Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ
3.1.2.1. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Tỉnh Phú Thọ có số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 40%.
Giáo dục đào tạo phát triển, chất lượng giáo dục được nâng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập; quy mô đào tạo của các trường đại học và cao đẳng day nghề tiếp tục được mở rộng. Mạng lưới y tế các tuyến được củng cố, 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, giải quyết việc làm cho 90,7 nghìn người. Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển mạnh, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia và có điện thoại; 100% số trạm y tế xã có bác sỹ và 100% thôn bản có cán bộ y tế; năm 2007 đã hoàn thành xóa nhà tạm cho hộ nghèo (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
Với kết quả đã đạt được, tỉnh Phú Thọ từ một trung tâm công nghiệp cũ trở thành một trung tâm công nghiệp mới của miền Bắc Việt Nam. Được coi là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp như: chè, nguyên liệu giấy, thủy sản.
3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đã có nhiều cố gắng, phấn đấu vươn lên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, chuyển biến tích cực. Kinh tế có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Các mặt giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5%, dịch vụ 38%, nông lâm nghiệp 25,5%. Tốc độ thu ngân sách bình quân tăng 16%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng. Khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt đạt được kết quả quan trọng, đã tập trung huy động tốt các nguồn
lực để đầu tư, xây dựng, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 69,06 nghìn tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 30,4%; đầu tư của bộ, ngành và doanh nghiệp nhà nước chiếm 18,2%, dân cư và tư nhân 44,6%; đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,8% (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
Công tác quản lý đầu tư xây dựng được tăng cường, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu đầu tư công; tăng cường phân cấp đầu tư cho các huyện, thành, thị; quản lý chặt chẽ chất lượng công trình, quyết toán công trình hoàn thành, đã hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển đột phá, nhất là hệ thống giao thông đối ngoại; đã tiến hành đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp gần 1.000 km quốc lộ, tỉnh và tỉnh lộ; hoàn thành 7 cầu lớn (Kim Xuyên, Sông Lô, Ngọc Tháp, Hoàng Cương, Hạc Trì, Đoan Hùng, Đồng Quang); hạ tầng đô thị, nông nghiệp, nông thôn, thông tin truyền thông được tăng cường đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều công trình quy mô lớn; cơ bản hoàn thành hạ tầng Khu công nghiệp Thụy Vân và một số cụm công nghiệp; Khu công nghiệp Phú Hà, Cẩm Khê, Trung Hà đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng. Tích cực hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí đô thị loại I của thành phố Việt Trì, xây dựng thị xã Phú Thọ trở thành thành phố và các công trình thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, Công viên Văn Lang, Trường Đại học Hùng Vương, các bệnh viện tuyến tỉnh, trường lớp học... được chú trọng đầu tư. Các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện môi trường đầu tư (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông:
Phú Thọ là một trong ít tỉnh ở khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ có hệ thống giao thông tương đối hợp lý và đồng bộ giữa 3 phương thức vận tải quan trọng là: đường bộ - đường sắt - đường thuỷ với 2 đầu nối giao thông là thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ. So với các tỉnh tương đồng trong vùng thì mạng lưới giao thông tại Phú Thọ trội hơn về số lượng nhưng chất lượng nói chung còn yếu kém (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
- Giao thông đường bộ:
Tổng chiều dài đường bộ hiện có 9.481km (nếu chỉ tính đường ô tô đi được thì tổng chiều dài là 2.768km), mật độ đạt 0,80km/km2 và 2,14km/1.000
dân; trong khi bình quân của cả nước 0,47km/km2 và 1,96km/1.000 dân và còn cao hơn khu vực phía Bắc.
Tuy vậy, tuyến đường quốc lộ tốt, khá trung bình chỉ có 60%, xấu và rất xấu là 40%. Đường tỉnh lộ thì chất lượng xấu chiếm từ 70 - 80%, còn lại tốt, khá, trung bình chỉ từ 20 - 30%.
