Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 39)

Sau khi học hỏi kinh nghiệm về quản lý tài chính theo hướng tự chủ của một số bệnh viện hàng đầu ở Việt Nam, tác giả rút ra được các bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình như sau:

- Rà soát, đánh giá, xây dựng hệ thống các định mức chi phí một cách khoa học, sát thực tế, quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ, xem xét và xây dựng khoán chi phí cho từng bộ phận, khoa phòng

- Một số công việc bệnh viện tự thực hiện có hiệu quả thấp, tốn kém chi phí như vệ sinh, giặt là, coi xe,… chuyển sang hình thức thuê khoán, ký hợp đồng với các đơn vị có uy tín và chất lượng tốt

- Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn cả về số lượng lẫn chất lượng. Có chính sách hợp lý khuyến khích hiệu quả công việc của cán bộ viên chức bằng cách bố trí nguồn thu nhập tăng thêm, xây dựng quy chế phân phối tăng thu nhập hợp lý, được thảo luận rộng rãi công khai trong toàn bệnh viện.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng hiệu quả trang thiết bị máy móc nhằm phát triển các kỹ thuật mũi nhọn, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân.

- Cần quy định chặt chẽ thủ tục thanh toán theo quy định của nhà nước, đặc biệt là khoản thanh toán thêm.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình được toàn quyền Đông Dương ký quyết định thành lập vào ngày 17 tháng 12 năm 1903 với tiền thân là Nhà thương Thái Bình. Trước năm 1945, Nhà thương Thái Bình chú trọng tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh và phương pháp chữa bệnh bằng Tây y cho người dân, đồng thời thành lập mạng lưới khám chữa bệnh tại các phủ huyện.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, bệnh viện hoạt động dưới sự quản lý của chính quyền nhân dân. Bệnh viện đã thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho các tầng lớp nhân dân và tham gia phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Có sự quan tâm của chính quyền, bệnh viện Thái Bình ngày một phát triển về cơ sở vật chất, mở rộng các khoa, phòng, đội ngũ y bác sĩ được nâng cao về trình độ chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh từ các bệnh thông thường đến các bệnh hiểm nghèo của tất cả các tầng lớp nhân dân. Một sự kiện được coi là điểm nhấn trong lịch sử phát triển của bệnh viện Thái Bình, bệnh viện đã được nâng cấp về cơ sở vật chất, tiếp nhận các trang thiết bị và chuyên gia y tế của Bun Ga Ri sang giúp đỡ trong công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu y học. Năm 1969, Bệnh viện đổi tên thành Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Bun Ga Ri ,là một trong những bệnh viện được xếp hạng nhất của bệnh viện tuyến tỉnh trên toàn miền Bắc.

Đất nước thống nhất, hoà bình lập lại, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Bun- Ga-ri. Tuy nhiên sau một thời gian, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, bệnh viện cũng gặp nhiều khó khăn trong ngân sách. Bắt đầu từ năm 1986, thực hiện đường lối của Đảng, bệnh viện đã đổi mới cơ chế hoạt động tài chính, chuyển hoạt động khám chữa bệnh từ bao cấp hoàn toàn sang thu một phần viện phí và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tuy phải đối mặt với những khó khăn, nhưng với tinh thần quyết tâm của tập thể cán bộ viên chức, bệnh viện vẫn đảm bảo các yêu cầu về chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho nhân dân, làm nền tảng để bước sang một thời kỳ phát triển mới, lớn mạnh và trưởng thành.

Từ năm 1994 đến 2013 là thời kỳ lớn mạnh và trưởng thành của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Được UBND Tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cấp cải tạo bệnh viện một cách toàn diện, cơ sở vật chất của bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã trở nên khang trang, hiện đại. Cũng trong giai đoạn này, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình có sự chuyển giao thế hệ đội ngũ cán bộ. Bệnh viện đã tuyển dụng bổ sung lực lượng y bác sĩ trẻ có y đức, có trình độ chuyên môn thay thế lớp cán bộ đã nghỉ hưu. Với quá trình đổi mới toàn diện, đến nay bệnh viện đã trở thành một cơ sở khám chữa bệnh đầu ngành có uy tín, chất lượng, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh của nhân dân địa phương và các tỉnh lân cận.

Bên cạnh nhiệm vụ khám chữa bệnh, bệnh viện còn là cơ sở đào tạo và thực hành chính của trường Cao đẳng Y Thái Bình và trường Đại học Y Thái Bình, góp phần đào tạo ra lực lượng cán bộ y tế cho đất nước và hai nước bạn Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia.

