Mức phụ cấp ưu đãi nghề tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 58 - 64)

STT Tên khoa, phòng

Mức phụ cấp ưu đãi nghề được

hưởng (%)

1 Khoa truyền nhiễm, giải phẫu bệnh, bộ phận chụp XQ, CT, MRI, bộ phận kho hóa chất khoa dược 70

2 Khoa gây mê, Hồi sức tích cực, kiểm soát nhiễm khuẩn 60

3 Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng còn lại 40

4 Các phòng hành chính, khoa dược 20

Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ BVĐK tỉnh Thái Bình (2016)

Ngoài các khoản phụ cấp tính theo lương, cán bộ viên chức bệnh viện còn được hưởng một số loại phụ cấp đặc thù như phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật, phụ cấp làm thêm giờ. Để lập dự toán cho các khoản phụ cấp này kế toán sử dụng kết hợp cả hai phương pháp lập dự toán:

Phụ cấp =

Thực chi trực 9 tháng năm hiện hành *12 tháng * Số lượng cán bộ năm dự toán

Đối với phụ cấp trực:

Phụ cấp trực được qui định cụ thể cho từng khoa: Mức trực 115.000đ áp dụng đối với Bệnh viện hạng I. Đối tượng hưởng phụ cấp trong kíp trực bao gồm:Bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý.

Cách tính phụ cấp trực cụ thể như sau:

115.000 đồng x hệ số được hưởng x tỷ lệ % x (ngày thường 100%; thứ 7, chủ nhật 130%; Lễ, tết 180%) + 15.000 đồng tiền ăn/người/phiên trực.

Hệ số của các kíp trực đối với các khoa, phòng thực hiện gồm 4 mức như sau: * Mức 1: Hệ số 1,5 gồm 2 đơn vị HSTC-CĐ, GMHS (bộ phận hồi sức) .

* Mức 2: Hệ số 1 gồm tất cả các đơn vị còn lại: Trực lãnh đạo, Ngoại tổng hợp, CTCH-Bỏng, PTTK-CS, Cấp cứu, Nội Tiêu hoá, Nội tim mạch, CĐHA, Thần kinh. Nội CBLK, Nội hụ hấp, Nội TCXK, Thăm dò chức năng, Truyền nhiễm, Khám bệnh, Ung bướu, RHM, Huyết học, Ngoại tiết niệu, TCKT, CNTT, Hóa sinh, TMH, Mắt, Nội tiết, Bảo vệ, Dược, KHTH, Điều dưỡng:

* Mức 3 : Hệ số 0,8 gồm các đơn vị : Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Da liễu, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Quản trị.

* Mức 4: Hệ số (1,0 x 0,5) gồm tất cả các đơn vị: giải phẫu bệnh (Trực nhà tang lễ), Phòng vật tư kỹ thuật( trực vận chuyển ô xy), Dinh dưỡng.

Đối với phụ cấp làm thêm giờ, bệnh viện chỉ chấp nhận thanh toán đối với trường hợp được giám đốc trưng dụng, yêu cầu làm việc thêm giờ, Phòng TCHC chấm công ngoài giờ và thanh toán theo bảng chấm công. Ngoài thời gian làm thêm giờ tối đa theo quy định của Nhà nước là không quá 200 giờ, Giám đốc thanh toán theo khối lượng công việc thực tế.

Phụ cấp phẫu thuật thủ thuật: đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản thanh toán cho cá nhân. Phẫu thuật, thủ thuật được phân loại theo thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của BYT quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể Bệnh viện sẽ quyết định mức trả tiền PTTT phụ thuốc vào khả năng cân đối nguồn tài chính

Trường hợp phẫu thuật đòi hỏi vượt số người qui định phải được giám đốc phê duyệt từng trường hợp cụ thể (có xác nhận của các đơn vị phối hợp).

c, Dự toán các khoản đóng góp theo lương

Các khoản đóng góp theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Tỷ lệ các khoản đóng góp bệnh viện thực hiện theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Dự toán các khoản đóng góp theo lương =

(Dự toán lương + Phụ cấp chức vụ + Phụ cấp thâm

niên vượt khung)

*

Tỷ lệ trích các khoản đóng góp

theo lương

Bắt đầu từ năm 2015, đối với cán bộ lao động hợp đồng được bệnh viện đóng các khoản bảo hiểm theo quy định của nhà nước theo quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là một điểm đổi mới trong cơ chế chi trả thu nhập cho cán bộ trong bệnh viện, được công đoàn ngành y tế biểu dương.

Khoản mục lương và các khoản tính theo lương chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên của bệnh viện, là mục quan trọng trong được ưu tiên hàng đầu trong lập dự toán. Bệnh viện xây dựng các khoản chi cho con người bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp chức vụ, phụ cấp đặc thù và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, BHYT, kinh phí công đoàn. Các khoản chi này đều áp dụng theo các quy định do Nhà nước ban hành.

