Khái quát hoạt động của Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 47)

Ninh

Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du tiền thân trước đây là chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Tiên Sơn thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Bắc. Khi Chính phủ ban hành NĐ53/HDBT ngày 26/03/1998 Chi nhánh NHNo Huyện Tiên Sơn được chuyển thành Ngân hàng phát triển nông nghiệp Huyện Tiên Sơn.

Thực hiện quyết định 68/TTg ngày 25/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện là huyện Từ Sơn và huyện Tiên Du, Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đã ra quyết định số 646/QĐ-NHNo- 07 ngày 26/8/1999, thành lập Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh. Trụ sở giao dịch của chi nhánh được đặt tại thị trấn Lim - Tiên Du - Bắc Ninh. Hiện nay chi nhánh có 02 phòng giao dịch trực thuộc là Phòng giao dịch Chợ Sơn và Phòng giao dịch Chợ Và.

Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh nằm trên địa bàn trọng điểm kinh tế của huyện Tiên Du, với vị trí có nhiều hệ thống giao thông huyết mạch quốc gia đi qua, thông thương về kinh tế, nhiều làng nghề truyền thống cũng như tất cả các Chi nhánh Agribank trên toàn quốc, khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là hộ sản xuất, tư nhân, cá thể.

Là đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chủ yếu là huy động nguồn vốn, cho vay và các dịch vụ thanh toán khác. Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du tận dụng tối đa các nguồn lực, phát huy triệt để lợi thế để huy động vốn từ dân cư và các TCKT, với màng lưới giao dịch được dàn trải trên toàn huyện để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch một các nhánh chóng và an toàn, tiện lợi nhất. Với số khách hàng lên tới gần 30.000 khách hàng và đội ngũ cán bộ nhân viên giầu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, có thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Trong những năm gần đây Chi nhánh luôn thay đổi phong cách làm việc, rút ngắn thời gian giao dịch, tại Chi nhánh và các phòng giao dịch được chia ra các quầy giao dịch một cửa đảm bảo điều kiện, môi trường thuận lợi, nhanh chóng an toàn, chính xác và luôn làm hài lòng khách hàng đến giao dịch.

Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh là chi nhánh loại III trực thuộc Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Trụ sở đặt tại Số 17 Lý Thường Kiệt,

Thị trấn Lim, huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Mạng lưới hiện nay của chi nhánh gồm 3 điểm giao dịch, trong đó gồm 01 điểm Trung tâm và 02 Phòng giao dịch, mạng lưới của chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Nguồn: Phòng hành chính – Tổ chức Agribank chi nhánh huyện Tiên Du 3.1.3. Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh 3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh hàng đặc biệt - đi vay để cho vay, nên nguồn vốn là yếu tố có tính chất quyết định trong kinh doanh của các NHTM. Chính vì vậy, trong những năm qua Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh đã xác định huy động vốn là tiền đề để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, Chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức huy động các nguồn vốn trong dân cư và đạt được những kết quả khả quan.

Phòng KH-KD BAN GIÁM ĐỐC Phòng KT-NQ Phòng HCNS Phòng dịch vụ PGD Chợ Sơn PGD Chợ Và Tổ tín dụng Tổ KTNQ Tổ tín dụng Tổ KT-NQ

Nhận xét:

Qua các năm, nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng. Năm 2015, tổng vốn huy động được 1.606.432 triệu đồng, tuy có tăng so với năm 2014 nhưng với tốc độ chưa cao 18,95%, tương ứng tăng 255.877 triệu đồng, so với chỉ tiêu kế hoạch 250.000 triệu đồng thì vượt hơn so với kế hoạch 5.877 triệu đồng).

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn năm 2014 - 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền 1.350.555 1.606.432 1.980.898

- Nội tệ 1.152.202 1.386.416 1.715.686

Tỷ trọng (%) 85,3 86,3 86,6

- Ngoại tệ quy đổi 198.353 220.016 265.212

Tỷ trọng (%) 14,7 13,7 13,4

Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn 1.350.555 1.606.432 1.980.898

- Không kỳ hạn 179.845 269.172 290.537 Tỷ trọng (%) 13,3 16,8 14,7 - Có kỳ hạn dưới 12 tháng 589.501 970.231 1.215.863 Tỷ trọng (%) 43,6 60,4 61,4 - Có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng 400.565 243.415 285.111 Tỷ trọng (%) 29,7 15,2 14,4 - Có kỳ hạn trên 24 tháng 180.644 123.614 189.387 Tỷ trọng (%) 13,4 7,7 9,6

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng KH 1.350.555 1.606.432 1.980.898

- Tổ chức kinh tế 301.910 356.344 398.115

Tỷ trọng (%) 22,4 22,2 20,1

- Dân cư (Khách hàng cá nhân ) 1.014.645 1.250.088 1.582.783

Tỷ trọng (%) 77,6 77,8 79,9

Tổng nguồn vốn huy động 1.350.555 1.606.432 1.980.898 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KD Agribank Chi nhánh Tiên Du (2014-2016)

Agribank chi nhánh huyện Tiên Du đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu huy động vốn đã đề ra. Cụ thể, nguồn vốn huy động năm 2016 đạt 1.980.898 triệu đồng, tăng 374.466 triệu đồng (tương đương tăng 23,75%) so với năm 2015.

