khách quan.

Phóng viên phải sắp xếp và đưa ra hệ thống câu hỏi một cách khéo léo và hợp lý để nhân vật cung cấp những thông tin trung thực, hấp dẫn. Không

nên đặt ra những câu hỏi gộp nhiều ý cho nhân vật vì khi đó người trả lời rất khó để nắm bắt hết nội dung câu hỏi, nhất là khi nhân vật đang trong mạch đối thoại, đang theo đuổi một hướng tư duy nào đó. Tất nhiên đơi khi người hỏi vẫn có thể gộp ý hỏi một cách linh hoạt, nhưng chỉ nên gộp hai ý hỏi có liên quan chặt chẽ đến nhau, ý hỏi sau làm rõ cho ý hỏi trước.

Trong một buổi trò chuyện, tùy vào từng khía cạnh thơng tin muốn khai thác từ nhân vật mà phóng viên sẽ sử dụng linh hoạt nhiều dạng câu hỏi khác nhau: hỏi để thu được thơng tin mới, hỏi để khách quan hóa và khẳng định thông tin, hỏi để kiểm tra, hỏi để lật ngược vấn đề. Muốn làm tốt vai trò hỏi thì phóng viên cần phải nắm vững từng dạng câu hỏi và vận dụng linh hoạt, đặc biệt với dạng câu hỏi kiểm tra và phản biện vốn có ưu thế trong việc làm sinh động hơn, sâu sắc hơn cho vài PV.

Trong q trình PV, nếu phóng viên ln “bám riết” vào những câu hỏi đã chuẩn bị trước và cắm cúi ghi chép một cách máy móc câu trả lời của nhân vật thì bài PV sẽ trở nên khơ cứng, kém hấp dẫn. Chính sự tung hứng, ăn ý từ hai phía nhà báo và nhân vật được PV đã khiến cuộc PV trở nên thú vị, hấp dẫn hơn rất nhiều. Để có được sự hấp dẫn thì nhà báo cần ý thức rõ là phải gặp và hỏi chuyện trực tiếp nhân vật thay vì gọi điện thoại hay viết e-mail. Điều này rất quan trọng đối với dạng PV khắc họa chân dung nhân vật, vì nếu nhà báo khơng nhìn thấy ngoại hình và thần thái của nhân vật, khơng nghe họ tâm sự, bày tỏ quan điểm thì khó có thể khắc họa được nhân vật một cách rõ nét và đặc sắc.

PV được xem như một cuộc đấu trí giữa nhà báo và nhân vật. Muốn đấu trí được thì nhà báo phải có trình độ, có năng lực và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Tức là, không phải lúc nào cuộc PV cũng diễn ra sn sẻ, theo đúng định liệu của phóng viên. Có những cuộc PV về vấn đề nhạy cảm, nhân vật khơng hợp tác, gây khó dễ cho nhà báo, cung cấp thơng tin sai lệch, thiếu chính xác. Trong tình huống đó, bản lĩnh nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu. Nếu như khơng có yếu tố này, cuộc PV coi như thất bại và nhà báo là kẻ thua cuộc trong

cuộc “đấu trí”. Do đó, xây dựng bản lĩnh vững vàng, khơng mất tinh thần trong những tình huống khó khăn chủ quan và khách quan giúp cho nhà báo hồn thành nhiệm vụ. Thậm chí, khi vượt qua những rào cản đó, nhà báo sẽ có được bài PV “độc quyền” vì những nhân vật “khó tính” khơng dễ khai thác và chia sẻ. Ngồi ra, mỗi nhân vật có những quan điểm, cá tính, cung cách trả lời PV khác nhau. Vì vậy nhà báo cần có sự quan sát tinh tế nhằm nắm bắt tâm lý nhân vật trong việc nên hay không nên đưa ra những câu hỏi có tính chất khiêu khích, kích thích người đối diện.

