Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
4.1.4. Tạm ứng, thanh toán và điều chỉnh vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
4.1.4.1. Tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Hiện nay, công tác tạm ứng và thanh toán vốn của các công trình xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi ở tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/86/2016 của Bộ Tài chính sửa
Trong thời gian vừa qua với tinh thần chỉ đạo của tỉnh Phú Thọ tạo điều kiện thuận lợi để cho các đơn vị thi công trong việc thanh toán vốn. Kho bạc Nhà nước tỉnh căn cứ vào dự toán công trình, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để thực hiện việc tạm ứng và thanh toán vốn kịp thời cho các đơn vị thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân chung của tỉnh.
Tình hình tạm ứng vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua bảng 4.7.
Bảng 4.7. Tổng hợp tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018
Năm Giá trị hợp đồng (tr.đ) Giá trị tạm ứng (tr.đ) Tỷ lệ GT TƯ/HĐ (%) Năm 2016 500.156 191.456 38,28 Năm 2017 731.750 258.756 35,36 Năm 2018 806.124 346.789 43,02 Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ (2018)
Qua bảng 4.7 ta thấy tỷ lệ tạm ứng so với giá trị hợp đồng của các công trình XDCB trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các năm đạt tỷ lệ từ 35,36 đến 43,02%. Đây là giá trị tạm ứng tương đối lớn đảm bảo đúng quy định của Nhà nước về việc tạm ứng cho các công trình XDCB từ nguồn vốn NSNN. Đồng thời tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện các dự án.
Quy định về bảo lãnh tiền tạm ứng cũng theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu và các hợp đồng kinh tế. Đối với một số bán thành phẩm trong xây dựng cơ bản có giá trị lớn phải được sản xuất trước để bảo đảm tiến độ thi công và một số loại vật tư dự trữ theo mùa, mức tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu. Đối với việc thu hồi tiền tạm ứng cũng được thực hiện theo các văn bản trên. Tiền tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng của hợp đồng và bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên, không kể là mức thực hiện bao nhiêu và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi tạm ứng lần đầu và từng lần do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng. Do mức tạm ứng không khống chế tối đa nên thời gian vừa qua việc tạm ứng tại các dự án xây dựng cơ bản thực hiện
cao hơn nhiều so với trước đây và theo đặc thù của từng chủ đầu tư. Hầu hết các công trình trước đây ở tỉnh Phú Thọ chỉ tạm ứng từ 10 - 20% thì nay tạm ứng khoảng 20 - 30%. Đặc biệt, một số ban quản lý dự án còn ứng vốn cho nhà thầu tới 40 - 50% vốn kế hoạch cả năm. Việc không khống chế mức tạm ứng tối đa và ứng cao hơn nhiều cho các nhà thầu tại các công trình xây dựng cơ bản trong thời gian vừa qua ở tỉnh Phú Thọ là việc làm mang tính hai mặt. Nó có thể tạo ra những kết quả tích cực trước mắt nhưng cũng gây ra không ít mặt trái cho cả thời gian dài sau này. Trước hết về những điểm tích cực, tạm ứng cao trong thời gian qua kích thích các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, từ đó làm cho công tác giải ngân vốn xây dựng cơ bản tăng cao điều này được minh chứng bằng những con số giải ngân cho các công trình xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Một điểm khác là trong thời gian vừa qua, do giá cả vật liệu tăng đột biến khiến các nhà thầu xây lắp gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Việc bù giá vật liệu xây dựng cũng diễn ra chậm chạp do phải đảm bảo nhiều thủ tục pháp lý. Chính việc tạm ứng “thoáng” và linh hoạt hơn này đã góp phần không nhỏ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tạm ứng quá cao có thể dẫn đến việc các nhà thầu chiếm dụng vốn nhà nước và sử dụng vào những mục đích khác, gây lãng phí vốn. Hơn nữa, tạm ứng hợp đồng và tạm ứng vật liệu không hợp lý dẫn đến làm giảm động lực của các nhà thầu thi công trong việc hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và chủ đầu tư không có điều kiện thu hồi tiền tạm ứng. Như vậy có thể thấy rằng, việc tăng mức tạm ứng cho nhà thầu tại các hợp đồng xây dựng lĩnh vực thủy lợi ở tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua là chủ trương đúng đắn nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân chung của tỉnh. Nhưng mặt khác, nếu để tỷ lệ tạm ứng quá cao lại gia tăng sức ép đối với các chủ đầu tư và cơ quan quản lý vốn. Các chủ đầu tư đứng trước nguy cơ khó thu hồi tiền tạm ứng trong trường hợp một số nhà thầu đã trúng thầu, ký hợp đồng và nhận tiền tạm ứng nhưng không triển khai thi công, chủ đầu tư phải làm thủ tục thay nhà thầu mới. Tạm ứng vốn và tạm ứng vật liệu cao còn dẫn đến các nhà thầu trì hoãn, kéo dài thời gian hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành. Trước tình hình này, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần rà soát lại toàn bộ công tác tạm ứng vốn theo hợp đồng và tạm ứng vật liệu. Trước khi cho tạm ứng yêu cầu nhà thầu cung cấp bảo lãnh tiền tạm ứng để
bảo đảm thu hồi được tiền tạm ứng trong trường hợp rủi ro, đồng thời hạn chế tạm ứng vật liệu theo hợp đồng.