3.1.2. Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Bộ máy tổ chức bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình được xây dựng theo mô hình hai cấp:

Ban giám đốc bệnh viện là cấp cao nhất bao gồm giám đốc phụ trách chung và 04 phó giám đốc phụ trách các mảng về chuyên môn nghiệp vụ

Các khoa, phòng là cấp thứ hai trong hệ thống. Hiện nay, bệnh viện có 43 khoa phòng, trong đó có 10 phòng chức năng, 8 khoa cận lâm sàng và 25 khoa lâm sàng. Các khoa chịu trách nhiệm trước ban giám đốc bệnh viện về công tác chuyên môn. Các phòng ban có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban lãnh đạo về công tác tài chính, kế hoạch, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học, mua sắm sửa chữa và nhiều hoạt động khác

Đứng đầu mỗi khoa, phòng có 01 trưởng khoa/phòng, các phó khoa, điều dưỡng trưởng

Ngoài ra bệnh viện còn có các tổ chức chính trị - xã hội như Đảng ủy, Công đoàn bệnh viện, Đoàn thanh niên, các hội đồng khoa học kỹ thuật, hội đồng thuốc.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – BVĐK tỉnh Thái Bình (2017)

* Phòng Kế hoạch

tổng hợp * Phòng Quản trị * Khoa Dược * Khoa Vi sinh

* Khoa Ngoại tổng hợp

* Khoa Nội tim mạch * Phòng Tổ chức hành chính * Phòng Vật tư kỹ thuật * Khoa Chẩn đoán hình ảnh

* Khoa Giải phẫu bệnh

* Khoa Ngoại tiết

niệu * Khoa Nội tiết

* Phòng Tài chính kế toán * Phòng Công nghệ thông tin * Khoa Huyết học - truyền máu

* Khoa Kiểm soát

nhiễm khuẩn * Khoa Ung bướu * Khoa Nội tiêu hóa

* Phòng Điều

dưỡng * Ban Bảo vệ * Khoa Hóa sinh * Khoa Dinh dưỡng

* Khoa Gây mê

phẫu thuật * Khoa HSTC - CĐ

*Phòng Chỉ đạo tuyến * Phòng Quản lý chất lượng * Khoa CTCH - Bỏng * Khoa Cấp cứu

* Khoa PTTK -CS * Khoa Da liễu

* Khoa Mắt * Khoa Truyền

nhiễm * Khoa Tai mũi

họng * Khoa Y học cổ truyền * Khoa Răng hàm mặt * Khoa Phục hồi chức năng

* Khoa Khám bệnh * Khoa Thận nhân tạo

* Khoa Nội Hô hấp * Khoa Thần kinh * Khoa Nội cán bộ lão khoa * Khoa Nội thận CXK * Khoa Thăm dò chức năng Giám đốc Phó giám đốc

Các khoa cận lâm sàng Các khoa lâm sàng

Khối phòng ban

Căn cứ theo quyết định số 631/2000/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình thuộc Sở Y tế Thái Bình, Bệnh viện có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:

* Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh

- Bệnh viện tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.

- Bệnh viện có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức khoẻ khi Hội đồng Giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố yêu cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

* Đào tạo cán bộ y tế

- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên Đại học, Đại học và trung học.

- Bệnh viện tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

* Nghiên cứu khoa học về y học

Bệnh viện tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.

Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu…

* Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo các Bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị.

- Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong khu vực.

* Phòng bệnh

- Bệnh viện có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. - Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

* Hợp tác quốc tế

Bệnh viện chủ động hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước để phát triển chuyên môn y học, chuyển giao các kỹ thuật mới.

* Quản lý kinh tế trong bệnh viện

- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

* Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế:Viện phí, bảo hiểm, y tế, liên doanh liên kết, xã hội hóa, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

3.1.3. Cơ sở vật chất trang thiết bị của bệnh viện

Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như phát triển kỹ thuật y học tiên tiến, những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hiện tại, cơ sở vật chất của Bệnh viện khang trang, sạch sẽ, máy móc thiết bị đang được từng bước trang bị hiện đại và cử cán bộ cử đi đào tạo nâng cao chuyên môn. Bệnh viện có 10 khu nhà cấp II và cấp I, các khoa phòng được bố trí hợp lý liên hoàn, hệ thống vệ sinh được thiết kế khép kín, sạch sẽ phục vụ bệnh nhân đến điều trị. Hằng năm, bệnh viện có trích kinh phí để sửa chữa nhà cửa và đầu tư mua sắm trang thiết bị. Hệ thống máy móc y tế được trang bị đầy đủ theo đúng tuyến chuyên môn được giao, hoạt động liên tục và thường xuyên được bảo dưỡng kiểm tra thông số kỹ thuật để cho kết quả chính xác nhất.