Nhìn chung với khoản mục chi phí lương và các khoản phụ cấp, công tác lập dự toán chi phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch nhân sự của bệnh viện. Tuy nhiên hiện nay kế hoạch nhân sự vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Dự báo về số nhân sự tăng thêm, kế hoạch tuyển dụng còn chung chung và chưa sát với thực tế. Ví dụ như năm 2015, phòng Tổ chức cán bộ dự tính tuyển dụng 100 cán bộ mới, tuy nhiên năm 2015 không tổ chức đợt tuyển dụng nào. Do đó dự toán về lương có sự chênh lệch rất lớn, làm ảnh hưởng tới việc phân bổ dự toán thu cho các khoản chi khác của bệnh viện. Bên cạnh đó bệnh viện chưa cập nhật kịp thời sự thay đổi của nhà nước về mức lương cơ sở và sự thay đổi trong chính sách chi trả lương thưởng của viện nên chưa đưa vào dự toán. Ví dụ như năm 2016, nhà nước có sự thay đổi mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng lên mức 1.210.000 đồng, tuy nhiên khi xây dựng dự toán, bệnh viện vẫn sử dụng mức lương cơ sở cũ. Năm 2015 bệnh viện thay đổi chính sách chi trả lương thưởng, chuyển đối tượng ký hợp đồng lao động thời vụ sang hợp đồng dài hạn có đóng bảo hiểm, tuy nhiên, kế toán nhân sự đã không tính toán sự thay đổi này khiến cho dự toán về các

khoản đóng góp theo lương có sự thay đổi đáng kể, làm cho số liệu bị sai lệch ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên của đơn vị.

4.1.1.3. Lập dự toán chi dịch vụ công cộng và chi hành chính

Chi dịch vụ công cộng và chi hành chính là khoản chi thường xuyên tiếp theo trong mục lục ngân sách nhà nước. Chi dịch vụ công cộng bao gồm chi tiền điện, nước, vệ sinh, ... chi hành chính bao gồm chi tiếp khách, hội nghị, công tác phí, vật tư văn phòng phẩm..Với hai khoản chi phí này, bệnh viện lập dự toán dựa trên phương pháp quá khứ. Dựa vào số chi thực tế phát sinh của năm trước và dự toán chi các khoản thanh toán cá nhân để tính định mức chi cho dịch vụ công cộng và chi hành chính.

Chi dịch vụ công cộng, chi phí hành chính =

Dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn * Chi phí DVCC và chi phí hành chính năm trước

Tổng chi nghiệp vụ chuyên môn năm trước Đối với các khoản chi phí hành chính, chi vật tư văn phòng phẩm đều được quy định định mức rất rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Riêng chi phí vật tư tiêu hao được bệnh viện khoán chi phí tới từng khoa mức 20.000 đồng/ 1 giường bệnh, các khoa chỉ được sử dụng trong định mức này, nếu vượt quá do lý do quá tải bệnh nhân sẽ được giám đốc xem xét hỗ trợ. Ngoài ra bệnh viện còn khoán tiền công tác phí, tiền điện thoại cho một số chức vụ lãnh đạo và vị trí việc làm có tính chất công việc thường xuyên. Dự toán các khoản mục này bằng chi thực tế của năm hiện hành

Những tồn tại:

Các khoản chi quản lý hành chính đều được bệnh viện xây dựng thành các định mức chi, nhưng trong quá trình lập dự toán, các định mức này chưa được vận dụng một cách hiệu quả.

Thứ nhất về chi phí điện nước và dịch vụ vệ sinh: bệnh viện lập dự toán theo phương pháp quá khứ, năm dự toán tăng 10% năm hiện hành. Với mức tăng này là khá hợp lý trong thời kỳ ổn định. Tuy nhiên khi bệnh viện xây dựng và đưa vào sử dụng một số khu điều trị mới cho bệnh nhân thì chi phí phát sinh tăng về điện, nước, vệ sinh lại không được đưa vào dự toán, dẫn đến mức phân bổ dự toán thu cho khoản chi phí này có thể bị thiếu hụt nghiêm trọng khi thực hiện.

Thứ hai, dự toán về vật tư văn phòng phẩm không nằm trong danh mục được khoán, bệnh viện vẫn chưa lập được dự trù sử dụng cụ thể cho từng loại vật tư trong một năm tài chính dẫn đến dự toán vẫn chưa thật sát với thực tế phát sinh khi bệnh viện có nhiệm vụ kế hoạch mới trong năm tiếp theo.