4.1.4.2. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN lĩnh vực thủy lợi
Nhìn chung công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB lĩnh vực thủy lợi của tỉnh Phú Thọ đảm bảo theo quy định của pháp luật. Quy trình thanh toán vốn đầu tư XDCB lĩnh vực thủy lợi được thực hiện theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc NSNN; Căn cứ Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ, Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính và Chỉ thị 1792/CT-Ttg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (nay là Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ.
Việc thanh toán được tiến hành dựa trên kế hoạch vốn hàng năm và khối lượng công việc có đủ điều kiện thanh toán. Tình trạng nợ đọng khối lượng XDCB hoàn thành đã giảm theo các năm.
* Thanh toán khối lượng hoàn thành:
- Khối lượng xây dựng công trình hoàn thành theo hình thức chỉ định thầu hoặc hình thức tự thực hiện dự án được thanh toán là giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo hợp đồng đã ký kết khi các điều kiện: Khối lượng nghiệm thu phải đúng thiết kế bản vẽ thi công được duyệt và có trong kế hoạch đầu tư năm được giao; Có dự toán chi tiết được duyệt theo đúng quy định hiện hành về định mức đơn giá của Nhà nước.
- Khối lượng xây dựng công trình hoàn thành theo hình thức đấu thầu được thanh toán là khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu theo tiến độ, có trong hợp đồng đã ký, có trong kế hoạch đầu tư năm được giao.
Trường hợp khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu thì khối lượng phát sinh tăng giảm phải phù hợp với các điều kiện cụ thể quy định trong hợp đồng, có văn bản phê duyệt, được tính theo đơn giá của hợp đồng. Giá trị hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép. Những khối lượng phát sinh vượt hoặc ngoài hợp đồng, ngoài phạm vi của hồ sơ mời thầu phải có văn bản phê duyệt (nếu khối lượng
phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung được duyệt (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền cả về khối lượng và đơn giá.
- Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán vốn theo đề nghị của chủ đầu tư, thay mặt chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu, thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định.
* Thanh toán tạm ứng:
+ Đối với gói thầu thi công xây dựng: Theo giá trị gói thầu mức tạm ứng tối thiểu như sau: dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng; từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 15% giá trị hợp đồng; từ 50 tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng bằng 10% giá trị hợp đồng.
+ Đối với gói thầu mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị mua trong nước): Mức tạm ứng vốn do nhà thầu và chủ đầu tư thoả thuận trên cơ sở tiến độ thanh toán trong hợp đồng nhưng tối thiểu 10% giá trị gói thầu. Vốn tạm ứng được thanh toán theo tiến độ thanh toán tiền của chủ đầu tư đối với nhà thầu được quy định trong hợp đồng và được thực hiện cho đến khi thiết bị đã nhập kho của chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp).
+ Đối với gói thầu hoặc dự án thực hiện theo hợp đồng EPC: Tạm ứng vốn cho việc mua sắm thiết bị căn cứ vào tiến độ cung ứng trong hợp đồng (như quy định tạm ứng cho thiết bị). Các công việc khác, mức tạm ứng là 15% giá trị hợp đồng.