- Nguồn vốn VND luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn (trên 85%) và có xu hướng tăng lên qua các năm.

- Những năm gần đây lãi suất thường xuyên biến động, người gửi tiền có xu hướng chuyển từ các kỳ hạn dài sang các kỳ hạn ngắn để tận dụng cơ hội kiếm lợi từ lãi suất tăng cao. Ngân hàng đã thu hút được lượng lớn tiền gửi có kỳ hạn và nguồn tiền gửi từ KHCN.

- Trong cơ cấu huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh chủ yếu vẫn là tiền gửi của dân cư (chiếm trên 75% tổng nguồn vốn). Đặc trưng của loại tiền gửi này là rất nhạy cảm với lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác. Lãi suất cao thì kích thích các tổ chức và dân cư gửi tiền nhiều. Các yếu tố khác như địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm, các loại hình huy động, các dịch vụ đa dạng… cũng ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô và cấu trúc của nguồn tiền.

Như vậy trong kế hoạch huy động vốn Chi nhánh phải luôn định hướng thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ngày càng hợp lý và tích cực hơn, để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng đồng thời nâng cao tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp và có kỳ hạn trên tổng số vốn huy động thông qua việc đa dạng trong phương thức nhận tiền gửi và thanh toán vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ, sẽ góp phần tăng thu dịch vụ và giảm lãi suất huy động bình quân đầu vào. Đồng thời nên duy trì chính sách huy động vốn với KHCN để giữ vững tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cư vì đó là nền khách hàng khá ổn định và gắn bó lâu dài với ngân hàng.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu như huy động vốn là khâu có tính chất quyết định trong kinh doanh thì cho vay vốn lại là khâu quyết định hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM. Do vậy, các NHTM luôn chú ý phối kết hợp nhịp nhàng giữa công tác huy động vốn và cho vay.

Trong giai đoạn từ 2014 đến 2016 trên cơ sở định hướng của Agribank và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Agribank chi nhánh huyện Tiên Du luôn bám sát mục tiêu, phương hướng đề ra và triển khai thực hiện khá tốt. Với sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ viên chức, Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh đã đạt được những kết quả sau:

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về dư nợ tín dụng giai đoạn năm 2014-2016 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 ST % ST % Tổng dư nợ 922.495 1.092.010 1.126.245 169.515 18.38 34.235 3.14 1 Theo đối tượng KH 922.495 1.092.010 1.126.245 169.515 18.38 34.235 3.14 -KHDN 368.995 414.964 382.924 45.969 12.24 (32.040) -7.72 -KH cá nhân và hộ 553.500 677.046 743.321 123.546 44.64 66.275 19.58 2 Theo thời hạn cho vay 922.495 1.092.010 1.126.245 169.515 18.38 34.235 3.14 * Ngắn hạn 654.250 831.530 878.835 177.280 27.10 47.305 5.69 * Trung hạn 142.155 142.380 125.210 225 0.16 (17.170) - 12.06 * Dài hạn 76.930 64.965 72.582 (11.965) - 15.55 7.617 11.72 * Cho vay UTĐT 49.160 53.135 49.618 3.975 8.08 (3.517) -6.62 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KD năm 2014-2016, Agribank Chi nhánh Tiên Du

Nhìn vào bảng 3.2 và thực thế cho thấy năm 2015 do những khó khăn chung của nền kinh tế, khối khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng dư nợ đạt thấp, bên cạnh đó dư nợ cho vay KHCN lại tăng trưởng cao. Tính đến 31/12/2015 tổng dư nợ của Chi nhánh là: 1.092.010 triệu đồng, tăng 169.515 triệu đồng so với năm 2014 (tỷ lệ tăng là 18,38%), trong đó cho vay KHCN đạt 677.046, tăng 123.546 triệu đồng so với năm 2014. Bước sang năm 2016, tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi, song hàng hóa tồn kho vẫn ứ đọng nhiều, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ hết, nguồn vốn hấp thu chậm do đó dư nợ của chi nhánh cũng tăng trưởng chậm: dư nợ đạt 1.126.245 triệu đồng, tăng 34.235 triệu đồng (tỷ lệ tăng 3,14%) so với năm 2015. Hơn nữa trong bối cảnh ngành ngân hàng chịu tác động mạnh của tình hình suy giảm kinh tế, việc tăng trưởng tín dụng cũng cần thận trọng vì thế chi nhánh cũng thận trọng hơn trong công tác cho vay để đảm bảo hoạt động kinh

Qua ba năm, kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Tiên Du tương đối khả quan. Tuy nhiên, kết quả có sự biến động và không theo một chiều hướng nhất định. Cụ thể:

+ Theo kỳ hạn:

Trong giai đoạn từ đầu 2014 đến cuối năm 2016, mặc dù tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng 203,750 tỷ đồng nhưng dư nợ tăng chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn (tăng 224,585 tỷ đồng), dư nợ trung dài hạn giảm nhẹ (giảm 20,840 tỷ đồng) so với cuối năm 2014. Trong giai đoạn này Chi nhánh luôn kiểm soát tỷ lệ dư nợ trung dài hạn theo định hướng của Agribank và kế hoạch được giao (tỷ lệ luôn dưới 30%, thấp hơn toàn ngành). Dư nợ tín dụng trung dài hạn chủ yếu tập trung ở một số khách hàng doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị sản xuất và cho vay cá nhân phục vụ tiêu dùng như xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua ô tô.

