Lập dự toán, phân bổ vốn đầu tư các công trình thủy lợi thuộc nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 72 - 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

4.1.2. Lập dự toán, phân bổ vốn đầu tư các công trình thủy lợi thuộc nguồn vốn

vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hàng năm, trước ngày 30/6, căn cứ vào tiến độ, khối lượng thực hiện của các công trình, dự án được giao làm chủ đầu tư, các sở, ban, ngành, các huyện, thành, thị báo cáo nhu cầu vốn đầu tư của các công trình, dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến. Căn cứ ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh dự kiến kế hoạch phân bổ vốn đầu tư và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Trước ngày 20/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho UBND tỉnh dự kiến kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương và vốn ngân sách trung ương. Căn cứ dự kiến trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến danh mục và các tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn cho từng dự án để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và báo cáo tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định giao vốn chi tiết cho từng dự án đối với nguồn vốn ngân sách địa phương, Sở Tài chính căn cứ quyết định của UBND tỉnh để thông báo tới các chủ đầu tư. Đồng thời, UBND tỉnh có văn bản báo cáo bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đối với nguồn vốn ngân sách trung ương. Căn cứ báo cáo của UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định giao vốn ngân sách trung ương cho UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh có quyết định giao vốn chi tiết cho từng dự án đối với nguồn ngân sách trung ương này, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ quyết định của UBND tỉnh để thông báo tới các chủ đầu tư.

Luật Đầu tư công có hiệu lực từ 01/01/2015, với nhiều đổi mới, như: Thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng phê duyệt quyết định đầu tư công dàn trải, gây thất thoát và lãng phí nguồn lực đầu tư; Chuyển từ kế hoạch đầu tư công ngắn hạn hàng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm; Phân bổ vốn đầu tư công được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn, bảo đảm phân bổ vốn đầu tư công khai, minh bạch và công bằng, góp phần tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; Việc phân cấp thẩm quyền quản lý đầu tư công mạnh mẽ và rõ ràng hơn, gắn với trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng...

Để thực hiện Luật Đầu tư công, tại tỉnh Phú Thọ công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB cho lĩnh vực thủy lợi cho các danh mục dự án, công trình UBND tỉnh và các phòng ban chức năng đã điều hành sát sao và cụ thể nhằm tháo gỡ nhưng khó khăn cho các dự án, công trình và điều chỉnh bổ sung tăng kế hoạch vốn đầu tư XDCB cho các dự án, công trình có nhu cầu, giảm kế hoạch đối với các dự án, công trình không có khả năng thực hiện được hoặc hiệu quả thấp. Kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã bớt dàn trải hơn, chú trọng tập trung cho những công trình trọng điểm của các lĩnh vực thủy lợi, giao thông, công nghiệp... Đồng thời đã giành phần vốn hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc

hội, góp phần bảo đảm ổn định vững chắc chính trị, tạo đà phát triển KT - XH. Việc phân bổ vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Năm 2016 (trđ) Năm 2017 (trđ) Năm 2018 (trđ) So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 PTBQ Tổng chi XDCB 2.568 2.820 3.025 109,8 107,3 108,5 Tổng chi XDCB cho lĩnh vực thủy lợi 515 752 856 146,0 113,8 128,9 Tỷ lệ chi XDCB cho lĩnh vực thủy lợi/Tổng chi XDCB 20,05 26,67 28,3 133,0 106,1 118,8

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ (2018)

Trong giai đoạn từ năm 2016-2018, do đặc điểm cơ bản là tỉnh phát triển chủ yếu về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng không đồng bộ để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nên trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong đầu tư phát triển là ưu tiên vốn cho phát triển hạ tầng cơ sở. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện đầu tư cho các công trình, dự án chủ yếu thuộc các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, văn hoá thể thao, công cộng đô thị, trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho lĩnh vực thủy lợi, kiên cố hoá kênh mương chiếm khá đáng kể.

Qua bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước bố trí cho đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cho lĩnh vực thủy lợi của tỉnh Phú Thọ nhìn chung tăng dần qua các năm đóng vai trò quyết định nhằm củng cố và phát triển hạ tầng KT- XH của tỉnh. Nguồn vốn ĐTXDCB cho lĩnh vực thủy lợi của tỉnh qua các năm lần lượt chiếm 20,05%, 26,67%, 28,30%. Mức phân bổ vốn này là một tỷ lệ khá cao so với các lĩnh vực khác của tỉnh. Điều này chứng tỏ lĩnh vực ĐTXDCB cho lĩnh vực thủy lợi của tỉnh được đầu tư và quan tâm một cách thỏa đáng.

Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thảo luận và thống nhất để chủ động cân đối ngân sách địa phương, kịp thời trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo hiệu quả

kinh tế - xã hội và tiến độ thực hiện dự án.

Việc lập kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản nông nghiệp tại tỉnh Phú Thọ được xây dựng trên cơ sở các kế hoạch đầu tư của tỉnh. Kế hoạch này được xây dựng trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả vùng, kế hoạch phát triển thủy lợi đến năm 2020. Do đó, có thể nói, việc lập kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Phú Thọ được xây dựng có thể đáp ứng yêu cầu thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020; kế hoạch phát triển thủy lợi đến năm 2020.

Việc bắt buộc phải thẩm định nguồn vốn cũng như khả năng cân đối vốn trước khi phê duyệt dự án đầu tư quy định trong Luật Đầu tư công đã tránh được tình trạng phê duyệt dự án tràn lan giúp tập trung nguồn lực cho các công trình, dự án thực sự cần thiết, cấp bách.

Đánh giá về công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB cho các công trình thủy lợi của tỉnh Phú Thọ được tác giả khảo sát và tổng hợp tại bảng 4.3. Đối tượng khảo sát công tác phân bổ vốn gồm: Cơ quan QLNN: UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính (12 người); Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp &PTNT, Ban QLDA (16 người); Đơn vị cấp phát vốn: Kho bạc Nhà nước tỉnh (4 người). Tổng cộng 32 người.

Bảng 4.3. Đánh giá công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi của tỉnh Phú Thọ

Đối tượng đánh giá

Đánh giá

Dàn trải Đã đúng thứ tự ưu tiên SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Cơ quan QLNN (n=12) 5 41,67 7 58,33 Chủ đầu tư (n=16) 4 25,00 12 75,00 Đơn vị cấp phát vốn (n=4) 1 25,00 3 75,00 Tổng số 10 31,25 22 69,75

Qua khảo sát cho thấy phần lớn người được hỏi thuộc các nhóm đối tượng điều tra đánh giá công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho các công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)