+ Đối với các hợp đồng tư vấn, quy hoạch: Mức vốn tạm ứng theo thoả thuận trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu nhưng tối thiểu là 25% giá trị hợp đồng.
+ Đối với các dự án cấp bách như xây dựng và tu bổ đê điều, công trình vượt lũ, thoát lũ, các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt thiên tai, mức vốn tạm ứng lên đến 50% kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền quyết định.
Đối với mỗi loại đối tượng được tạm ứng vốn, UBND tỉnh Phú Thọ quy định cụ thể mức vốn được tạm ứng bằng một tỷ lệ nhất định so với giá trị hợp đồng hoặc bảng số tiền cần thiết để thanh toán theo hợp đồng nhưng mức vốn tạm ứng không được vượt kế hoạch vốn cả năm được bố trí cho gói thầu hoặc
khối lượng hoàn thành và được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ là cơ quan kiểm soát thanh toán toàn bộ các dự án đầu tư XDCB từ ngân sách NN. Trên cơ sở kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện việc kiểm soát tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư cho các hợp đồng khảo sát, thiết kế, lập dự án, thi công xây dựng, giám sát, tư vấn quản lý dự án và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo hợp đồng.
Công tác thanh toán vốn của Kho bạc Nhà nước tỉnh với chủ đầu tư có nhiều cố gắng, tỷ lệ giải ngân vốn bình quân đạt 89,06%. Việc thanh toán dựa trên kế hoạch vốn hàng năm và khối lượng công việc đủ điều kiện thanh toán.
Hàng tháng, Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ đều có báo cáo kết quả giải ngân trong tháng gửi UBND tỉnh thông qua Sở Tài chính để tổng hợp phục vụ công tác điều hành giải ngân. Định kỳ, UBND tỉnh đều tổ chức họp giao ban đánh giá công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư, chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các dự án để phục vụ hoàn chỉnh thủ tục giải ngân vốn đầu tư.
Bảng 4.8. Kết quả thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018
Năm nghiệm thu Giá trị
Giá trị đã thanh toán Còn nợ Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ (%) Năm 2016 515.120 491.424 95,4 23.696 4,6 Năm 2017 752.686 695.482 92,4 57.204 7,6 Năm 2018 856.492 803.389 93,8 53.103 6,2 Tổng 2.124.298 1.990.296 93,7 134.002 6,3
Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ (2018)
Tỷ lệ vốn đã thanh toán cho các công trình XDCB lĩnh vực thủy lợi giai đoạn 2016-2018 là 1.990.296 triệu đồng, đạt 93,7% giá trị nghiệm thu công trình, số còn chưa thanh toán là 134.002 triệu đồng, đạt 6,3%. Điều này cho thấy việc bố trí nguồn vốn của tỉnh Phú Thọ là phù hợp, các công trình khi được triển khai
đã được các đơn vị thi công tập trung thi công theo tiến độ, hồ sơ thanh toán, nghiệm thu khối lượng hoàn thành được lập kịp thời.
Đánh giá về công tác tạm tứng, thanh toán vốn ĐTXDCB từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ, tác giả tiến hành điều tra 50 người thuộc các Cơ quan QLNN (12 người); Chủ đầu tư (16 người); Kho bạc Nhà nước (4 người); Đơn vị thi công (18 người) và thu được kết quả sau:
Bảng 4.9. Đánh giá công tác tạm tứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cho các công trình thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ
Đối tượng đánh giá
Đánh giá (%)
Kịp thời Bình thường Chậm
SL
(người) Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%)
Cơ quan QLNN (n=12) 9 75,0 2 16,7 1 8,3 Chủ đầu tư (n=16) 11 68,8 2 12,5 3 18,8 Đơn vị thi công (n=18) 12 66,7 3 16,7 3 16,7 Đơn vị cấp phát vốn (n=4) 4 100,0 0 0,0 0 0,0 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
Qua khảo sát ta thấy công tác tạm tứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ được đánh giá cao với phần lớn số người được hỏi thuộc các nhóm đối tượng khảo sát đánh giá công tác tạm tứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại tỉnh Phú Thọ diễn ra rất kịp thời (từ 67 - 100%), số ý kiến khác chiếm tỷ lệ thấp.