* Kĩ năng kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau

Muốn có đầy đủ những thơng tin do nhân vật cung cấp từ buổi PV, nhà báo khơng nên ỷ lại vào trí nhớ và sự ghi chép của mình mà nhất thiết phải sử dụng máy ghi âm, bóc băng và xử lý thơng tin một cách trung thực. Tuy nhiên cũng phải tính đến những trường hợp khó kiểm sốt được nhân vật PV với những cá tính, cái tơi cá nhân rất lớn và động cơ trả lời PV cũng rất phức tạp. Phóng viên phải thận trọng và phải có nghiệp vụ PV, độ nhạy cảm với thông tin để phân biệt được đâu là thông tin thật, đâu là thông tin sai sự thật.

Theo quy chế PV, không chỉ nhân vật mà cả cơ quan báo chí và phóng viên PV cũng phải có trách nhiệm trước nội dung thơng tin đã đăng tải. Do vậy, phóng viên phải huy động các cách khác nhau để kiểm tra những thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau, phải tìm kiếm những dữ liệu để hỗ trợ, đặc biệt là những thông tin mới, thông tin độc quyền lần đầu tiên nhân vật công bố.

* Kỹ năng thể hiện tác phẩm

Để có một bài PV khắc họa chân dung thành cơng trên trang báo, phóng viên khơng chỉ chú trọng về mặt nội dung mà phải đầu tư cơng phu, nghiêm túc về mặt hình thức trình bày. Là người trực tiếp PV, gặp gỡ nhân vật, nắm được rõ nhất tinh thần của bài PV, phóng viên là người trước nhất phải lên ý tưởng cho tất cả các cửa thông tin dự định sẽ thể hiện để khắc họa được chân dung nhân vật.

Cần đầu tư công sức để có được tiêu đề và sapo hấp dẫn để lôi kéo được bạn đọc chú ý đến bài PV và dừng lại lâu hơn để đọc cả bài. Dù có viết tiêu đề và sapo theo dạng nào đi nữa thì vẫn phải làm nổi bật được nhân vật và tinh thần của bài PV ngay từ đầu. Hệ thống câu hỏi phải súc tích và giàu thông tin và nên kết hợp các dạng câu hỏi một cách linh hoạt. Bố cục bài PV chặt chẽ, mạch lạc, có thể dùng tít xen để thể hiện rõ những chủ đề PV cũng như những khía cạnh khác nhau của nhân vật. Bài PV khơng chỉ gồm các lượt hỏi – đáp mà còn phải được thể hiện khéo léo để người đọc hình dung ra được khơng khí đối thoại, tranh luận một cách sống động giữa phóng viên và nhân vật.

Việc sử dụng box thông tin và ảnh là những phần cho thấy ý tưởng, sự sáng tạo, kì cơng của phóng viên. Do vậy phải được thiết kế, lựa chọn sao cho vừa đẹp mắt về hình thức, vừa ấn tượng về nội dung thơng tin.

3.2.2.3. Tích lũy tri thức, vốn sống; rèn luyện kĩ năng giao tiếp và đạo đức nghề nghiệp

Tri thức, vốn sống là yếu tố nền móng để phóng viên phát huy khả năng sáng tạo trong nghề báo. Khi phóng viên có vốn kiến thức rộng, vốn sống phong phú, trình độ ngoại ngữ tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội gặp gỡ các nhân vật, các kĩ năng sáng tạo tác phẩm được thực hiện tốt hơn.

Đặc biệt trong những cuộc đối thoại với các nhân vật nổi tiếng ở những lĩnh vực khác nhau thì vốn sống và tri thức phong phú là phông nền quan trọng giúp nhà báo nhanh chóng nhập cuộc, tạo sự tin cậy đối với người trả lời PV. Chỉ khi có sự hiểu biết, nhạy bén thì phóng viên mới tự tin để trao đổi kĩ về một vấn đề nào đó và đưa ra những câu hỏi sắc sảo, thú vị để kích thích nhân vật hé lộ những thơng tin mới lạ hấp dẫn. Ngồi những tri thức và vốn hiểu biết nói chung, mỗi phóng viên phải tự trang bị cho mình những kiến thức về Luật Báo chí và những quy định liên quan để vận dụng và tuân thủ cho đúng, hạn chế được những sai sót trong q trình tác nghiệp.

