Phản ánh nhận thức chính trị xã hội và quan điểm sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 74)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN

2.5. Những khía cạnh nội dung phản ánh của tác phẩm phỏng vấn khắc

2.5.1. Phản ánh nhận thức chính trị xã hội và quan điểm sống

Trong những cuộc trao đổi dài hơi và có chuẩn bị tâm thế từ trước, nhân vật thường có thời gian để nói sâu hơn, kĩ hơn những quan điểm, bày tỏ những nhận thức của nhân vật về chính trị xã hội và bày tỏ quan điểm sống.

2.5.1.1. Nhận thức về lợi ích quốc gia dân tộc

Chủ quyền quốc gia dân tộc luôn là điểm nhấn trong những cuộc trao đổi giữa phóng viên và những vị quan chức. Bởi họ chính là người đại diện cho quốc gia trong các hoạt động đối nội đối ngoại, lãnh đạo nhân dân giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình là một nữ chính khách dày dặn kinh nghiệm trong sự nghiệp hoạt động đối ngoại (cả đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân). Trong bài Bảo vệ chủ quyền là xây dựng ý chí dân tộc đồn kết (LĐCT số 33, 26/8/2012), bà đã

nêu ra những quan điểm mang tính thời sự. Theo bà, trong thời đại hiện nay, tình thân quốc tế là quý báu, nhưng quan trọng nhất vẫn là lợi ích quốc gia. Song song với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chống tham nhũng cũng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của nền kinh tế. Ơng Lê Truyền – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã rất quyết liệt trong vấn đề

này. Ngay từ đầu đề bài phỏng vấn đã nhấn mạnh quan điểm của ông: Nếu

làm nửa vời, xã hội sẽ khơng cịn đủ “kháng sinh” chống tham nhũng. Trong

câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của mình, quan điểm này càng được thể hiện rõ khi ông cho rằng:“Chúng ta phải chống tham nhũng trên mọi bình diện, cả các vụ tham nhũng lớn và tham nhũng vặt”. Bởi theo ông nếu chỉ tập trung vào xử lý các vụ tham nhũng lớn mà để mặc tham nhũng vặt thì rất nguy hiểm. Bởi tham những vặt tràn lan sẽ triệt tiêu thói quen chống tham nhũng của người dân.

2.5.1.2. Nhận thức về vai trò của người cán bộ

Rõ nhất trong những bài trả lời PV là nhận thức vai trò và trách nhiệm của các vị lãnh đạo đứng đầu các bộ, ban, ngành với tư cách là người kế nhiệm. Ông Nguyễn Minh Hiển – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng người đi sau đừng nặng nề những khó khăn do quá khứ để lại, mà phải “ln tơn trọng những gì các đồng chí đi trước đã làm” với một thái độ biết ơn (ANTG GT-CT số 151, CT3/2014). Cũng với quan điểm như vậy, đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng người kế nhiệm vừa phải khắc phục được những hạn chế tồn tại vừa phải làm thêm được việc mới (ANTG GT số 68, tháng 9/2013).

Đọc bài PV ơng Nguyễn Sự, Bí thư thành ủy Hội An: Muốn làm cán

bộ, phải có dũng khí, người đọc ấn tượng với một vị quan chức với nhận thức

chính trị xã hội đúng đắn và sâu sắc, óc tư duy thực tế và mạch lạc về vai trị của người cán bộ. Điều này khơng chỉ được khẳng định ngay từ đầu đề bài báo mà thể hiện trong câu trả lời PV: “Ở Hội An chúng tơi, muốn làm cán bộ phải có dũng khí. Một khi anh đã nhận cương vị này thì anh cần phải hiểu rằng lương anh chỉ có ngần ấy thơi nhưng anh vẫn phải làm tốt chức trách của mình” (ANTG GT số 51, tháng 4/2012).

Ông Nguyễn Sự cịn quan niệm về sự “chính danh”: Đã ở cương vị nào thì phải làm tốt cương vị đó, và chỉ nên chú tâm ở cương vị đó: “...Tơi ngộ ra rằng, cơng việc nào mình làm được tốt thì mình cứ nên làm cơng việc ấy. Điều quan trọng nhất đối với một con người không phải là cái ghế anh ngồi như thế nào mà là làm sao anh xứng đáng với nó... Bây giờ, khả năng của tơi chỉ làm được trong phạm vi như thế này, nếu đưa tôi lên nữa là tơi khơng làm được, thì vị trí đó có là gì đi chăng nữa thì tự bản thân mình cảm thấy xấu hổ”.

