Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 64 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh

4.1.3. Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh

4.1.3.1. Số lượng và lượt khách hàng cá nhân

Nhìn vào Bảng 4.2 ta thấy lượng KHCN của chi nhánh tăng trưởng mạnh, từ 1.353 người năm 2014 tăng lên 1.805 người năm 2016 với tốc độ tăng là 33,4%. Số lượt KHCN cũng tăng mạnh và cao đạt 2.518 lượt người năm 2016. Số lượng KHCN cao chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng dành cho Ngân hàng, đây là cơ sở chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng ngày càng được mở rộng.

Bảng 4.2. Số lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh theo địa bàn các xã Đơn vị tính: khách hàng cá nhân Đơn vị tính: khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ phát triển % 2015/2014 2016/2015 Số lượng KHCN 1.353 1.578 1.805 117 114 TT Lim 678 789 834 116 106 X. Lạc Vệ 224 234 267 104 114 X. Phú Lâm 3 3 5 100 167 X. Liên Bão 15 37 64 247 173 X. Đại Đồng 54 23 39 43 170 X. Phật Tích 12 54 61 450 113 X. Hiên Vân 2 5 8 250 160 X. Nội Duệ 23 26 28 113 108 X. Tri Phương 15 65 76 433 117 X. Hoàn Sơn 123 125 134 102 107 X. Tân Chi 14 23 57 164 248 X. Minh Đạo 45 43 47 96 109 X. Cảnh Hưng 98 98 112 100 114 X. Việt Đoàn 47 53 73 113 138

Nguồn: Báo cáo Phòng Kế hoạch Kinh doanh qua các năm

Thị trấn Lim là nơi đặt trụ sở của chi nhánh cũng là thị trường chính (chiếm gấn 50% KHCN toàn huyện) trong khi đó một số xã lại chưa được khai thác hết, ví dụ như Phú Lâm, Hiên Vân…

Tiên Du là một huyện có diện tích rộng và dân số đông (khoảng trên 40 nghìn hộ với 150 nghìn nhân khẩu), giả định với 2.518 lượt khách hàng vay vốn tương ứng với một hộ thì tỷ lệ hộ gia đình vay vốn tại Chi nhánh huyện Tiên Du chỉ là 2.518/42.000 = 5,99% số hộ trên địa bàn huyện. Đây là con số thấp, với lợi thế thành lập lâu năm, quy mô Agribank thuộc hàng đứng đầu tại huyện Tiên Du chứng tỏ khả năng tiếp cận vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện còn rất thấp, các sản phẩm cho vay KHCN chưa được Chi nhánh quảng bá, giới thiệu đến người dân, dư địa và tiềm năng để phát triển dịch vụ còn rất nhiều mà Chi nhánh khai thác chưa hết.

Bảng 4.3. Số lượng hộ gia đình vay vốn của chi nhánh theo địa bàn xã Đơn vị tính: hộ Đơn vị tính: hộ

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ phát triển % 2015/2014 2016/2015 Số hộ gia đình 1.816 2.003 2.518 110 126 TT Lim 978 998 1089 102 109 Lạc Vệ 27 57 98 211 172 Phú Lâm 12 37 87 308 235 Liên Bão 4 7 9 175 129 Đại Đồng 34 68 98 200 144 Phật Tích 312 156 198 50 127 Hiên Vân 12 76 98 633 129 Nội Duệ 123 178 256 145 144 Tri Phương 76 89 90 117 101 Hoàn Sơn 23 56 76 243 136 Tân Chi 32 56 78 175 139 Minh Đạo 1 11 56 1100 509 Cảnh Hưng 12 34 43 283 126 Việt Đoàn 170 180 242 106 134

Nguồn: Báo cáo Phòng Kế hoạch Kinh doanh qua các năm 4.1.3.2. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 4.4. Doanh số cho vay KHCN của chi nhánh qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu doanh số

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Tăng trưởng (%) Giá trị TT (%) Tăng trưởng (%) Doanh số CVKHCN 605 56 926 62 53,1 1.215 68 31,2

Doanh số cho vay 1.076 100 1.485 100 38 1.768 100 19,1 Nguồn: Báo cáo phòng kế hoạch kinh doanh qua các năm

Năm 2014, doanh số cho vay KHCN đạt 605 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 56% doanh số cho vay của chi nhánh. Điều này cho thấy tỷ trọng cho vay KHCN trong hoạt động cho vay của chi nhánh là lớn, chi nhánh chú trọng đến hoạt động

cho vay KHCN. Đến năm 2016, Doanh số cho vay KHCN đã lên tới 1.215 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 68% trong tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh, tăng trưởng 31,2% so với năm 2015.

