Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 91 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

4.1.7. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân

ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi tại tỉnh Phú Thọ

4.1.7.1. Những thành công đạt được trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Phú Thọ

Công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dựa trên bộ khung pháp lý về quản lý đầu tư và XDCB đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện; công tác chỉ đạo điều hành, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được tăng cường; công tác giám sát của công luận và nhân dân đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang phát huy hiệu quả trong việc phát hiện những yếu kém, tiêu cực trong quản lý, góp phần từng bước hạn chế và khắ phục những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này... Về việc thực hiện quy chế đầu tư XDCB, UBND tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tương đối nghiêm túc các khâu của quy trình quản lý đầu tư XDCB, cụ thể như sau:

Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB cho các danh mục dự án, công trình điều hành kế hoạch vốn đầu tư XDCB, UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan đã điều hành sát sao và cụ thể nhằm tháo gỡ nhưng khó khăn cho các dự án, công trình. Kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã bớt dàn trải hơn, chú trọng tập trung cho những công trình trọng điểm...

Công tác khảo sát lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán công trình mặc dù chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhưng nhìn chung các dự án đã bám sát nhiệm vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

ràng theo các hướng dẫn của UBND tỉnh, các phòng ban chức năng đã được quy định rõ về chức năng nhiệm vụ trong quản lý đầu tư XDCB, chủ đầu tư đã tự chủ hơn trong công tác quản lý...

Hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng về cơ bản đã diễn ra công khai và khách quan hơn.

Công tác giám sát công trình và quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được chú trọng hơn. Qua giám sát nhiều sai phạm trong thi công đã được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm đúng thiết kế, định mức tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Công tác tổ chức thi công xây lắp của các công trình đặc biệt là các công trình có quy mô vừa trở lên đều được các tổ chức xây lắp có tư cách pháp nhân, có năng lực và kinh nghiệm đảm nhận. Trình tự xây lắp, quy trình và quy phạm trong thi công được đảm bảo hơn trước, các bước nghiệm thu kỹ thuật, quản lý chất lượng được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Công tác thanh, quyết toán công trình đang từng bước nâng cao. Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ và Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Thọ đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn, thông qua kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã phát hiện, tiến hành giảm trừ thanh toán các khoản chi không đúng quy định. Chất lượng công tác thẩm tra quyết toán đã từng bước được nâng cao. Trong giai đoạn 2016-2018 đã quyết toán tổng số tiền 2.124.298 triệu đồng.

Công tác quản lý của chủ đầu tư các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được quan tâm hơn.

4.1.7.2. Những bất cập trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Phú Thọ

Mặc dù trong những năm gần đây công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB đã có một số tiến bộ và đạt được những thành quả nhất định... Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư XDCB từ vỗn NSNN nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi nói riêng còn nhiều hạn chế. Đi sâu vào từng giai đoạn, từng khâu, từng chủ thể của đầu tư XDCB có thể thấy được còn rất nhiều bất cập, tồn tại cần giải quyết. Cụ thể như sau:

Một là, công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phân bổ vốn ĐTXDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi

- Thực hiện phân cấp quản lý vốn đầu tư tại các chương trình, dự án cụ thể trong lĩnh vực thủy lợi có sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn có phần hạn chế, bất cập.

- Chất lượng của hoạt động lập kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Phú Thọ chưa thật sự hiệu quả.

Công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, nhiều dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật đã phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

Hai là, công tác thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn nhiều sai phạm, gây thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước.

- Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình còn yếu: việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán hiện nay đều do chủ đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, đa số các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hầu như không thể tự thực hiện công việc này. Do đó công việc này được các chủ đầu tư thuê các tổ chức, công ty tư vấn thiết kế thực hiện. Phí thiết kế dự toán được trích theo tỷ lệ phần trăm của giá trị xây lắp. Vì thế nhiều tư vấn thiết kế dự toán muốn có quy mô dự án lớn để nhận thiết kế phí nhiều hơn, dẫn tới thiết kế quá mức an toàn, sử dụng vật liệu, vật tư quá đắt so với yêu cầu gây lãng phí ngân sách nhà nước, một số công trình thiết kế kiến trúc chưa đẹp, chỗ thừa, chỗ thiếu phải sửa chữa nhiều lần, không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho công tác lập dự toán và thi công công trình. Do vậy khi thi công các công trình, hạng mục công trình phải điều chỉnh làm cho thời gian thi công luôn phải kéo dài chờ đợi các thủ tục để điều chỉnh thiết kế và dự toán.