2.5.1.3. Quan điểm gần dân và vì dân

Gần gũi, thấu hiểu nhân dân, từ đó có những chủ trương, chính sách để nâng cao đời sống mọi mặt cho người dân là tư tưởng nổi bật toát lên trong

những cuộc trả lời PV của các vị lãnh đạo. Xuyên suốt những câu chuyện của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – ông Nguyễn Thiện Nhân trong bài phỏng vấn Lắng nghe và ghi nhận (ANTG GT-CT số

152, CT4/2014) là tư tưởng gần gũi, lắng nghe tiếng nói người dân. Người đứng đầu mặt trận luôn cho rằng nếu chưa lắng nghe được người dân thì Mặt trận chưa hồn thành nhiệm vụ và khó có chỗ đứng trong nhân dân.

Ông Nguyễn Sự nổi tiếng với câu nói được coi là tuyên ngôn của vị quan chức hết lịng vì dân: “Tơi là lãnh đạo Hội An, mục tiêu cao nhất, quan trọng nhất của tôi là nhân dân, là làm mọi cách để cuộc sống của họ thay đổi theo chiều hướng tốt, là sự ổn định, sự yên bình, hạnh phúc mà họ được hưởng khi đã tin tưởng tơi”. Nhận thức này có nét tương đồng với những suy nghĩ của ơng Võ Văn Dũng - Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu với nguyên tắc hành xử nhất quán: mọi việc phải bắt đầu từ thuyết phục nhân tâm.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chia sẻ về thời kỳ ơng làm Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc với chủ trương quần tụ được lịng dân cả trong và ngồi tỉnh, coi họ thực sự là cơng dân của tỉnh mình. Nhận thức chính trị đúng đắn và cởi mở đã giúp cho ơng Trịnh Đình Dũng có những hướng đi đúng để phát triển kinh tế văn hóa địa phương, tạo nên những dấu ấn một thời trong phong cách lãnh đạo.

Nếu không đọc bài PV, độc giả cả nước sẽ khơng biết đến thói quen “vi hành” của ơng Nguyễn Sự. Nếu cách đây mười mấy năm ông Nguyễn Sự không chứng kiến cảnh Hội An mất điện thì ơng đã khơng nảy ra ý tưởng tắt điện thắp đèn trong đêm rằm phố cổ, để bây giờ trở thành một biểu tượng không thể thiếu của phố Hội. Nếu không đi ra Cù Lao Chàm, không thấy túi nilon nổi lềnh bềnh trên biển, thì ơng khơng thể nghĩ ra việc phát động nhân dân nơi đây thay vì dùng túi nilon thì họ dùng giỏ đi mua cá, mang ly đi mua cà phê, dùng túi giấy báo để đựng trái cây. Chính những hành động cụ thể này đã biến Cù Lao Tràm thành hịn đảo sạch và được cơng nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ông cơng khai số điện thoại của mình để bất cứ người dân Hội An nào cũng có thể gặp, điện thoại hoặc nhắn tin cho ông để hỏi về

mọi vấn đề mà họ thắc mắc. Đó là hành động mà khơng phải vị cán bộ nào cũng làm được. Những lời tâm sự gan ruột của những vị lãnh đạo đã giúp người đọc thấy được quan điểm chính trị đúng đắn, tiến bộ của các vị quan chức đứng đầu tỉnh trong việc quản lý địa phương, tạo ra một chính quyền vững mạnh và trong sạch, mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Khơng chỉ gần dân, quần tụ lịng dân trong quản lý nội bộ, khơng ít nhà lãnh đạo phụ trách cơng tác đối ngoại đã thể hiện nhận thức chính trị rõ ràng và đúng đắn và sâu sắc về đường lối ngoại giao nhân dân. Cả cuộc đời ông Vũ Xuân Hồng - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trong bài PV

Ấn tượng không phai (ANTG GT số 70, tháng 11/2013) gắn với nước Nga và

những hoạt động đối ngoại với Chính phủ và nhân dân Nga. Đó là Đại sứ Palestine Saadi Salama trong bài PV Palestine sẽ không để cành ôliu rơi khỏi

tay (LĐCT số 6, 17/2/1012) với những tình cảm đặc biệt dành cho Việt Nam.