So sánh với các Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp giáp danh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như: Chi nhánh huyện Quế Võ doanh số cho vay KHCN năm 2016 đã là 1.525 tỷ đồng, chiếm 83% tổng doanh số cho vay, tốc độ tăng trưởng 18%, gấp 1,2 lần so với Chi nhánh huyện Tiên Du; Chi nhánh Huyện Yên Phong, doanh số cho vay KHCN năm 2016 cũng đạt là: 1.750 tỷ đồng, chiếm 85% tổng doanh số cho vay, tăng trưởng 21% so với năm 2015, gấp 1,4 lần so với Chi nhánh huyện Tiên Du. Qua đó có thể thấy rằng, doanh số cho vay KHCN của Chi nhánh huyện Tiên Du tuy có tăng trưởng, chiếm tỷ trọng cao nhưng so với một vài Chi nhánh khác trong tỉnh quy mô còn nhỏ và tiềm năng của thị trường chưa được khai thác nhiều.

Bảng 4.5. Doanh số CVKHCN của Chi nhánh theo đĩa bàn các xã Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng % 2015/2014 2016/2015 TT Lim 502 776 1.001 155 129 Lạc Vệ 16,7 21,3 27,4 128 129 Phúc Lâm 0,02 0,025 0,03 125 120 Liên Bảo 4,2 5,6 6,3 133 113 Đại Đồng 7,9 8,1 9,6 103 119 Phật Tích 2,1 5,3 7,8 252 147 Hiên Vân 0,01 0,02 0,03 200 150 Nội Duệ 5,8 6,7 8,9 116 133 Tri Phương 7,1 7,7 8,6 108 112 Hoàng Sơn 21,6 45,6 56,8 211 125 Tân Chi 2,6 3,7 6,4 142 173 Minh Đạo 3,2 6,2 8,9 194 144 Cảnh Hưng 5,7 9,5 12,9 167 136 Việt Đoàn 26,07 30,255 60,34 116 199

Doanh thu CVKHCN tập trung vào một số xã như Lim, Lạc vệ, Việt Đoàn, Hoàn Sơn... Trong đó riêng thị trấn Lim chiếm tỷ trọng khoảng 83% toàn doanh thu CVKHCN.

Từ những số liệu trên có thể thấy rằng, Doanh số cho vay KHCN của chi nhánh đang biến động theo chiều hướng tích cực, tăng với tốc độ nhanh hơn theo thời gian qua các năm trở lại đây, chứng tỏ chi nhánh đã tập trung vốn cho hoạt động cho vay KHCN.

Tuy nhiên có thể thấy những con số trên chưa thật sự ấn tượng, chi nhánh vẫn cần đầu tư nhiều cho hoạt động này để tăng trưởng doanh số cho vay với tốc độ tốt nhất.

4.1.3.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân Tình hình chung

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng nhanh qua các năm, thể hiện ở bảng 4.6.

Năm 2015, tổng dư nợ tăng 18,4% trong đó dư nợ KHCN tăng 22,3% so với năm 2014. Năm 2016, mặc dù dư nợ chung của toàn chi nhánh chỉ tăng 3,1% so với năm 2015 nhưng dư nợ cho vay cá nhân đã tăng 9,8% dư nợ toàn chi nhánh.

Bảng 4.6. Tình hình dư nợ cho vay KHCN toàn chi nhánh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ tăng trưởng (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 1 Dư nợ cho vay KHCN 553.500 677.046 743.321 122,3 109,8 2 Tổng dư nợ toàn CN 922.495 1.092.010 1.126.245 118,4 103,1 3 Tỷ trọng dư nợ CVKHCN (%) 60 62 66

Nguồn: Báo cáo Phòng Kế hoạch Kinh doanh qua các năm

Có thể nói năm 2015, 2016 có bước tăng trưởng đột phá về mảng cho vay KHCN; trong năm 2016 chi nhánh cũng đã thực hiện rà soát lại chính sách khách hàng và áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo cao hơn cho các khoản dư nợ. Điều này đã khiến cho một số khách hàng lớn không đáp ứng được về quy định TSĐB của Chi nhánh nên đã tạm dừng vay. Tuy nhiên, với những yêu cầu chặt chẽ về chính

sách khách hàng cũng như tài sản đảm bảo dư nợ cho vay KHCN năm 2016 vẫn tăng đáng kể, tỷ trọng cho vay KHCN chiếm 66% trong tổng dư nợ, có được kết quả đó là do chi nhánh đã chú trọng mở rộng hoạt động cho vay KHCN.

