Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 46 - 48)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân

ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi

2.1.5.1. Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Cơ chế và chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tác động trực tiếp đến hiệu quả của vốn đầu tư XDCB. Các thể chế, chính sách này được bao hàm trong các

văn bản pháp luật như: như Luật NSNN, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, các Luật Thuế v.v.. Ngoài ra, cơ chế, chính sách còn được thể hiện trong các văn bản dưới luật về quản lý vốn XDCB, các chính sách đầu tư và các quy chế, quy trình, thông tư về quản lý đầu tư và quản lý vốn đầu tư (Đào Văn Đạo, 2017).

2.1.5.2. Năng lực và trình độ quản lý của cán bộ các cấp

Trình độ quản lý chi phối đến việc quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đặc biệt là cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nếu trình độ quản lý đồng đều, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ xác lập được cơ chế quản lý tốt, có khả năng tăng cường phân cấp sâu rộng trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trình độ quản lý cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật của thị trường, khả năng triển khai các nguyên tắc, phương pháp quản lý, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào quản lý cũng như khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (Bùi Mạnh Tuyên, 2015).

2.1.5.3. Sự chấp hành của các bên liên quan

Trong quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB từ NSNN cần xác định rõ trách nhiệm của “chủ đầu tư” và “người có thẩm quyền quyết định đầu tư”, sự thành công hay thất bại của một dự án nhà nước là thành tích và trách nhiệm của hai cơ quan này. Trong việc phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư người ta thường đi theo hướng: những quyết định quan trọng thuộc về người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư. Theo hướng này việc phân cấp các dự án đầu tư cũng căn cứ vào đặc điểm, tính chất, quy mô của từng dự án để phân cấp quyết định đầu tư cho hệ thống các ngành các cấp bảo đảm nguyên tắc chủ động, sáng tạo cho cơ sở, bảo đảm cho hệ thống bộ máy hoạt động đồng đều, đúng chức năng và mang lại hiệu quả cao.

Ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, chất lượng công trình phụ thuộc phần lớn vào nhà thầu thi công, vì vậy nhà thầu thi công phải thực hiện theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng. Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình

2.1.5.4. Điều kiện môi trường thi công

Quá trình thi công xây dựng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố tự nhiên: Nắng, mưa, bão, gió... Vì vậy điều kiện sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, luôn luôn biến động và thường bị gián đoạn. Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình tổ chức thi công xây dựng phải có kế hoạch tổ chức, phân công hợp lý nhằm tận dụng triệt để máy móc thiết bị, vật tư lao động... hạn chế tối đa những thay đổi không hợp lý, có biện pháp tổ chức lao động một cách khoa học. (Bùi Mạnh Tuyên, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)