Dư nợ tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn cả, năm 2015 đạt 831,530 tỷ đồng, chiếm 76,15% tổng dư nợ, năm 2015 đạt 878,835 tỷ đồng, chiếm 78,03% tổng dư nợ. Việc tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn cao, giúp đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng, vừa đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

Dư nợ ngắn hạn tăng chủ yếu tập trung ở các khách hàng vay thương mại, sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân, hộ gia đình bán lẻ được Chi nhánh đánh giá là khách hàng tốt, mang lại hiệu quả.

+ Theo đối tượng khách hàng:

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng qua các năm như sau:

553.500 369.000 677.046 414.964 743.321 382.923

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

KHDN KHCN

Hình 3.2. Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng

Chi nhánh thực hiện đúng theo định hướng của Agribank, tập trung đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tăng cường cho vay khách hàng cá nhân. Năm 2015, tổng dư nợ cho vay đạt 922.495 triệu đồng trong đó tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân là 60% với mức dư nợ là: 553.500 triệu đồng, đến năm 2015 tổng dư nợ đạt 1.092.010 triệu đồng tăng thêm 169.515 triệu đồng so với năm 2014, tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân tăng lên là: 66% với mức dư nợ là 743.321 triệu đồng, chiếm tỷ trọng tăng 72.88% tỷ trọng tăng tổng dư nợ.

Thực tế trong giai đoạn này Chi nhánh đã tăng cường cho vay khách hàng cá nhân, số lượng khách hàng cũng tăng lên, lĩnh vực cho vay được mở rộng, các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh cũng đa dạng hơn.

Dư nợ cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và ổn định. Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng và tăng ổn định qua các năm một mặt phản ánh nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn tương đối lớn, mặt khác điều này cũng phản ánh những nỗ lực của bản thân chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược khách hàng.

Tuy nhiên, việc cho vay đối với KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh vẫn chưa phát huy được hết các điểm mạnh vốn có, chưa có những nét đặc thù trở thành bản sắc tạo nên ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng khác. Điều này cũng cần sự quan tâm thích hợp của ban lãnh đạo trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm, đưa hoạt động cho vay khách hàng cá nhân phát triển vượt bậc trở thành một mảng lớn trong bức tranh tín dụng của Chi nhánh.

3.1.3.3. Các hoạt động khác

Ngoài những nghiệp vụ truyền thống như huy động vốn và cho vay, Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh đã triển khai nhiều các sản phẩm dịch vụ, thanh toán trong nước và quốc tế đạt kết quả cao. Cụ thể như sau: (Xem bảng 3.3).

Bảng 3.3. Doanh thu các hoạt động khác của Agribank chi nhánh Tiên Du

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng (%) ST TT ST TT ST TT 2015/2014 2016/2015 DOANH THU 218.600 100 323.500 100 485.200 100 47,99 49,98

+ Thu từ dịch vụ thanh toán trong nước 18.724 35 122.930 38 198.932 41 60,67 61,83

+ Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế 76.510 10 25.880 8 43.668 9 18,39 68,73

+ Thu từ dịch vụ kiều hối 19.674 9 32.350 10 48.520 10 64,43 49,98

+ Thu về dịch vụ thẻ 26.232 12 42.055 13 63.076 13 60,32 61,52

+ Thu từ phí E-Banking 10.930 5 19.410 6 33.964 7 77,58 74,98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thu từ dịch vụ ngân quỹ 48.092 22 61.465 19 72.780 15 27,81 18,41

+ Thu khác 15.302 7 19.410 6 24.260 5 26,85 9,99

3.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014 – 2016

Cùng với sự tăng trưởng của toàn hệ thống Agribank, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Tổng doanh thu 110.255 119.762 122.118

2. Tông chi 85.189 96.142 98.889

3. Chênh lệch thu chi 25.066 23.620 23.229

4. Hệ số lương đạt được 1,53 1,32 1,28

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh

Qua bảng số liệu 3.4 trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua của Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du Bắc Ninh đã thu được kết quả tốt, chi nhánh luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh giao, các chỉ tiêu cơ bản: nguồn vốn, dư nợ tăng trưởng liên tục hàng năm, tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định của Agribank, kết quả tài chính được đảm bảo, đủ lương cho CBCNV của chi nhánh.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu cần thu thập chủ yếu là tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân, đối tượng khách hàng vay vốn, nhu cầu sử dụng các sản phẩm cho vay, tình hình phát triển dịch vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại huyện Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 47)