Khơng chỉ dừng lại ở những tri thức trong sách vở, mỗi phóng viên phải “lặn sâu vào trong đời sống”, phải hiểu tình hình thực tế ở các lĩnh vực, phải nắm bắt được các xu hướng của đời sống. Có như thế mới phát hiện ra những nhân vật “có vấn đề”. Bên cạnh đó phải quan tâm đến những nhu cầu thiết thực của công chúng để kịp thời đưa ra những chân dung phù hợp với nhu cầu hiểu biết thực tế của độc giả. Những câu hỏi đưa ra phải có cơ sở xã hội, phù hợp với nhân vật, đáp ứng được nhu cầu của công chúng muốn biết rõ hơn về nhân vật đó. Đọc bài PV, độc giả sẽ cảm thấy mình được thỏa mãn, thấy tâm đắc vì thấy đây chính là những câu hỏi mình muốn đặt ra với nhân vật.

PV khắc họa chân dung nhân vật yêu cầu phóng viên phải tiếp xúc, hỏi chuyện nhân vật và phải thể hiện một cách chi tiết cuộc giao tiếp đó trên tác phẩm báo chí. Cuộc giao tiếp này sẽ được cơng bố cơng khai và rộng rãi, vì vậy đặt ra yêu cầu đặc biệt đối với phóng viên về kĩ năng giao tiếp với nhân vật. Sự giao tiếp có nghệ thuật của nhà báo đối với nhân vật sẽ kéo gần khoảng cách, thậm chí trong nhiều trường hợp xóa nhịa ranh giới giữa người hỏi và người trả lời. Muốn giao tiếp có nghệ thuật thì ngồi một phần do năng khiếu, sự lợi khẩu, phần nhiều là do sự tự rèn luyện, ý thức bổ sung kĩ năng giao tiếp của phóng viên. Cái tơi cá nhân sẽ phải được tiết chế để nhường chỗ cho những kĩ năng giao tiếp chuẩn mực. Chính thái độ cởi mở, lối nói chuyện cuốn hút, linh hoạt, vừa thể hiện thái độ chân thành, vừa có góc nhìn độc đáo, cá tính của nhà báo đã khiến nhân vật cảm thấy tin tưởng, gần gũi và khi đó họ trả lời câu hỏi khơng chỉ bằng trách nhiệm mà cịn muốn trút bầu tâm sự và nói ra những điều gan ruột, khơng ngại bộc lộ con người mình ở cả mặt tốt và hạn chế. Cuộc PV lúc này sẽ là một cuộc trò chuyện, trao đổi cởi mở và tin cậy. Phóng viên sẽ thu thập được những thơng tin chính xác, hấp dẫn, có tính chất “độc quyền” về nhân vật.

Những kiến thức, kĩ năng trong PV của một nhà báo nhất thiết phải được “ươm mầm” từ nền tảng đạo đức, ý thức trách nhiệm và lương tâm của

người cầm bút. Trước những thông tin liên quan đến tư cách, số phận của nhân vật trong bài PV, nhà báo ln phải có thái độ tơn trọng người đối thoại với mình cho dù họ là ai, hoạt động ở lĩnh vực nào, dù câu chuyện họ chia sẻ có cả mảng sáng và mảng tối. Nhà báo không thể lấy thông tin từ nhân vật và sau đó phán xét, bắt bẻ nhân vật. Đặc biệt với các văn nghệ sĩ là đối tượng hoạt động trong môi trường nảy sinh nhiều vấn đề nhạy cảm thì nhà báo càng nên giao tiếp, cư xử với họ bằng sự cảm thông và nhân văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)