Hệ thống đường bộ của tỉnh nhìn chung còn rất xấu (khoảng 80%), trừ một số đường quốc lộ đạt cấp độ kỹ thuật, còn lại các công trình trên tuyến đều ở mức tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, nhiều cầu cống chưa được xây dựng, hoặc xuống cấp qua nhiều năm sử dụng nhất là một số tuyến ở phía Tây của tỉnh. Giao thông như thế này đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình an ninh chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đường giao thông nông thôn của tỉnh còn rất xấu. Hệ thống cầu cống đều ở tình trạng tạm bợ, đi lại khó khăn, nhiều nơi còn chưa đi lại được trong mùa mưa, đặc biệt là ở hai huyện Thanh Sơn và Yên Lập.
Những năm vừa qua tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng do kinh phí còn hạn chế nên chất lượng vẫn còn ở mức thấp (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
- Giao thông đường sắt:
Đường sắt quốc gia Hà Nội - Lào Cai đi qua Phú Thọ với chiều dài 74,95km, khổ đường ray 1m, có 8 ga đặt ở 5 huyện và thành phố. Ngoài ra còn có 3 tuyến chuyên dùng vào các cơ sở: Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao và cảng Việt Trì với tổng chiều dài 14,6km.
Đường sắt qua tỉnh là đoạn quan trọng trong trục đường sắt Đông Tây nối cảng Hải Phòng với tuyến liên vận Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Tuy nhiên do đường sắt hình thành đã gần 100 năm, cộng thêm trải qua nhiều giai đoạn chiến tranh và thiên nhiên huỷ hoại nên chất lượng đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn bán kính tối thiểu chỉ có 120m, dốc hạn chế còn 8 - 12% nên tốc độ chạy tàu cũng chỉ ở mức trung bình 30 - 40 km/h. Các ga trên tuyến không đồng đều, còn ở tình trạng bán vĩnh cửu. Trừ một số cầu, cống mới đầu tư, còn phần lớn là cầu thép bị xuống cấp làm hạn chế tốc độ chạy tàu và an toàn thấp (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
- Giao thông đường thuỷ:
Phú Thọ có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, đặc biệt thành phố Việt Trì được gọi là "Thành phố ngã ba sông", nơi hội tụ của 3 dòng sông lớn là
sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài đường sông trên địa bàn Phú Thọ là 302km. Ngoài ra, Phú Thọ còn có hai cảng sông là cảng Việt Trì và cảng Bãi Bằng và các bến sông: Thọ Sơn (sông Chảy); Ấm Thượng, Vĩnh Chân, Cổ Tiết, thị xã Phú Thọ (sông Thao); Yến Mao (sông Đà) và Thanh Sơn (sông Bứa) (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
* Hệ thống cung cấp điện:
Trong thời gian vừa qua do được đầu tư nên hệ thống cung cấp điện trên địa bàn tỉnh đã tương đối tốt. Cụ thể, đã hoàn thành việc xây dựng mới trạm 220/110KV với dung lượng 2 X 125MVA tại phía Bắc thành phố Việt Trì và ba trạm 110/35KV tại Đồng Xuân (huyện Thanh Ba), phố Vàng (huyện Thanh Sơn) và Yến Mạo (huyện Thanh Thuỷ). Mở rộng nâng cao công suất trạm 110KV Việt Trì (2 X 40 MVA) xây dựng mới 560km đường dây 3KV, trong đó có 200km lưới 6KV, 10KV lên 22KV hoặc 35KV. Đã xây dựng 76 trạm hạ thế ở những xã chưa có điện và đã đảm bảo 100% số xã có điện, cải tạo và nâng cao 160 trạm hạ thế hiện có và 325km đường dây hạ thế để đảm bảo vận hành an ninh toàn lưới điện trên phạm vi toàn tỉnh (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