So với một số chi nhánh trên cùng địa bàn

634.598 598.765 542.504 743.321 677.046 553.500 298.531 265.418 201.543

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

CN huyện Quế Võ CN huyện Tiên Du CN huyện Yên Phong

Hình 4.1. Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại một số chi nhánh

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Bắc Ninh

Qua hình 4.1 cho thấy 3 năm vừa qua dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh huyện Tiên Du đã có sự tăng trưởng tốt, so với 02 Chi nhánh là Chi nhánh huyện Quế Võ và Chi nhánh huyện Yên Phong thì quy mô dư nợ của chi nhánh Tiên Du là cao hơn. Vì vậy, để gia tăng và giữ vững thị phần tín dụng đặc biệt là tín dụng cá nhân, đòi hỏi Chi nhánh huyện Tiên Du phải phấn đấu nỗ lực và phát huy tối đa hiệu quả đem lại từ cho vay KHCN.

So với kế hoạch được giao

Năm 2014, kế hoạch dư nợ cho vay KHCN được giao là 500 tỷ đồng, thực hiện đạt 553.5 tỷ đồng, vượt kế hoạch được giáo 10%. Trong khi tổng dư nợ của chi nhánh đạt 118% so với kế hoạch được giao

Năm 2015, kế hoạch dư nợ cho vay KHCN được giao là 600 tỷ đồng nhưng đến khi thực hiện đạt 677 tỷ đồng, tương đương 113% so với kế hoạch. Trong khi tổng dư nợ của chi nhánh đạt 111% so với kế hoạch.

Năm 2016, dư nợ cho vay KHCN thực hiện đạt 106% so với kế hoạch trong khi tổng dư nợ của chi nhánh đạt 98% kế hoạch, tỷ lệ cho vay ngắn hạn đạt 88,6% kế hoạch được giao.

Mặc dù dư nợ cho vay khách hàng cá nhân qua các năm đều tăng nhưng chỉ tiêu đạt được so với kế hoạch được Agribank tỉnh Bắc Ninh giao vẫn chưa cao. Chi nhánh cần nỗ lực thúc đẩy hoạt động tín dụng nói chung và mở rộng cho vay KHCN nói riêng để thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Nếu đặt trong mối tương quan tổng thể, có thể thấy cho vay KHCN ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Nếu như năm 2014, tỷ trọng cho vay KHCN chỉ ở mức 60%, thì đến năm 2016 con số này đã tăng lên 66%. Điều này cho thấy hoạt động cho vay KHCN ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng.

Rõ ràng không thể phủ nhận vai trò của hoạt động cho vay KHCN đối với toàn hệ thống AGRIBANK nói chung và Chi nhánh nói riêng trong các năm qua, mặc dù cho vay KHCN chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng quy mô vẫn còn so với tiềm năng của thị trường, vì vậy chi nhánh cần có giải pháp kịp thời để mở rộng loại hình cho vay này.

Bảng 4.7. Tình hình thực hiện cho vay KHCN so với kế hoạch được giao

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Kế hoạch Thực hiện TH/KH Kế hoạch Thực hiện TH/KH Kế hoạch Thực hiện TH/KH Nguồn vốn huy động 1.256 1.367 109 1.400 1.486,6 106 1.650 1.803,1 109 Tổng dư nợ 798 922 118 980 1,092 111 1,150 1.126,2 98

Dư nợ cho vay KHCN 500 553.5 110 600 677 113 700 743.3 106

Tỷ lệ cho vay ngắn hạn (%) 64 67 65 70 70 73

Tỷ lệ cho vay trung dài hạn 34 30 35 30 30 27

Doanh số, dư nợ cho vay

Doanh số, dư nợ cho vay đối với một khách hàng cá nhân tăng trưởng qua các năm.

Bảng 4.8. Doanh số, dư nợ cho vay đối với một khách hàng cá nhân Đơn vị: KH, Triệu đồng,% Đơn vị: KH, Triệu đồng,% TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng 1 Số lượng khách hàng 1.353 1.578 11,7 1.805 14,4 2 Doanh số CVKHCN 605.260 926.675 53,1 1.215.159 31,1 3 Tổng dư nợ CVKHCN 553.500 677.046 12,2 743.321 9,8 4 Doanh số CVBQ/KHCN 447 587 31,3 673 14,6 5 Dư nợ BQ/KHCN 409 429 1,04 411 -0,05

Nguồn: Báo cáo Phòng kế hoạch kinh doanh qua các năm

- Doanh số cho vay đối với một khách hàng cá nhân:

Năm 2014, doanh số cho vay bình quân đối với một khách hàng cá nhân đạt 447 triệu đồng. Đến năm 2015 con số này là 587 triệu đồng, tăng 31,3% so với năm 2013. Năm 2016, doanh số cho vay bình quân đối với một khách hàng cá nhân chỉ là 14,6% so với năm trước, đạt 673 triệu đồng.

