Đơn vị: Triệu đồng, % Sản phẩm 2014 2015 2016 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng - Cho vay tiêu dùng 204.795 48 257.277 8 297.328 7 - Cho vay sản xuất kinh
doanh 265.680 35 345.293 36 364.227 35
- Cho vay khác (cho vay
XK lao động….) 83.025 17 74.475 11 81.765 11
Tổng 553.500 100 677.046 100 743.321 100 Nguồn: Báo cáo Phòng kế hoạch kinh doanh qua các năm
Tỷ trọng cho vay mua ô tô đều tăng qua các năm và tăng với tỷ lệ tương đối ổn định, nhưng còn ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân là do rất nhiều hãng xe nổi tiếng: Ford, Toyota, Maza, Huyn dai, Mitsubishi, Mercedes… đã trở thành quen thuộc với thị trường Việt Nam tạo nên cung về sản phẩm ô tô. Đồng thời sự phát triển tầng lớp thu nhập cao và ổn định tại Việt Nam hình thành lên cung yếu tố cầu về mua sắm. Chính vì vậy đây sẽ là một sản phẩm mang đến thu nhập ổn định cho chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay sản phẩm này ở chi nhánh vẫn thấp và chưa tương xứng với vị thế của chi nhánh.
Ngoài ra, chi nhánh cũng thực hiện khá nhiều khoản đối với KHCN đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Mục đích cho vay đối với những khoản giải ngân này khá đa dạng, thời hạn vay thường ngắn, giá trị nhỏ.
Như vậy, có thể thấy rằng sản phẩm cho vay cá nhân của Chi nhánh hầu như mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm CVKHCN truyền thống: Cho vay liên quan đến BĐS, cho vay tín chấp, cho vay mua ô tô trả góp. Một số sản phẩm khác như: cho vay du học, cho vay khám chữa bệnh, cho vay giấy tờ có giá, cho vay chứng khoán, cho vay theo hạn mức thấu chi cũng được triển khai nhưng các phương án cho vay này không nhiều và chưa cân xứng với sản phẩm khác của chi nhánh, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Theo thời hạn cho vay
Những khoản vay của chi nhánh hầu hết đều là ngắn hạn, các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn: năm 2014 là 71,2% đến năm 2015 tăng lên 70% và sang năm 2016 tăng lên là 73%, nhưng nhìn chung tỷ trọng cho vay KHCN ngắn hạn rất lớn, trong các năm trở lại đây đều chiếm từ 70% trở lên trong tổng dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh.