Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 103 - 116)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

4.3.2. Các giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Tăng cường quản lý công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các công trình thủy lợi

* Trong công tác quy hoạch XDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi Quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải thực hiện được các mục tiêu đề ra, không chồng chéo, quy hoạch chi tiết phải phù hợp với quy hoạch chung. Mọi lãng phí trong đầu tư xuất phát không thực hiện theo quy hoạch hoạc đầu tư không có quy hoạch chắp vá, hiệu quả đầu tư thấp.

Tỉnh Phú Thọ cần căn cứ vào chiến lược phát triển thủy lợi của tỉnh để xác lập các quy hoạch phát triển hoặc các kế hoạch dài hạn theo đúng tinh thần của Luật Đầu tư công năm 2015. Công tác quy hoạch cần chuyển từ việc lập kế hoạch ngắn hạn, hàng năm sang kế hoạch có tầm nhìn dài hạn để phù hợp với kế hoạch phát triển thủy lợi của tỉnh đến năm 2020. Thực chất của quy hoạch là cụ thể hóa chiến lược phát triển về mặt thời gian và không gian. Tỉnh Phú Thọ cần coi trọng quy hoạch đầu tư XDCB cho các công trình thủy lợi đảm bảo sự thống nhất, hài hòa và cân đối, cụ thể:

Hệ thống quy hoạch phải đi trước một bước và phải nghiên cứu - xây dựng - thẩm định - phê duyệt chặt chẽ trên cơ sở phát huy hiệu quả công trình thủy lợi đối với từng vùng. Mỗi quy hoạch phải tính tới sự đồng bộ giữa các bước: đầu tư mới - vận hành - bảo dưỡng - duy tu sau đầu tư…

Quy hoạch phải đảm bảo phát triển nhanh và bền vững giữa các địa phương trong tỉnh, tuy nhiên có tập trung các vùng trọng điểm để khai thác tốt tiềm năng các công trình thủy lợi sau khi đưa vào vận hành, tạo bước đột phá trong kinh tế. Cụ thể, đối với quy hoạch vốn cho các công trình thủy lợi cần tập trung cho các địa phương có mật độ sông, ngòi, hồ, đập lớn; các địa phương thường xuyên xảy ra sự cố về sạt lở đê, sạt lở bờ sông... như các huyện Hạ Hòa, Lâm Thao, Tam Nông....

Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho các dự án đầu tư XDCB nói chung và các dự án đầu tư XDCB về thủy lợi nói riêng cần thực hiện một cách công khai minh bạch, quyết liệt và đồng bộ theo đúng nguyên

dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; (3) các công trình, dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; (4) các công trình, dự án chuyển tiếp; (5) các công trình, dự án khởi công mới (phải là các công trình, dự án thực sự khẩn cấp, cấp bách, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần ưu tiên vốn trước tiên cho các dự án thủy lợi mang tính cấp bách như các dự án xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở đê, sạt lở bờ sông như các dự án:

7438127 - Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ vở sông km0-km0.5 đê hữu sông Thao xã Hiền Lương, Huyện Hạ Hòa;

7454521 - Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ vở sông đọan km93-km93.7 đê Tả sông Thao thuộc địa phận Cao Xá, huyện Lâm Thao;

7377751 - Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ, vở sông đọan Km17,3-Km19,8 đê tả sông Thao, thuộc thị trấn Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ;

7377757 - Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ, vở sông đọan Km36-Km37,2 đê hữu sông lô, xã Trị Quận, huyện Phù Ninh;

7413615 - Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ, vở sông đọan Km61,8-Km62,3 đê hữu Sông Thao thuộc xã Thanh Uyên, Tam Nông, Phú Thọ;

7420393 - Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ vở sông đọan Km61.5- 61.8Km, 62.3-63Km đê hữu sông Thao thuộc địa phận xã Thanh Uyên Huyện Tam Nông...

Bổ sung đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ. Trang bị điều kiện làm việc nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo và cập nhật các thông tin để điều chỉnh kịp thời - chính xác. Các ngành, các cấp có trách nhiệm hướng dẫn các nhà đầu tư phát triển theo quy hoạch. Tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện gây tác động tiêu cực đến chiến lược phát triển thủy lợi chung của tỉnh.

* Trong công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư cho XDCB từ NSNN.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển thủy lợi của từng vùng cần tuân thủ triệt để các quy hoạch đã được phê duyệt. Các quy định về quản lý đầu tư; kế hoạch vốn đầu tư trung và dài hạn phải lấy quy hoạch làm cơ sở.

Muốn vậy, cần xây dựng các quy hoạch phát triển đồng bộ và hoàn chỉnh. Trước tiên cần phải thẩm định về mọi mặt (nhất là nguồn vốn) để xác định tính khả thi của dự án thủy lợi. Các cơ quan chức năng liên quan đến bố trí vốn cần thường xuyên kiểm tra - kiểm soát quá trình thực hiện của các chủ dự án. Cùng

với kế hoạch hóa nguồn vốn hàng năm, tỉnh cần lập kế hoạch chi tiết theo từng đầu dự án.

Đối với một số ngành và địa phương trong tỉnh hiện có nhiều công trình thủy lợi dở dang do chưa đủ thủ tục, thì kiên quyết đình hoãn để tập trung vốn cho các dự án có thể hoàn thành dứt điểm trong thời gian sớm hơn.

Ví dụ, năm 2016, các công trình thủy lợi chưa đủ thủ tục như: 7403463 - Sửa chữa, nâng cấp hồ Trầm Diễn, xã An Đạo, huyện Phù Ninh thuộc dự án sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước bị xuống cấp trên địa bàn tỉnh; 7437029 - Sửa chữa nâng cấp hồ Hang Thạch xã Tam Sơn thuộc dự án sửa chữa nâng cấp hồ xuống cấp huyện Cẩm Khê; 7002067 - Gia cố, nâng cấp tuyến đê Hữu Ngòi lao kết hợp đường sơ tán dân (đoạn QL 32C - tỉnh lộ 321),... cần kiên quyết để lại, tập trung vốn cho các công trình yêu cầu triển khai cấp bách, có thể hoàn thành trong thời gian sớm.

Cần phát huy vai trò của HĐND các cấp với việc sử dụng vốn NSNN. Nếu dự án thuộc vốn NSNN phải đưa ra Hội đồng nhân dân thảo luận, Quyết Nghị và công bố rộng rãi. Thực hiện công khai hóa vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi trong toàn tỉnh.

Theo dõi sát để điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án bất khả thi sang các dự án có khả năng thực hiện vượt kế hoạch được giao và các dự án cần tập trung vốn.

4.3.2.2. Tăng cường quản lý công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các công trình thủy lợi

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi có vai trò rất quan trọng và không thể tách rời trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư, là lĩnh vực khá phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, người cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi phải được chuẩn hóa về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, phải có kiến thức sâu rộng về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB và có hiểu biết về kỹ thuật, từ đó mới đưa ra được các kết luận chính xác, giảm thiểu rủi ro, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB từ NSNN.

Một là, kiểm soát chi phí giai đoạn thực hiện đầu tư.

Giai đoạn thực hiện đầu tư là một phần quan trọng trong toàn bộ quá trình đầu tư, đặc biệt để quản lý chi phí ở giai đoạn này cần phải kiểm soát các khâu ảnh hưởng đến chi phí như:

- Giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình kỹ thuật phức tạp có thiết kế 3 bước) thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình có thiết kế 2 bước): Những thay đổi thiết kế bao gồm thay đổi theo yêu cầu của chủ đầu tư, thay đổi do bổ sung điều chỉnh cho hợp lý của nhà thiết kế được sự chấp thuận của chủ đầu tư.

- Giai đoạn đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Chất lượng công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu (hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, năng lực và kinh nghiệm và vốn của nhà thầu).

- Giai đoạn ký kết hợp đồng và thi công xây dựng công trình: mức độ kiểm soát chi phí trong thanh toán ở giai đoạn này rất quan trọng, trong đó có một số yếu tố ảnh hưởng lớn đến vượt chi phí và chậm tiến độ.

Hai là, kiểm soát chi phí khâu thanh toán vốn đầu tư.

Giai đoạn 1: Kiểm soát giai đoạn từ khi ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu đến khi thực hiện thanh toán từng lần trước khi chuyển lên cơ quan cấp phát vốn.

Giai đoạn này kiểm soát chi phí căn cứ từ biên bản thỏa thuận hợp đồng, kết quả trúng thầu, hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu đối với trường hợp chỉ định thầu), hồ sơ dự thầu (hoặc hồ sơ đề xuất) được lựa chọn căn cứ theo các khối lượng công việc nêu trong bảng tiên lượng của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.

