Phỏng vấn khắc họa chân dung và ký chân dung báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 40 - 44)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN

1.2. Phỏng vấn khắc họa chân dung

1.2.4. Phỏng vấn khắc họa chân dung và ký chân dung báo chí

Tác giả Dương Xuân Sơn trong Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật đã đưa ra khái niệm về ký chân dung: Ký chân dung là một thể loại thuộc

thể ký báo chí có đối tượng phản ánh là những con người hay một tập thể người có thật, được coi là tiêu biểu vào những thời điểm nhất định, đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự. Đó là những con người hay tập thể người có hành động, việc làm hoặc suy nghĩ nội tâm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Ký chân dung có kết cấu linh hoạt và bút pháp giàu chất văn học” [56; tr.84].

Sự tương đồng giữa kí chân dung và PV khắc họa chân dung là việc lấy con người (chứ không phải sự kiện) làm đối tượng chủ yếu để phản ánh. Con người trong PV khắc họa chân dung và ký chân dung được khắc họa với bề dày và chiều sâu hơn hẳn so với các thể loại báo chí khác. Đó là những con

người hành động, con người tính cách, con người gắn với số phận, cuộc đời chứ không đơn thuần chỉ là chủ thể gắn với sự kiện.

Điểm tương đồng thứ hai có thể thấy, đối tượng phản ánh của PV khắc họa chân dung và ký chân dung đều là con người có thật, cụ thể và tiêu biểu, điển hình ở một góc độ nào đó, gắn với một bối cảnh cụ thể, đang nảy sinh hàng ngày hàng giờ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền thời sự. Thời sự ở đây sẽ không gấp gáp, cập nhật từng phút từng giờ mà là thời sự của từng giai đoạn, từng thời kì. Ký chân dung và PV khắc họa chân dung đều đem đến cho công chúng nét tươi mới và sinh động của hiện thực, những thông tin đáng tin cậy và những giá trị về nghệ thuật.

Chính vì có những nét tương đồng nêu trên nên giữa PV khắc họa chân dung và ký chân dung có những điểm giao thoa. Qua việc khảo sát ba tờ báo, chúng tôi nhận thấy sự giao thoa này được thể hiện rõ khi chúng cùng đứng chung trong một chuyên mục, cùng tồn tại trong một bài báo đi theo tiêu chí phản ánh con người cá nhân tiêu biểu. Sự giao thoa này thể hiện rõ xu hướng vận động của đời sống báo chí. Nghiên cứu về dạng PV khắc họa chân dung cần thiết phải xem xét miền giao thoa với ký chân dung để có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn.

Thứ nhất, khảo sát ba tờ báo trong thời gian từ năm 2012 đến 2014,

chúng tơi nhận thấy có hiện tượng những bài ký chân dung từ chỗ xuất hiện định kỳ đều đặn đã trở nên thưa thớt, nhường chỗ cho những bài PV khắc họa chân dung nổi lên chiếm lĩnh trang báo. Điều đó cho thấy rằng tuy vẫn chọn đối tượng phản ánh là con người có thật, cụ thể và tiêu biểu, điển hình ở một góc độ nào đó, nhưng việc ca ngợi một chiều và phản ánh nhân vật qua cái nhìn của nhà báo ở ký chân dung tỏ ra không thuyết phục, không tạo được hiệu ứng bằng phương thức thể hiện nhân vật qua hình thức hỏi – đáp trực tiếp trong PV khắc họa chân dung. Thực tế cho thấy dạng PV này đang ngày càng phổ biến và có vị trí quan trọng trong số các thể loại báo chí do xu hướng chú trọng đến

tiếng nói cá nhân, chú trọng khắc họa chân dung cá thể trong xã hội. Đây chính là biểu hiện sinh động của một trong những xu hướng vận động của đời sống báo chí: Hệ thống thể loại báo chí có thể xuất hiện mới hoặc mất đi một số thể loại; hoặc có thể là sự thịnh vượng của các thể loại ở các thời kì khác nhau.

Thứ hai, qua khảo sát chúng tơi cịn nhận thấy trong khơng ít bài PV

khắc họa chân dung có những đoạn ký chân dung đan xen giữa những lượt hỏi – đáp. Điều này thể hiện một xu hướng khác của báo chí đương đại là sự hịa trộn, đan xen, chuyển hóa giữa các thể loại và các nhóm với nhau. PV (thuộc nhóm báo chí thơng tấn) vẫn có yếu tố của ký chân dung (thuộc nhóm báo chí chính luận – nghệ thuật).