- Dư nợ cho vay đối với một khách hàng cá nhân:

Năm 2014 dư nợ bình quân đối với một khách hàng cá nhân đạt 409 triệu đồng, năm 2015 là 429 triệu đồng (tăng 1,04% so với năm trước), đến năm 2016 đạt 411 triệu đồng (giảm 0,05% so với năm 2015), tuy nhiên số lượng khách hàng vẫn tăng 14,4% số với năm 2015.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu doanh số, dư nợ bình quân trên 1 khách hàng cá nhân tăng rất ít đòi hỏi Chi nhánh cần nỗ lực mở rộng cho vay KHCN để các chỉ tiêu trên tăng trưởng bền vững.

- Dư nợ và doanh số cho vay bình quân đối với một khách hàng của chi nhánh thấp hơn các ngân hàng khác trên địa bàn.

447 587 673 409 429 411 Doanh số CVBQ/KHCN Dư nợ BQ/KHCN Agribank Tiên Du VCB Tiên Du Sacombank Tiên Du

Hình 4.2. Dư nợ, doanh số cho vay bình quân năm 2016 của một số NH Nguồn: Báo cáo do tác giả tổng hợp Nguồn: Báo cáo do tác giả tổng hợp

Qua hình 4.2 cho thấy, năm 2016 dư nợ cho vay bình quân đối với một khách hàng cá nhân của Agribank Tiên Du là 409 triệu đồng, trong khi đó của VCB Tiên Du là 429 triệu đồng và của Sacombank Tiên Du là 411 triệu đồng. Về doanh số cho vay bình quân đối với một khách hàng cá nhân năm 2016 của Agribank Tiên Du là 447 triệu đồng, còn của VCB Tiên Du là 587 triệu đồng và của Sacombank Tiên Du là 673 triệu đồng… Vì vậy, để gia tăng được thị phần tín dụng đặc biệt là tín dụng cá nhân, đòi hỏi Agribank Chi nhánh huyện Tiên Du phải phấn đấu nhiều để theo kịp các ngân hàng bạn và phát huy tối đa hiệu quả đem lại từ cho vay KHCN.

4.1.3.4. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân Theo sản phẩm và lĩnh vực

Theo kết quả điều tra:

- Sản phẩm cho vay để mở rộng sản xuất kinh doanh xếp vị trí quan tâm thứ nhất (đạt 2,4 điểm). Đây là phương thức cho vay đối với cá nhân nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Đây là hình thức vay phỏ biến mà khách hàng thường xuyên đến xin vay tại chi nhánh. Qua khảo sát cho thấy đa số là các cá nhân kinh doanh như: vải vóc may mặc, xưởng gỗ, trang trại chăn nuôi của hộ gia đình, các làng nghề truyền thống...

Bảng 4.9. Mức độ quan tâm của KHCN đối với các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh Tiên Du Bắc Ninh

Đơn vị tính: khách hàng

TT Các sản phẩm

Mức độ quan tâm

Điểm Thứ bậc 5 4 3 2 1

1 Cho vay tiêu dùng

Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải

tạo, nâng cấp, mua nhà ở 25 40 18 13 4 2.44 2 Cho vay mua phương tiện đi lại 29 40 20 8 3 2.39 3 Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật

dụng gia đình 40 47 10 3 0 2.24 4

Cho vay các đối tượng mua, thuê mua

nhà ở thu nhập thấp khu vực đô thị 30 50 10 5 5 2.45 5 Cho vay hỗ trợ du học 40 47 10 3 0 2.24 8

2

Cho vay phục vụ sản xuất kinh

doanh, dịch vụ 23 44 15 7 11 2.46 1 3 Cho vay các sản phẩm khác

Cho vay đi lao động đi làm việc nước

ngoài 32 44 15 7 2 2.37 7

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát

hành thẻ 40 40 15 5 0 2.15 6

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Với các cá nhân, các hộ gia đình tham gia kinh doanh ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng này là lực lượng rất lớn, tuy nhiên do tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 64 - 81)