Đối với hợp đồng trọn gói: Trước khi ký kết hợp đồng, chủ đầu tư cần yêu cầu đơn vị thẩm tra, nhà thầu rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt, đơn vị thẩm tra, nhà thầu, phát hiện bảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác cần báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế. Trường hợp cần cắt giảm khối lượng công việc để đảm bảo phù hợp với thiết kế thì đơn vị thẩm tra có văn bản gửi chủ đầu tư để chủ đầu tư cắt giảm phần khối lượng này mà không cần báo cáo người có thẩm quyền. Đối với công việc xây lắp này, sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối

lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu.

Nhà thầu, các đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm về phần việc do mình phụ trách (tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc...). Trường hợp có thất thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì tổ chức, cá nhân thuộc tham gia, phần việc do mình phụ trách bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Đây là một trong những nội dung để quản lý chi phí khi thanh toán theo giai đoạn cho nhà thầu. Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: được xác định trên cơ sở đơn giá đã

điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá. Loại hợp đồng này được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.

+ Giai đoạn 2: Chủ đầu tư kiểm soát hồ sơ thanh toán.

Trên cơ sở hồ sơ thanh toán nhà thầu gửi lên cùng với hợp đồng xây dựng, phụ lục hợp đồng kèm theo, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, của chủ đầu tư cần kiểm tra một số nội dung sau đây:

Bước 1: Kiểm tra biên bản nghiệm thu từng lần thanh toán như khối lượng nghiệm thu, thời gian, phải khớp đúng với khối lượng hoàn thành, sổ nhật ký thi công của nhà thầu và nhật ký giám sát của tư vấn giám sát.

Bước 2: Kiểm tra việc xác định khối lượng hoàn thành so với bản vẽ thiết kế, hồ sơ dự thầu, khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu. Kiểm tra việc áp dụng đơn giá cho từng công việc đối với hợp đồng theo đơn giá, việc tính toán và áp dụng định mức, đơn giá các công việc bổ sung, phát sinh. Kiểm tra việc áp

dụng chỉ số giá về thời gian lập, thông báo giá của các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tư vấn và nhà sản xuất.

Bước 3: Kiểm tra sự phù hợp các danh mục các khoản chi phí trong hồ sơ thanh toán đã được phê duyệt, hồ sơ trúng thầu với danh mục kế hoạch vốn được giao chỉ tiêu, xác định các khoản chi bổ sung phát sinh có nằm trong dự phòng phí và được phép điều chỉnh không. Trường hợp các nội dung thanh toán không có trong danh mục dự án thì các đơn vị tư vấn phải thông báo cho chủ đầu tư để chủ đầu tư quyết định.

Bước 4: Kiểm tra việc tính toán bảng khối lượng về sai số, nhầm lẫn và lỗi chính tả để kịp thời chỉnh sửa cho đúng với khối lượng được nghiệm thu, khối lượng trong hồ sơ trúng thầu hoặc khối lượng bổ sung ngoài thiết kế.

Bước 5: Kiểm tra tổng thể tài liệu gửi 1 lần và tài liệu gửi từng lần thanh toán Tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án phải gửi cho chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án) về kết quả kiểm soát từng lần thanh toán, những yêu cầu về việc điều chỉnh hồ sơ thanh toán bảo đảm hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và phải được chủ đầu tư xác nhận trước khi gửi hồ sơ lên Kho bạc Nhà nước.

+ Giai đoạn 3: Kho bạc Nhà nước kiểm soát hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi lên.

Nguyên tắc kiểm soát thanh toán dựa trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, KBNN căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư. Cán bộ thanh toán sau khi nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải kiểm tra:

1. Kiểm tra thủ tục, hồ sơ thanh toán gửi 1 lần và gửi từng lần thanh toán:

Sự đầy đủ của tài liệu theo quy định như số lượng tài liệu, danh mục tài liệu.

2. Kiểm tra tính pháp lý của các tài liệu: Tính hợp pháp, hợp lệ của từng tài liệu, chữ ký, con dấu, tài khoản ngân hàng. Sự logic về thời gian các văn bản, tài liệu.

3. Kiểm tra nội dung thanh toán: Căn cứ theo hồ sơ dự thầu (hồ sơ đề xuất đối với chỉ định thầu) khối lượng đề nghị thanh toán trong bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng để đảm bảo khối lượng hoàn thành đó

thuộc dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu) hoặc khối lượng trong hồ sơ trúng thầu, hoặc dự toán bổ sung được duyệt (đối với khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều kiện thanh toán), đối chiếu với kế hoạch vốn năm được thông báo.

Kiểm tra đối với hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của gói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần: đối chiếu công việc, khối lượng hoàn thành theo nội dung ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng để đảm bảo khối lượng hoàn thành đó thuộc dự toán được duyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 103 - 116)