- Về công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Công tác đấu thầu, chỉ định thầu còn nhiều bất cập: Hiện nay, công tác đấu thầu và chỉ định thầu được thực hiện theo các quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 cùng một số văn bản quy phạm pháp luật khác... Tuy nhiên, công tác đấu thầu, chỉ định thầu của các dự án trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều bất cập. Đấu thầu chưa thực sự công khai, công

bằng, thông tin về đấu thầu còn hạn chế... thậm chí một số gói thầu chưa đấu thầu đã biết đơn vị trúng thầu. Việc lựa chọn nhà thầu chủ yếu dựa trên tiêu chí giá dự thầu, giá thấp thì trúng thầu chứ chưa thực sự chú ý đến các tiêu chí kỹ thuật, năng lực nhà thầu... Ngoài ra bản thân các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thực sự thuyết phục, như trong quy định về chỉ định thầu quá phức tạp, độ phức tạp về hồ sơ chỉ định thầu không hề thua kém đấu thầu, gây ra nhiều khó khăn phiền hà không cần thiết.

- Về trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư.

Nhìn chung trình độ và phẩm chất một số cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư còn hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện kỷ cương phép nước, công tác kiểm tra, thanh tra còn buông lỏng, nhiều người có trọng trách trong quản lý dự án đầu tư nhưng không có bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực mình đảm nhận.

Năng lực của các tổ chức tư vấn lập dự án và thiết kế kỹ thuật thấp dẫn đến chất lượng hồ sơ dự án thấp, năng lực quản lý của các chủ đầu tư còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, tổ chức thẩm định mang tính hình thức hành chính chưa thực chất, chưa huy động được lực lượng khoa học tham gia nên chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao, quyết định đầu tư chưa có đầy đủ căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu quả đầu tư của dự án.

- Về công tác quản lý của chủ đầu tư.

Vấn đề này còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. Các chủ đầu tư chưa nghiên cứu tìm hiểu kỹ chế độ, chính sách pháp luật và các văn bản có liên quan đến đầu tư xây dựng công trình nên chưa làm tròn trách nhiệm của mình đặc biệt là các Ban quản lý kiêm nhiệm và các chủ đầu tư cấp xã. Một số chủ đầu tư không có chuyên môn và kiến thức xây dựng cơ bản, lại không thuê tư vấn nhất là tư vấn giám sát nên không đủ trình độ nghiệm thu sản phẩm thiết kế do tổ chức tư vấn thiết kế bàn giao, không phát hiện được sai sót trong thiết kế, kiến trúc và kết cấu công trình. Chưa thực hiện tốt chức năng giám sát hiện trường, nhiều sai sót trong thi công không được phát hiện và xử lý kịp thời, còn ỷ lại cho tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát.

Ba là, công tác thanh, quyết toán.

cho các công trình thủy lợi: Công tác này được thực hiện theo các quy định của Thông tư số 09/2016/TT-BTC Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Hiện nay việc thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính. Tuy nhiên hiện nay cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm trong khi đó số lượng quyết toán cần thẩm tra phê duyệt rất nhiều, dẫn tới tình trạng tiến độ và chất lượng thẩm tra chưa thực sự đảm bảo.

Việc thanh toán được tiến hành dựa trên kế hoạch vốn hàng năm và khối lượng công việc có đủ điều kiện thanh toán. Tuy nhiên, ở tỉnh Phú Thọ hiện vẫn còn tình trạng thanh toán ngược quy trình, Kho bạc Nhà nước chỉ thanh toán một phần vốn tạm ứng, rồi sau đó mới thanh toán tiếp khi có quyết toán phê duyệt. Như vậy, Kho bạc Nhà nước đã không thực hiện đúng chức năng, chưa đảm bảo thanh toán đúng thời gian quy định, gây nhiều khó khăn cho nhà thầu về vấn đề vốn trong quá trình thi công, xây dựng công trình do không được thanh toán kịp thời, gây chậm trễ trong công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB. Tình trạng nợ thanh toán vốn đầu tư XDCB vẫn tồn tại. Điển hình một số công trình bị giải ngân chậm như Dự án sửa chữa hồ đập WB8, Dự án hồ Ngòi Giành,...

Bốn là, công tác thanh tra, giám sát.

Về công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã có nhiều cố gắng song chưa thường xuyên, qua thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện được nhiều sai phạm để uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, góp phần đưa công tác quản lý tài đầu tư XDCB vào nề nếp.

Đầu tư XDCB là một lĩnh vực liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức. Sự sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thường xảy ra theo dây chuyền. Do vậy việc xử lý vi phạm trong thanh tra, kiểm tra vấn đề quản lý đầu tư XDCB là rất khó khăn. Có một thực tế là các kết luận thanh tra, kiểm tra chưa chỉ rõ sai phạm và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chưa xử lý nghiêm các sai phạm do quản lý nhà nước về đầu tư XDCB gây ra, các kết luận thanh tra, kiểm tra mới chỉ chú trọng vào các nhà thầu. Do đó việc xử lý triệt để các vấn đề tồn tại là rất khó thực hiện. Đầu tư xây dựng cơ bản vẫn là một vấn đề mà khi kiểm tra bất kỳ đâu cũng phát hiện sai phạm, vẫn gây thất thoát lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)