Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Về thu thấp số liệu, thông tin sơ cấp: Đề tài thu thập số liệu, thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn các cán bộ viên chức và bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Cán bộ viên chức: Điều tra lấy mẫu 5 cán bộ quản lý, 129 cán bộ ở các khoa phòng
Căn cứ chọn mẫu: đề tài khảo sát 43 khoa phòng trong toàn viện, mỗi khoa phòng lấy 3 cán bộ thuộc các vị trí khác nhau bao gồm 1 trưởng khoa/phòng, 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng. Ở mỗi vị trí khác nhau có trách nhiệm quản lý và mức thụ hưởng chi thường xuyên khác nhau và giữa các khoa phòng trong viện cũng khác nhau về trách nhiệm trong quản lý chi thường xuyên.
Bảng 3.4. Thu thập số liệu điều tra
STT Vị trí Số cán bộ tham gia
khảo sát Nội dung khảo sát
1 Quản lý 5 cán bộ - Khâu lập dự toán - Tổ chức thực hiện
2
Phòng chức năng (Phòng TCKT, TCHC, VTKT, CNTT, KHTH, quản trị, dược)
7 trưởng phòng - Khâu lập dự toán - Tổ chức thực hiện 14 cán bộ khác - Tổ chức thực hiện
3 32 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 4 phòng ban khác
36 trưởng phòng - Khâu lập dự toán - Tổ chức thực hiện 36 bác sĩ - Tổ chức thực hiện 36 điều dưỡng - Tổ chức thực hiện
Khảo sát bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: đề tài khảo sát sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ bệnh viện cung cấp của một nhóm bệnh nhân và người nhà ở tất cả các khoa lâm sàng,thỏa mãn có ít nhất là 3 ngày điều trị tại Bệnh viện và có thể tham gia phỏng vấn.
Về thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập số liệu thông tin thứ cấp từ các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, internet, sách báo, các chuyên đề, hội thảo,...
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu, thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm exel. Đối với dữ liệu định tính thì được chuyển đổi thành các con số. Số liệu được nhập và lưu trữ trên các file dữ liệu. Các file dữ liệu được thiết kế để thuận tiện cho việc nhập liệu và xử lý thông tin.
3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Đề tài vận dụng phương pháp thống kê mô tả trong việc chọn mẫu nghiên cứu: loại hình đơn vị, cán bộ tham gia phỏng vấn theo độ tuổi, vị trí việc làm, trình độ chuyên môn và lựa chọn các tiêu thức để so sánh phân tích như quy chế chi tiêu nội bộ có hợp lý không, định mức và dự toán có thỏa đáng không,...
3.2.4. Phương pháp thống kê so sánh
Đề tài áp dụng phương pháp thống kê so sánh tình hình chi thường xuyên qua các năm nghiên cứu nhằm chỉ ra sự biến động và hiệu quả quản lý tài chính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường và hoàn thiện quy chế quản lý tài chính nói chung và quy chế quản lý chi thường xuyên nói riêng.