Bảng 3.1. Cơ sở vật chất trang thiết bị của bệnh viện giai đoạn 2014 - 2016

STT Nội dung (triệu 2014 đồng) 2015 (triệu đồng) 2016 (triệu đồng) So sánh 2015/ 2014 (%) 2016/ 2015 (%) Bình quân (%) 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 91.322 91.827 267.566 100,6 291,4 171,2 2 Máy móc thiết bị y tế 103.360 107.005 136.154 103,5 127,2 114,8 3 Tài sản khác 10.589 11.122 10.979 105,0 98,7 101,8 Tổng 205.271 209.955 414.699 102,3 197,5 142,1

Nguồn: Báo cáo tài chính 2014-2016, Phòng TCKT, BVĐK tỉnh

Về cơ sở vật chất, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình phê duyệt dự án đầu tư, nâng cấp cải tạo lại Bệnh viện Đa khoa tỉnh với số vốn đầu tư là 50.647 tỷ đồng. Từ năm 1995 đến năm 2013, lần lượt các khu nhà phục vụ khám chữa bệnh trong bệnh viện đã được xây dựng kiên cố. Khu trung tâm kỹ thuật được hoàn thành với diện tích sử dụng 3.600 m2 gồm 15 phòng có cầu thang máy phục vụ bệnh nhân, người nhà, nhân viên, thuận lợi cho việc di chuyển cấp cứu người bệnh. Khu nhà ngoại - chấn thương hoàn thành năm 2000 với diện tích 4000 m2 với các buồng bệnh được xây khép kín, phòng kỹ thuật được ốp lát bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, đảm bảo phục vụ cho 240 giường bệnh nhân. Khu nhà nội C4 phục vụ cho 300 giường bệnh nhân các khoa thuộc bộ môn nội., Nhà nội A hoàn thành năm 2006 với diện tích 2.200 m2 tương đương với 70 giường bệnh kế hoạch. Năm 2010 nhà điều hành, khoa Khám bệnh, nhà khoa Dược, nhà khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được xây dựng xong, bệnh viện có điều kiện hoàn thành đề án cải tạo, nâng cấp tổng số giường bệnh lên đến 700 giường. Đặc biệt năm 2011, UBND Tỉnh đã phê duyệt dự án mở rộng, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cho phép bệnh viện xây dựng nhà trung tâm nghiệp vụ kỹ thuật và các khoa ngoại trú với tổng diện tích 11.558 m2 gồm 9 tầng với tổng mức đầu tư là 167 tỷ đồng với 12 phòng mổ, khu điều trị hồi sức tích cực, khu điều trị yêu cầu. Đến năm 2016, tổng số giường bệnh kế hoạch của bệnh viện được UBND Tỉnh phê duyệt lên tới 1000 giường bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Bảng 3.2. Một số máy móc trang thiết bị y tế tại bệnh viện

STT Tên tài sản ĐVT Nước SX lượng Số

Tổng giá trị (triệu đồng)

1 Cánh tay treo trần phòng mổ Agila Head Drager Cái Đức 5 1.788 2 Cánh tay treo trần phòng mổ Agila Colunm Drager Cái Đức 5 2.170 3 Cánh tay treo trần phòng mổ Movita Lift Drager Cái Đức 5 3.303 4 Dàn máy nội soi khớp háng Cái Đức 1 1.745 5 Dàn máy nội soi tai mũi họng Cái Đức 1 2.427 6 Dàn máy nội soi tiêu hoá đồng bộ OLP Nhật Cái Nhật 1 2.712 7 Dao cắt cầm máu siêu âm Gen 04 Cái Mỹ 1 1.198 8 Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng Cái Đức 1 1.999 9 Hệ thống Real - time PCP Model Eco Cái Singapore 1 1.400 10 Hệ thống xử lý nước RO CW60 WRO 64 Cái Thụy Điển 1 1.255 11 Máy C-am DHF 105CX - 9BH Cái Nhật 1 3.177 12 Máy đo loãng xương EXPLORER Cái Mỹ 1 1.200 13 Máy hấp tiệt trùng 2 cửa Castle Smart S740 - Gettinge Cái TNK 1 2.869 14 Máy nội soi phế quản Actera CV 150 Cái Nhật 1 1.743 15 Máy phân tích huyết học XT - 2000i Cái Nhật 1 1.058 16 Máy phẫu thuật mắt Phaco bán phần trước Faros Cái Thụy Sỹ 1 1.425 17 Máy siêu âm Doppler đen trắng Acuson X150 Cái HQ 2 1.820 18 Máy siêu âm màu Nhật Cái Nhật 1 1.200 19 Máy siêu âm màu Nhật Cái Nhật 1 1.210 20 Máy siêu âm màu Nhật 4D Cái Nhật 1 1.700 21 Máy sinh hoá bán tự động AU680 OLIMPUS Cái Nhật 1 2.490 22 Máy sinh hoá tự động kèm khối điện giải AU 640 Cái Nhật 1 1.680 23 Máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp Sterad 100S bộ Mỹ 1 2.798 Nguồn: Báo cáo kiểm kê tài sản năm 2016, Phòng TCKT, BVĐK tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)