Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 68 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Vốn đầu tư XDCB cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được huy động từ nhiều nguồn trong đó có ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, vốn ODA, vốn doanh nghiệp, vốn khác. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung vào vốn đầu tư XDCB cho các công trình thủy lợi từ NSNN, tức vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh.

Xét trên góc độ quản lý nhà nước đối với tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi, bao gồm các cơ quan sau:

- UBND tỉnh: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương nói chung trong phạm vi chức năng, quyền hạn, thực hiện trách nhiệm QLNN đối với tất cả các tổ chức và các nhân thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn theo quy định của pháp luật như:

+ Cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn của cấp Ủy liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi tỉnh Phú Thọ từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh nằm trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ. Quyết định kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm, ban hành nghị quyết và giao UBND tỉnh cùng cấp thực hiện, thực hiện chức năng giám sát thực hiện nghị quyết. Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ sau khi được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được công bố rộng rãi để quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh được biết. Các ngành, các cấp có liên quan tăng cường trách nhiệm để phối hợp việc đề xuất, xác định nguồn kinh phí để thực hiện đầu tư phát triển thủy lợi.

+ Phê duyệt dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư về đê điều, thủy lợi nói riêng; Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành; Quyết định phân bổ vốn đầu tư cho các công trình, dự án về đê điều, thủy lợi và các dự án khác.

+ Sử dụng các nguồn vốn ĐTXDCB do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô lãng phí, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội đã dự kiến, với chi phí vốn đầu tư thấp nhất.

+ Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn, phòng chống thiên tai… Ngoài chức năng quản lý nhà nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn được UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư đối với các dự án về thủy lợi và một số lĩnh vực khác mà Sở quản lý. Vì vậy, hàng năm theo dõi, đề xuất danh mục các công trình tu bổ nâng cấp và xây dựng mới trình UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư; đôn đốc theo dõi việc đầu tư xây dựng, cũng như quản lý khai thác bảo vệ các công trình và hệ thống công trình.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Sở Kế hoạch và đầu tư chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quản lý đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, bao gồm cả cấp trung ương và địa phương cho các công trình. Trong lĩnh vực thủy lợi, căn cứ vào kế hoạch thực hiện đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi hàng năm để phân vốn đầu tư xây dựng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn các Sở, ngành, huyện, thị trình tự thủ tục đầu tư XDCB, về quy chế đấu thầu, quy chế quản lý các dự án đầu tư. Theo dõi và nắm chắc tiến độ thực hiện đầu tư XDCB, phát hiện và đề xuất kịp thời các giải pháp để thực hiện vốn đầu tư có hiệu quả tránh thất thoát.

- Sở Tài Nguyên và Môi trường: Quản lý bảo vệ nguồn nước, kiểm tra giám sát việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, di dân tái dịnh cư, cấp giấy phép sử dụng đất để xây dựng công trình.

- Sở Tài chính: Bố trí nguồn vốn theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt để các ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã có kinh phí thực hiện đúng tiến độ.

Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

- UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn mình quản lý theo pháp luật hiện hành; trong quá trình thực hiện cần phối hợp với các ban, ngành trong tỉnh thực hiện; tích cực và chủ động trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án.

- Kho bạc Nhà nước: tham gia vào công tác thẩm định, cấp phát và quản lý tất cả các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước. Hệ thống Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án, công trình; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư (Ban quản lý đầu tư), Sở Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc đảm bảo nguồn vốn và thủ tục thanh toán cho dự án, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các công trình, dự án về đê điều thủy lợi và các dự án khác.

- Ban quản lý đầu tư là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trong lĩnh vực thủy lợi để giúp chủ đầu tư thực hiện dự án; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng; phối hợp với các cơ quan chức năng và nhà thầu thực hiện quản trị dự án và triển khai kế hoạch vốn đầu tư cho công trình.

Ngoài ra, tham gia vào hệ thống quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ còn có: Thanh tra tỉnh, Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra của Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính…), các cơ quan tư pháp, các tổ chức đoàn thể, giám sát của cộng đồng…

Bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB tư NSNN cho các công trình thủy lợi tỉnh Phú Thọ

Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ (2019)

Chỉ đạo

Phản hồi, phối hợp

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 75 đối tượng được điều tra gồm: Cơ quan quản lý nhà nước; Chủ đầu tư; Đơn vị thi công; Kho bạc nhà nước; Đơn vị QLSD các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả khảo sát được thể hiện trên bảng 4.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư UBND tỉnh Phú Thọ HDND tỉnh Phú Thọ Sở Tài chính Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Tài nguyên và môi trường Kho bạc nhà nước UBND các huyện, thị xã Thanh tra tỉnh

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát về sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đối tượng đánh giá

Đánh giá (%)

Phối hợp tốt Bình thường Phối hợp chưa tốt SL

(người) Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%)

Cơ quan QLNN (n=12) 4 33,3 7 58,3 1 8,3 Chủ đầu tư (n=16) 4 25,0 8 50,0 4 25,0 Đơn vị thi công (n=18) 4 22,2 10 55,6 4 22,2 Đơn vị cấp phát vốn (n=4) 1 25,0 3 75,0 0 0,0 Đơn vị QLSD (n=25) 6 24,0 12 48,0 7 28,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Qua kết quả khảo sát cho thấy, bộ máy quản lý quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được đánh giá ở mức bình thường. Số người được hỏi thuộc các nhóm đối tượng điều tra đều đánh giá việc phối hợp các bộ phận của bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ở mức từ 48-75%. Đánh giá phối hợp tốt chiếm tỷ lệ hạn chế từ 22-33%. Số người đánh giá việc phối hợp chưa tốt chiếm tỷ lệ tương đối như nhóm đối tượng đơn vị quản lý sử dụng có tới 28% số người được hỏi cho rằng việc phối hợp giữa các bộ phận chưa tốt.

Điều này cho thấy bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong hoạt động phối hợp quản lý còn tồn tại nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)