Vị đại sứ này thành thạo tiếng Việt, hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam. Cũng ở dải đất hình chữ S này ơng đã có một gia đình hạnh phúc cùng người bạn đời là một người phụ nữ Hà Nội. Trong suy nghĩ, câu nói và hành động của vị đại sứ này đều toát lên tinh thần ngoại giao nhân dân để giữ gìn và nâng tầm mối quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia trên thế giới.

2.5.2. Tơn vinh nghề nghiệp và cá tính sáng tạo

Các tác phẩm PV khắc họa chân dung đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, trong đó người được PV là những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực nghề nghiệp nào đó. Họ có thể là những nhà quản lý nhiều kinh nghiệm, nhà nghiên cứu chuyên môn học thuật, là giới văn nghệ sĩ, là đội ngũ doanh nhân và cả ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác. Điểm chung ở họ là lòng đam mê với nghề, tài năng, sức cống hiến, cá tính sáng tạo và sự thành cơng. Từ đó giúp cơng chúng nhận diện những bộ phận tinh hoa trong xã hội; rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần, lề lối, nguyên tắc làm việc, tự trau dồi và rèn luyện bản thân theo gương những người nổi tiếng.

2.5.2.1. Nhà quản lý nhiều kinh nghiệm

Công việc quản lý luôn địi hỏi nhiều tâm huyết và cơng sức, tầm nhìn bao quát, kinh nghiệm và sự ứng phó kịp thời trong nhiều tình huống. Những cuộc trị chuyện với người quản lý luôn thú vị và gợi mở được nhiều vấn đề đặt ra trong xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – thể thao, giáo dục, y tế, quốc phịng. Theo khảo sát thì những nhà quản lý văn hóa – thể thao là khách mời thường xuyên nhất của những cuộc PV khắc họa chân dung.

Văn hóa thể thao ln là mảng nổi bật được đơng đảo dư luận quan tâm, vì vậy những phát ngơn của nhà quản lý văn hóa thường gây chú ý và có tầm lan tỏa rộng ra toàn xã hội. Chân dung những nhà quản lý văn hóa hiện lên trong các bài PV hiện lên đa dạng và có dấu ấn. Đó là ơng Nguyễn Duy Hiền, Giám đốc Trung tâm Festival Huế trong bài phỏng vấn Tơi ln là người “si tình” với Huế (LĐCT số 12, 30/3/2012) - người đặt dấu mốc cho sự xuất hiện

của khái niệm “festival” tại Việt Nam, gắn bó với những kỳ festival Huế đặc sắc. Để làm được điều này, bên cạnh tài năng và óc tổ chức nhạy bén là tình u ơng dành cho Huế đến si mê, muốn làm hết sức mình để quảng bá mảnh đất di sản này tới bạn bè quốc tế. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong bài phỏng vấn Khao lề

thế lính Hồng Sa - Một nghi lễ của lòng yêu nước được biết đến là người có

cơng nâng tầm và phổ biến nghi lễ Khao lề thế lính Hồng Sa của địa phương trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thể hiện rất rõ những yếu tố lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển Đơng.

Đó cịn là những nhà quản lý các đơn vị hoạt động nghệ thuật đầy tâm huyết và tài năng. Có thể kể đến NSƯT Trần Vương Thạch, nhạc trưởng, Giám đốc Nhà hát giao hưởng và Vũ kịch TP HCM; Giám đốc Hãng phim Việt Ngọc Hiệp, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Trương Nhuận và Giám đốc sân khấu Idecaf Huỳnh Anh Tuấn. Ở mỗi lĩnh vực, cơng việc quản lý có những u cầu riêng, đặc điểm riêng nhưng họ luôn biết vận dụng giữa yếu tố thị trường và giá trị nghệ thuật chân chính để làm tốt vai trị quản lý văn hóa của mình.