Tuy nhiên sự giao thoa hòa trộn này diễn ra trong những chừng mực nhất định, khơng làm xóa nhịa đi ranh giới thể loại, không làm thay đổi bản chất của thể loại: Thứ nhất, PV khắc họa chân dung thuộc nhóm các thể loại báo chí thơng tấn, cịn kí chân dung thuộc nhóm các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật.

Thứ hai là tuy cùng lấy con người làm đối tượng phản ánh, nhưng trong

PV khắc họa chân dung nhà báo chọn những khía cạnh tiêu biểu nhất để đặt câu hỏi cho nhân vật tự bộc lộ những tâm sự, suy nghĩ, quan điểm, ý kiến trong câu trả lời. Còn ở ký chân dung, nhà báo chọn những nét tiêu biểu, có khả năng gây ấn tượng nhất của nhân vật về diện mạo, tính cách, việc làm và hành động của nhân vật để đặc tả. Điều này cho thấy, nếu như ở PV khắc họa chân dung, dấu ấn tác giả chủ yếu thể hiện qua việc lựa chọn vấn đề cần hỏi và cách đặt câu hỏi, thì ở ký chân dung, dấu ấn tác giả đậm nét hơn qua bút pháp đặc tả về diện mạo, tính cách; qua cách chọn lựa, sắp xếp, nhấn mạnh chi tiết, sự việc, sự kiện, hành động của nhân vật; qua lời bình trực tiếp của tác giả trong bài ký.

Ranh giới thứ ba là PV khắc họa chân dung có thể chấp nhận những chân

dung có nhiều mặt đối lập, thậm chí mâu thuẫn nhau. Chính những mặt đối lập này ở nhân vật bật ra trong quá trình đối thoại khiến chân dung nhân vật hiện lên

chân thực, sinh động và có sức hấp dẫn với bạn đọc. Ngược lại, ký chân dung thường chọn những nhân vật đơn tuyến rõ rệt, dựa trên những tiêu chí chung của cộng đồng về cái tốt, cái xấu. Có thể là đại diện cho cái tốt đẹp, cái cao cả, cái anh hùng; hoặc cũng có thể là đại diện cho những kẻ xấu, cá nhân có hành vi phạm pháp hoặc đi ngược lại với những tiêu chí chung về đạo đức tập quán, truyền thống của cộng đồng.

Tuy có những nét giao thoa với ký chân dung, nhưng những bài báo chúng tôi tiến hành khảo sát xét về bản chất thể loại vẫn là PV khắc họa chân dung. Điều này thể hiện ở hai điểm: Thứ nhất, xét ở phạm vi chuyên mục, tuy trong một chuyên mục vẫn có mặt cả PV khắc họa chân dung và ký chân dung nhưng những bài ký chân dung chỉ xuất hiện lác đác, thậm chí có báo khơng xuất hiện, chủ đạo vẫn là bài PV khắc họa chân dung luôn ở thế “thống lĩnh” chuyên mục đó. Thứ hai, xét trong phạm vi bài báo, sự xuất hiện của những

đoạn ký chân dung chỉ mang tính chất chêm xen, phụ trợ cho bài PV khắc họa chân dung có kết cấu chặt chẽ, hồn chỉnh.

* Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả luận văn đã hệ thống một số vấn đề lý luận về thể loại PV như sau: Khái quát sự hình thành và phát triển của thể loại PV qua các giai đoạn lịch sử; nhấn mạnh trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong PV; Các quan điểm phân chia các dạng PV theo các tiêu chí cụ thể, trong đó nhấn mạnh tới dạng PV khắc họa chân dung. Cũng trong chương 1, tác giả đưa ra khái niệm và đặc trưng của dạng PV khắc họa chân dung; làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa PV khắc họa chân dung và ký chân dung báo chí.

Những vấn đề lý luận trình bày ở chương 1 là tiền đề, cơ sở quan trọng cho việc tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng các yếu tố cơ bản của dạng PV khắc họa chân dung ở các chương tiếp theo của luận văn.

Chƣơng 2: KHẢO SÁT CÁC KHÍA CẠNH NỘI DUNG

VÀ HÌNH THỨC CỦA CÁC TÁC PHẨM PHỎNG VẤN KHẮC HỌA CHÂN DUNG TRÊN BÁO IN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)