* Hệ thống bưu chính, viễn thông:
Năm 2005, đã đạt được tỷ lệ 7,5 máy điện thoại/100 dân. Hiện nay, tỉnh đã vượt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra là 3 - 4 máy và đang tiếp tục thực hiện chương trình số hoà mạng bưu chính viễn thông. Phát triển mạng cáp nội địa, các trung tâm huyện, các bưu cục để đáp ứng nhu cầu thuê bao của khách hàng. Đã và đang phát triển mạnh các loại hình: nhắn tin, fax, chuyển phát nhanh EMS - DHL, phấn đấu đến năm 2010 đạt trên 15 máy điện thoại/100 dân. Đây là điều kiện thuận lợi không chỉ là phát triển xã hội mà phát triển thông tin kinh tế nhanh chóng, thuận tiện (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
* Hệ thống cấp, thoát nước:
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã đảm bảo việc cung cấp nước cho các đô thị thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các thị trấn Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Tam Nông; các KCN Bãi Bằng, Lâm Thao, Thuỵ Vân. Cùng với việc phát triển hệ thống cấp nước, tỉnh cũng đã đang hoàn thiện hệ thống, quản lý tốt nguồn nước, chống ô nhiễm trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
Với điều kiện là tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do vậy tỉnh đã chú trọng việc khôi phục, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi hiện có. Tập trung đầu tư chiều sâu, cải tạo đầu mối đồng bộ với kiên cố hoá kênh mương như các hệ thống thuỷ lợi như: Diên Hồng, Sơn Cương,... Xúc tiến xây dựng hệ thống thuỷ lợi 12 xã Bắc Hạ Hoà, 5 xã Thanh Ba. Dự kiến đến năm 2020 xây dựng mới 70 trạm bơm tưới tiêu, tăng thêm diện tích tưới 3.600 ha và diện tích tiêu 6.900 ha (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2018).
Cơ sở hạ tầng của tỉnh Phú Thọ qua 3 năm được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018
Diễn giải ĐVT Số lượng So sánh Tốc độ PTBQ 2016 2017 2018 2017/ 2016 2018/ 2017
I. Công trình thuỷ lợi
1. Trạm bơm nước trạm 235 248 263 105,5 106,0 105,8
2. Kênh mương Km 1.599 1.690 1.781 105,7 105,4 105,5
- Kênh kiên cố Km 806 962 1.053 119,4 109,5 114,3
- Kênh đất Km 793 728 650 91,8 89,3 90,5
II. Đường giao thông
1.Đường liên xã Km 546 715 832 131,0 116,4 123,4
2. Đường nhựa và bê tông Km 494 546 689 110,5 126,2 118,1
3. Đường nội đồng Km 429 481 572 112,1 118,9 115,5
III. Hệ thống điện
1. Điện lưới quốc gia Khu
dân cư 1.380 1.391 1.398 100,8 100,5 100,7 IV. Trường học 1. Tổng số trường 3 ngành học trường 410 429 432 104,6 100,7 102,6 2. Tổng số phòng Phòng 4.242 4.550 4.620 107,3 101,5 104,4 - Phòng học kiên cố Phòng 4.303 4.446 4.537 103,3 102,0 102,7 3. Tổng số trường đạt chuẩn
quốc gia trường
378 382 385 101,1 100,8 100,9 V. Y tế
1. Trạm y tế chuẩn quốc gia Trạm 130 221 286 170,0 129,4 148,3
VI. Điểm bưu điện văn hóa xã Điểm 65 65 65 100,0 100,0 100,0
Công tác thủy lợi hiện nay của tỉnh Phú Thọ gồm 2 hệ thống: Hệ thống tưới, hệ thống tiêu.