Nếu như những nhà quản lý văn hóa nâng niu và tìm cách lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thì người quản lý về mảng y tế lại luôn đau đáu về sức khỏe người bệnh và tay nghề của y bác sĩ. Cuộc PV Anh hùng lao động, GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương diễn ra nhân dịp ơng được đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động vì đã có những đóng góp to lớn cho ngành y tế. Đó là một vị giám đốc luôn biết tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh khi ông cho phép mọi bệnh nhân điều trị tại Viện cùng người nhà đều được sấy quần áo hàng ngày miễn phí; ln biết động viên tinh thần làm việc của các y bác sĩ khi Viện trưởng có phần thưởng riêng cho những y bác sĩ xuất sắc hàng năm. Vị giám đốc còn là tấm gương sáng trong phong trào hiến máu cứu người khi đã trải qua 6 lần hiến máu và ấp ủ kế hoạch mỗi năm hiến máu khoảng 3 lần.

Chân dung những nhà quản lý giáo dục tâm huyết với sự nghiệp trồng người cũng hiện lên đầy dấu ấn qua các bài PV khắc họa chân dung. Đó là GS.TS Nguyễn Cảnh Tồn trong bài Trí thức khơng giấu mặt (ANTG GT số 56, tháng 9/2012) với những dấu mốc “đầu tiên” quan trọng của nền giáo dục Việt Nam: là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ ở nước ngồi, người khởi xướng ra phương pháp “đào tạo từ xa” ở Việt Nam. Đảm trách vị trí Thứ trưởng Bộ Giáo dục trong suốt một thời gian dài (1976– 1989), ông luôn quyết sách các vấn đề giáo dục dựa vào quy luật nội lực tự học, tự nghiên cứu, tự trau dồi nghề nghiệp. Đó là Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), nhà quản lý giáo dục xuất sắc với quan điểm giáo dục khá toàn diện: “Nếu chỉ dạy chữ thì rất dễ. Dạy làm người là rất khó, bởi phải có nhiều hoạt động thì mới rèn luyện được kỹ năng cho học sinh. Chính vì vậy, trong mỗi tiết giảng, bắt buộc thầy, cô phải lồng ghép dạy các em về vấn đề đạo đức”.

Ở lĩnh vực kinh tế, những nhà quản lý ít xuất hiện trên báo chí, nhất là trong những bài đối thoại dài để bộc bạch, tâm sự về cơng việc, về bản thân. Cuộc trị chuyện giữa phóng viên Chuyên đề ANTG GT–CT và Đại tá

Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Tổng giám đốc Tập đồn viễn thơng qn đội (Viettel) là một cuộc đối thoại hiếm hoi mà ở đó, nhà quản lý kinh tế của một tập đoàn lớn đã chia sẻ rất cởi mở về công việc quản lý của mình. Từ cách điều hành nhân sự có lý có tình của ơng Hùng và Ban giám đốc Tập đoàn Viettel đã tạo nên “một đội ngũ nhân viên làm việc xả thân như trong thời chiến” đến những bí quyết kinh doanh của một tập đồn lớn: Cần cù chịu khó, vươn đến những thị trường xa xơi và nghèo khó để kiếm tìm lợi nhuận. Điều quan trọng là phải luôn sáng tạo trong hướng kinh doanh, như câu nói của ơng Hùng đã được đặt làm đầu đề cho bài báo: Họ làm gì thì mình làm khác đi

(ANTG GT-CT số 53, GT 6/2012). Qua bài PV có dung lượng lớn với phần trả lời nhiều cảm xúc và say mê của nhân vật, người đọc thấy được ở Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng sự tinh nhạy, tài năng và bản lĩnh trong vai trò quản lý ở một tập đồn viễn thơng lớn.

2.5.2.2. Say mê nghiên cứu chuyên môn học thuật

Số lượng chân dung các nhà nghiên cứu chuyên môn học thuật nhiều thứ hai trong số các chân dung nhân vật được khắc họa qua PV. Đây cũng là mảng chân dung đa dạng nhất về ngành nghề. Họ có thể là nhà báo, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà sưu tập tiền cổ, nhà khoa học,…

Rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học tài năng được chọn là nhân vật trả lời PV khắc họa chân dung trên các báo chí. Qua những bài PV, chun mơn, tài năng và những thành tựu nghiên cứu của họ đã vượt ra khỏi lĩnh vực họ công tác và vang danh ngồi xã hội. Đó là Giáo sư Hà Minh Đức cùng sự nghiệp khoa học đồ sộ với gần 50 cơng trình sách cá nhân đã xuất bản, trong đó có 12 cơng trình được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, hai giải thưởng Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)