Hiệu quả sử dụng câu hỏi phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 60 - 62)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN

2.3. Câu hỏi trong phỏng vấn khắc họa chân dung

2.3.3. Hiệu quả sử dụng câu hỏi phỏng vấn

Trong thể loại PV, việc đặt câu hỏi đã khó, nhưng đặt câu hỏi để khắc họa chân dung con người qua câu trả lời của chính nhân vật lại càng khó hơn. Nhìn chung, câu hỏi đưa ra trong các tác phẩm PV trên các báo khảo sát tỏ ra có hiệu quả trong việc khắc họa chân dung nhân vật. Khơng ít câu hỏi đưa ra vừa có độ cứng của trí tuệ, vừa có sự mềm mại của nghệ thuật, vừa gọn trúng,

dễ hiểu, kích thích được người trả lời và lơi cuốn được người đọc. Ngồi hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn từ trước tạo mạch liên kết thông suốt trong buổi PV, những câu hỏi phát sinh và những câu trả lời ngồi dự đốn mang lại cho bài PV sự tự nhiên, chân thật và gần gũi với đời thường. Mỗi loại câu hỏi có những ưu thế riêng trong việc khắc họa chân dung nhân vật và được phóng viên sử dụng linh hoạt trong buổi trị chuyện.

Trong quá trình đối thoại với nhân vật, đôi lúc nhà báo muốn xác định một cách chính xác, ngắn gọn, rõ ràng một thông tin từ nhân vật; hoặc khi muốn khách quan hóa thơng tin, kiểm tra thông tin, khẳng định lại vấn đề về nhân vật, khi đó, nhà báo dùng câu hỏi đóng. Việc sử dụng câu hỏi đóng ở mức độ vừa phải và có trọng tâm sẽ tạo được những phần thơng tin đóng cần thiết về nhân vật.

Chân dung nhân vật chỉ được khắc họa phần lớn dựa những chi tiết cụ thể, sinh động có thể gọi là “chi tiết nguyên liệu” để tạo nên hồn cốt, thần thái của nhân vật. Những chi tiết đó chỉ có thể được gợi ra từ những câu hỏi mở. Có thể là những lí giải của nhân vật về những đặc điểm bề ngồi, những bước tiến cơng việc, những qng đời của nhân vật, dấu mốc thay đổi cuộc đời; có thể là những suy nghĩ, quan điểm, cách đánh giá của nhân vật về con người và cuộc sống; những sở thích cá nhân, thói quen sinh hoạt của nhân vật,…

Ở mỗi nhân vật có những điểm nhấn đáng chú ý về sự nghiệp, tính cách, tài năng, cuộc sống cá nhân. Do vậy, để nhấn mạnh những điều đó một cách khéo léo nhằm hướng sự chú ý của độc giả vào những đặc điểm đó thì phóng viên sử dụng câu hỏi kiểm tra. Nhân vật càng có nhiều tin đồn, đánh giá từ dư luận thì càng cần đưa ra câu hỏi kiểm tra để xác thực thơng tin. Chính xác hóa những thông tin về nhân vật là việc nên làm để có cái nhìn đúng đắn hơn về họ, định hướng được dư luận một cách đúng đắn, tránh hiểu lầm, hiểu sai về nhân vật.

Trong bài PV, bên cạnh những câu hỏi xi chiều như câu hỏi đóng, mở, cần tạo những câu hỏi ngược chiều để thay đổi khơng khí. Dùng câu hỏi kiểm tra, phản biện đơi khi để đề cập đến mặt trái của vấn đề nhưng mục đích lại để bật ra những mặt phải đáng quý của nhân vật một cách nhanh chóng hơn, bất ngờ hơn và gây thú vị cho người đọc.

Việc kết hợp giữa các dạng câu hỏi trong một lượt hỏi đôi khi là cần thiết, nhưng đa số trường hợp lại không phát huy được sức mạnh tổng hợp. Do vậy hạn chế kết hợp nhiều câu hỏi trong một buổi PV kéo dài để nhân vật không cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời nhiều ý hỏi trong một lượt lời. Như vậy chất lượng câu trả lời cũng tốt hơn.

Tóm lại, việc sử dụng một cách khéo léo và thích hợp các dạng câu hỏi PV trong các bài báo khảo sát đã tạo ra hiệu quả cao trong việc khắc họa chân dung nhân vật. Câu hỏi trong PV khắc họa chân dung có vai trị khởi đầu rất quan trọng, quyết định đến chất lượng câu trả lời, quyết định đến quá trình PV, đến kết quả cuối cùng của buổi PV, nhằm bộc lộ đầy đủ và sắc nét chân dung nhân vật, đồng thời cũng thể hiện được trình độ, tư cách của phóng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)