Vệ hệ thống tưới: Toàn tỉnh hiện có 1.777 công trình hồ, đập, phai dâng và 263 trạm bơm tưới, tiêu và tưới tiêu kết hợp; trong đó, 05 hồ chứa có dung tích từ 3 đến 10 triệu m3, 20 hồ chứa có chiều cao đập từ 15 m trở lên, 09 hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 đến dưới 3 triệu m3, 270 hồ chứa có dung tích từ 50 nghìn m3 đến dưới 1 triệu m3, các hồ còn lại có dung tích dưới 50 nghìn m3. Năng lực công trình được phân theo diện tích phục vụ như sau:
- Hồ, đập có diện tích phục vụ từ trên 100 ha: 44 công trình;
- Hồ, đập có diện tích phục vụ từ 50 ha đến 100 ha: 127 công trình; - Hồ, đập có diện tích phục vụ từ 10 ha đến dưới 100 ha: 688 công trình; - Hồ, đập và công trình tạm có diện tích phục vụ dưới 10 ha: 918 công trình; - Trạm bơm tưới có diện tích phục vụ trên 100 ha: 70 công trình;
- Trạm bơm tưới có diện tích phục vụ từ 50 ha đến 100 ha: 77 công trình; - Trạm bơm tưới có diện tích phục vụ từ 10 ha đến 50 ha: 93 công trình; - Trạm bơm tưới có diện tích phục vụ dưới 10 ha: 09 công trình (UBND tỉnh Phú Thọ, 2017).
Về hệ thống tiêu:Tổng cộng có 27 tuyến ngòi tiêu, kênh tiêu lớn và nhiều hệ thống kênh tiêu nhỏ; 14 trạm bơm chuyên tiêu, 15 trạm bơm tưới tiêu kết hợp; đã tiêu tự chảy được 135.100 ha, tiêu động lực 11.300 ha.
Về các công trình cấp nước sinh hoạt: Trên địa bàn tỉnh hiện có 126 công trình cấp nước sinh hoạt đã bàn giao đưa vào sử dụng (gồm: 88 công trình cấp nước tự chảy, 38 công trình cấp nước tập trung), tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,5% (UBND tỉnh Phú Thọ, 2017).
Về công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi:Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, gồm:
- Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ: Quản lý, vận hành các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, liên huyện, liên xã, gồm: 781 công trình (trong đó: 356 hồ, đập; 288 phai dâng; 137 trạm bơm tưới, tiêu và tưới tiêu kết hợp; đảm bảo phục vụ diện tích sản suất 40.124,46 ha);
đập; 359 phai dâng; 368 trạm bơm tưới, tiêu và kết hợp; đảm bảo phục vụ diện tích sản suất 43.294,46 ha) (UBND tỉnh Phú Thọ, 2017).
Như vậy, với 2.040 công trình tưới, 3.907 km kênh mương đã đảm bảo tưới cho 57.900/68.000 ha lúa (đạt 85,14%), 16.300 ha rau màu, 1.600 ha thủy sản. Hiện nay, phần lớn các công trình đã xuống cấp không đảm bảo năng lực tưới theo thiết kế. Những năm gần đây Nhà nước đã đầu tư xây dựng, nâng cấp một số công trình thủy lợi lớn góp phần tích cực nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua công tác tiêu thoát nước được quan tâm đầu tư, nhiều ngòi tiêu lớn được cải tạo, nắn dòng như ngòi tiêu Dậu Dương, Tiên Du, ngòi Chó…, nhiều trạm bơm lớn được đầu tư xây dựng, nâng cấp như Đông Nam Việt Trì, Ngòi Trang, Lê Tính… đã góp phần đảm bảo tiêu cho 135.100 ha diện tích lưu vực, trong đó tiêu động lực là 11.300 ha. Tuy nhiên, nhiều tuyến ngòi tiêu lớn chưa được nạo vét, khơi thông; nhiều trạm bơm được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, thiết bị lạc hậu không đảm bảo tiêu thoát khi có mưa lớn;
Các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, đang tồn tại nhiều bất cập; công trình nhỏ lẻ, phân tán còn là chủ yếu; công nghệ xử lý nước đơn giản, các công trình cấp nước đạt tiêu chuẩn nước sạch với quy