Sử dụng sapô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 66 - 69)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI PHỎNG VẤN

2.4. Đầu đề, sapo và các nguồn thông tin bổ trợ trong tác phẩm phỏng

2.4.2. Sử dụng sapô

Sapô hay lời mào đầu (chapeau) là phần ngắn gọn mở đầu bài báo và đứng độc lập so với phần chính văn, có tác dụng nêu ngắn gọn chủ đề nội dung của bài báo. Sapô trong các bài PV khắc họa chân dung có ba dạng chủ yếu: Sapơ giới thiệu nhân vật; sapô giới thiệu sự kiện, vấn đề gắn với nhân vật; sapơ giới thiệu bối cảnh, lí do PV.

Bảng 2.11. Tỷ lệ sử dụng một số loại sapo chủ yếu trong PV khắc họa chân dung

Dạng sapô Tên báo Tỷ lệ (%) TT-VHCT (%) LĐCT (%) ANTG GT-CT (%)

Giới thiệu nhân vật 50.44 55.2 33.33 48.56

Giới thiệu sự kiện, vấn đề gắn với nhân vật

31.9 28 20.3 27.8

Giới thiệu bối cảnh, lí do PV 17.66 14.4 30.43 19.17

Khơng có sapơ 0.0 2.4 15.94 4.47

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả phân tích 313 tác phẩm PV khắc họa chân dung trên 3 báo, 2012-2014

2.4.2.1. Sapô giới thiệu nhân vật

Đây là dạng sapô được sử dụng nhiều nhất trên ba tờ báo khảo sát, chiếm 48.56%. Trong bài PV khắc họa chân dung thì nhân vật là trung tâm và việc giới thiệu nhân vật ngay từ sapô là thao tác cần thiết để chuẩn bị cho việc họ chính thức xuất hiện và phát ngơn trong phần nội dung. Do vậy, dạng sapơ này nói ngay đến nhân vật và chỉ nói đến nhân vật, bỏ qua các yếu tố không gian thời gian, sự kiện dẫn đến cuộc PV.

Sapô sẽ giới thiệu tiểu sử, thành tích của nhân vật hoặc phác họa diện mạo, tính cách nhân vật: Trong bài PV Trường sịn: Trẻ em khơng bao giờ

nhìn dối trá (TT-VHCT số 22, 1/6/1012), nhân vật gây ấn tượng với độc giả

ngay từ sapơ với diện mạo khác người với đầu trọc, có râu. Ngay kể cả những bức ảnh của Trường cũng có gia vị lạ, “ln tốt lên vẻ ấm áp, nhân bản nhưng gợi mở khơng ít nỗi niềm đau đáu”.

Sapo nhấn mạnh cá tính nhân vật thơng qua phát ngơn: “Người ta cứ đồn rằng Bạc Liêu là đất ăn chơi, đất công tử… Thực ra, miền này đâu có giàu có tài ngun gì đáng kể ra so với thiên hạ… Không ngẫu nhiên mà suốt một thời gian dài, Bạc Liêu, nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng nhận xét khi ơng cịn là Phó thủ tướng, đã chỉ là “vùng trũng” của Đồng bằng Sơng Cửu Long…” – trị chuyện với chúng tơi, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Võ Văn Dũng đã nói thẳng như vậy” (Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu Võ Văn Dũng:

Bắt đầu từ thuyết phục nhân tâm, ANTG GT-CT số 142, tháng 6/2013). Vị Bí

thư tỉnh ủy nói câu này khơng phải để “than nghèo kể khổ” mà chính là cách nhìn thẳng thắn và đánh giá đúng điều kiện của địa phương của một vị quan chức có trách nhiệm và tầm nhìn, từ đó có những hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đây được coi là dạng sapô truyền thống khi muốn giới thiệu nhân vật chính của bài PV. Việc giới thiệu hồn tồn dựa theo góc nhìn của nhà báo, cửa thơng tin do chính tay nhà báo mở ra theo khía cạnh ấn tượng nhất: hoặc về ngoại hình, về tiểu sử sự nghiệp hay một đặc điểm nổi trội nào đó của nhân vật.