4.1.1.4. Chi nghiệp vụ chuyên môn

Chi nghiệp vụ chuyên môn là khoản chi phí lớn nhất của bệnh viện, trong đó bao gồm chi mua hàng hóa vật tư phục vụ công tác chuyên môn như thuốc, hóa chất, vật tư y tế,.., chi trả các dịch vụ thuê ngoài như thuê máy móc kỹ thuật liên doanh liên kết, chi bảo hộ lao động, chi in ấn tài liệu dùng cho chuyên môn, chi nghiên cứu khoa học. Với khoản chi này, bệnh viện sử dụng phương pháp lập dự toán cấp không. Vào cuối quý III, đầu quý IV hằng năm, các khoa phòng chức năng như khoa Dược, phòng Kế hoạch tổng hợp lập dự trù kế hoạch sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, tài liệu phục vụ chuyên môn cho năm dự toán trên cơ sở nhu cầu sử dụng của các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, số lượng bệnh nhân cũng như mức độ bệnh và cơ cấu bệnh tật trong năm hiện hành, trình Ban lãnh đạo bệnh viện, Sở Y tế phê duyệt và gửi phòng Tài chính kế toán tổng hợp số liệu.

Còn khoản chi bảo hộ lao động, chi nghiên cứu khoa học và chi trả các dịch vụ thuê ngoài phục vụ chuyên môn, bệnh viện sử dụng phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ. Mức tăng chi phí dự toán bằng 10% năm hiện hành:

Chi bảo hộ lao động, dịch vụ thuê ngoài =

Chi phí 9 tháng năm hiện hành *12 tháng * 110% 9 tháng

Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên khi xây dựng dự toán cho khoản chi phí này, bệnh viện lại dựa trên số liệu của năm hiện hành mà không dựa vào khảo sát thực tế tình trạng hoạt động của máy móc trang thiết bị. Do đó dự toán xây dựng có thể không sát với thực tế.

Chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên của bệnh viện, trong đó chi mua sắm thuốc hóa chất vật tư y tế chiếm khoảng 98%, các khoản mục còn lại chiếm khoảng 2% bao gồm mua đồng phục trang phục, bảo hộ lao động, nghiên cứu khoa học, mua in ấn phô tô tài

liệu phục vụ chuyên môn của ngành. Tuy chiếm một tỉ trọng nhỏ nhưng tính trên giá trị tuyệt đối các khoản chi này vẫn rất lớn, dao động từ 2,2 tỷ đến 2,4 tỷ mỗi năm. Tuy nhiên công tác lập dự toán cho các mục này chưa được hợp lý. Cụ thể, các khoản mục này được lập trên cơ sở quá khứ mà không căn cứ vào tình hình bệnh nhân thực tế tại bệnh viện cũng như định mức chi đã được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ. Tuy trong thời kỳ ổn định, mức tăng 10% là khá hợp lý, nhưng khi bệnh viện tăng quy mô giường bệnh, hoặc triển khai các kỹ thuật mới thì phương pháp lập dự toán này sẽ không còn phù hợp và xa rời thực tế.

Thêm một hạn chế nữa trong khâu lập dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn đó là bệnh viện chưa xây dựng được định mức chi chi tiết tới từng loại thủ thuật, phẫu thuật, dịch vụ kỹ thuật theo danh mục của Bộ Y tế.

4.1.1.5. Trích lập các quỹ

Kết quả chênh lệch thu chi được bệnh viện sử dụng để trích lập các quỹ và chi tăng thu nhập cho cán bộ theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế phân phối thu nhập tăng thêm. Cụ thể:

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25% chênh lệch thu chi, dự toán trích quỹ phát triển bệnh viện dựa vào kết quả chênh lệch thu chi năm dự toán, dựa vào kế hoạch phát triển của bệnh viện. Ví dụ trong năm 2015, 2016 bệnh viện có kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác chống nhiễm khuẩn và đưa tòa nhà 9 tầng vào sử dụng, vì vậy khi lập dự toán, bệnh viện đã tăng mức trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, tăng hơn 10 tỷ đồng tương đương khoảng 60% so với năm 2014.

- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi với mức tối đa cả hai quỹ không quá 03 tháng lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Riêng với hai quỹ này, dự toán trích lập bằng năm hiện hành do các mức chi trả phúc lợi và khen thưởng không thay đổi quá nhiều

- Chi trả tiền thu nhập tăng thêm:

Chi thu nhập tăng thêm bằng dự toán thu sau khi trừ đi dự toán tất cả các khoản mục chi phí, trích lập các quỹ. Chi thu nhập tăng thêm được thực hiện theo Nghị quyết đại hội công nhân viên chức hàng năm về thưởng chức danh chuyên môn và chức danh cán bộ quản lý (Có tính đến năng xuất lao động, chất lượng hiệu quả của từng khoa, phòng).

4.1.1.6. Kết quả khảo sát đánh giá lập dự toán chi thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)