2.4.2.2. Sapô giới thiệu sự kiện, vấn đề gắn với nhân vật

Sapô dạng này thường đặt nhân vật trong một không gian – thời gian cụ thể, có sự kiện diễn ra hoặc có một vấn đề nào đó đang nổi lên. Bài PV Nhà

thiết kế Lê Thanh Phương: Mong mọi người hiểu đúng về áo dài (TT-VHCT

số 49, 7/12/2012) đề cập ngay đến những sự kiện trưng bày tranh Đông Hồ và trình diễn bộ sưu tập áo dài truyền thống đến từ Việt Nam tại Mỹ có sự tham gia của nhà thiết kế áo dài Thanh Phương.

Có những trường hợp, sapơ chỉ là cái cớ để trích đăng bài PV đã thực

đềm quá... (ANTG GT-CT số 78, GT 7/2014) có đoạn sapơ: “Vẫn biết khi trưởng lão ra đi ở tuổi 95 thì theo phong tục cha ơng, đám tang đó sẽ là “hồng tang”. Thế nhưng, khi hay tin nhà văn Tơ Hồi tạ thế ngày 6-7 vừa qua, có lẽ khơng ít người từng u “Dế mèn phiêu lưu ký” cũng như tôi vẫn cảm thấy trong lòng dâng đầy niềm thương tiếc...”. Sự ra đi của nhà văn

chính là cái cớ đặc biệt để nhà báo trích đăng lại một phần nội dung cuộc PV nhà văn Tơ Hồi đã được thực hiện một thời gian trước đó.

Sapo dạng này thường chú ý tới những vấn đề mang tính khái quát, được nhiều người quan tâm ở thời điểm PV và ít nhiều có liên quan đến nhân vật. Đó có thể là một đạo diễn sân khấu trước vấn đề làm chương trình thời kinh tế khó khăn, trong bài Đạo diễn Việt Tú: Phải đến thi “tích lũy tài sản văn hóa” (TT- VHCT số 42, 19/10/2012). Đó là một họa sĩ thành danh trước sự ồn ào của dư luận về cơng trình kiến trúc văn hóa để đời trong bài Họa sĩ Thành Chương: Khơng ai tin tơi chỉ có tiền vừa vừa thơi… (ANTG GT-CT số 64, GT 5/2013)…

2.4.2.3. Sapô giới thiệu bối cảnh, lí do phỏng vấn

Đây là dạng sapơ được sử dụng ít nhất trên các báo, chiếm 19.17%. Ở dạng này, các sapơ thường nêu hồn cảnh, tình huống mà ở đó bài PV được thực hiện. Những chi tiết độc đáo thú vị hoặc hài hước lẩy lên từ sapo có tác dụng tạo ấn tượng về nhân vật, thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ đầu. Ví dụ, đoạn sapo: “Khi gửi lại bản thảo bài trả lời phỏng vấn cho tôi, TS Đinh Thế Hiển kèm theo lời dặn: “Chỉ cần ghi tôi là chuyên gia tài chính thơi nhé!”. Thực tình, tơi rất muốn làm theo lời anh nhưng vì quyền lợi của số đông độc giả, tơi vẫn phải trích dẫn ra đây một số chức danh và cơng việc chính mà tiến sĩ Đinh Thế Hiển từng đảm nhận…” trong bài TS Đinh Thế Hiển: Khơng có một giải pháp tốt nhất (ANTG GT-CT số 143, CT 7/2013) đã gây

ấn tượng cho người đọc về một trí thức khiêm nhường và đầy trách nhiệm.

Một số sapơ giải thích nguyên nhân, lý do dẫn cuộc PV. Trong bài

Chuyên gia thời trang Tôn Hiếu Anh, con trai của PGS Tôn Thất Bách: Bố từng nói, con chỉ trưởng thành sau khi bố mất!, sapô giới thiệu sự liên hệ đầy

bất ngờ qua facebook để dẫn đến cuộc PV giữa nhà báo và nhân vật. Trong khơng ít trường hợp sapơ dạng này rất dài vì trình bày, diễn giải bối cảnh PV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc họa chân dung qua phỏng vấn trên báo in việt nam hiện nay (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)